A. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
- GD HS vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: các loại nhiệt kế, phích nước sôi, ít nước đá
- Học sinh: SGK
2 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 51: Nóng lạnh và nhiệt độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 25
Ngày soạn: 02– 02 – 2010
Ngày dạy: 03 – 03 – 2010
Tên bài dạy: Nóng lạnh và nhiệt độ tiết 50
A. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
- GD HS vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: các loại nhiệt kế, phích nước sôi, ít nước đá
- Học sinh: SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động
+ Ổn định
- Hát
+ Kiểm tra kiến thức cũ: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
- Ánh sáng không thích hợp chiếu vào mắt thì thế nào?
- Ánh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt. Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt.
- Đọc và đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu thì thế nào?
- Học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều có hại cho mắt. Nhìn quá lâu vào màn hình vi tính cũng có hại cho mắt.
Nhận xét
- Bài mới: Nóng lạnh và nhiệt độ
Hoạt động 2:
- Hình thức: cá nhân, nhóm
1/ Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
+ Thảo luận: 6 nhóm
Yêu cầu: Có 3 cốc nước a) cốc nước nguội,b) cốc nước nóng, c) cốc nước có nước đá, cốc nào nóng hơn và cốc nào lạnh hơn?
- NT nhận việc
- HS thảo luận
- Sinh hoạt lớp:
- Qua quan sát thí nghiệm cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào?
- cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b, vì cốc a là cốc nước nguội, cốc b là cốc nước nóng, cốc c là cốc nước đá.
- Kể tên vật có nhiệt độ nóng?
- nước đun sôi, bóng đèn, nồi đang nấu ăn, hơi nước nền xi măng khi trời nóng.
- Kể tên một số vật có nhiệt độ thấp?
- vật lạnh: nước đá, khe tủ lạnh, đồ trong tủ lạnh.
- Vật nóng có nhiệt độ như thế nào so với vật lạnh?
- Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh.
- Trong hình 1 cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất?
- cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất, cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá.
2/ Thực hành sử dụng nhiệt kế:
Để đo nhiệt độ của vật ta sử dụng nhiệt kế.
- Có mấy loại nhiệt kế?
- Có hai loại nhei65t kế: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ do nhiệt kế không khí
- Cho học sinh quan sát thí nghiệm và thực hành đo
- Có 4 chậu nước ban đầu như nhau. Sau đó đổ thêm ít nước sôi vào chậu A và cho đá vào chậu D. NHúng hai tay vào chậu A,D sau đó chuyển nhanh chậu B, C. Hai chậu A, B nóng lạnh như nhau. Tuy vậy, lúc nào tay ta cảm thấy đúng như vậy hay không?
- Cảm giác nước chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm giác lạnh còn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ cảm giác nóng hơn.
- Cho HS đọc nhiệt độ ở nhiệt kế hình 3 SGK
- nhiệt độ 30 C
- Nhiệt độ hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ?
- nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 C.
- Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiệu độ?
- nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 C
- Cho HS thực hành đo nhiệt độ cơ thể
- HS thực hiện đo
- Nhiệt độ của cơ thể người khỏe mạnh là bao nhiêu?
- Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh là 37 C
- Khi nhiệt độ lên cao hơn hoặc thấp hơn ta phải làm gì?
- Khi nhiệt độ cơ thể lên cao hơn hoặc thấp hơn nước . Đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bệnh.
- Cho HS đọc bài
- 2 hs đọc bài
Hoạt động 3:
+ Trò chơi câu cá:
- Vật nóng có nhiệt độ như thế nào so với vật lạnh?
- Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh là bao nhiêu?
- Khi nhiệt độ lên cao quá hoặc thấp quá hơn bình thường ta phải làm gì?
Tổng kết- Đánh giá:
- Nhân xét – Tuyên dương.
- Về nhà : Xem lại bài.
- Chuẩn bị: Nóng lạnh và nhiệt độ (tt).
File đính kèm:
- Tiet 51.doc