Giáo án Khoa học 4 tiết 46: Ánh sáng

A. Mục tiêu:

 - Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được phát sáng.

 - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua

 - Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

 - GD HS yêu khoa học.

B. Chuẩn bị:

-Giáo viên: hộp kín, tấm kính, nhựa trong

- Học sinh: SGK

 

doc3 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 46: Ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 23 Ngày soạn: 31– 01 – 2010 Ngày dạy: 01 – 02 – 2010 Tên bài dạy: Ánh sáng tiết 45 A. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được phát sáng. - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua - Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. - GD HS yêu khoa học. B. Chuẩn bị: -Giáo viên: hộp kín, tấm kính, nhựa trong - Học sinh: SGK C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động + Ổn định - Hát + Kiểm tra kiến thức cũ: Âm thanh trong cuộc sống (tt) - Tiếng ồn có những tác hại gì? - gây chói tay, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tay. - Cần có những biện pháp nào phòng chống tiếng ồn? - Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh. - Những việc nào nên làm để phìng chống tiếng ồn? - Trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm tiếng ồn công trường xây dựng, khu công nghiệp. Nhận xét - Bài mới: Ánh sáng Hoạt động 2: - Hình thức: cá nhân, nhóm 1/ Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng: + Thảo luận: nhóm đôi Quan sát hình minh họa 1,2 trang 90 viết tên những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng? - Hình 1: Ban ngày - Vật tự phát sáng: mặt trời - Vật được chiếu sáng: bàn ghế giường, quần áo, sách vở, đồ dùng. - Hình 2: Ban đêm - Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện, con đom đóm. - Vật được chiếu sáng: mặt trăng, giường, bàn ghế. - Chốt ý: Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là mặt trời. Ban đêm vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi dùng điện chạy qua. Mặt trăng là vật được chiếu sáng do được mặt trời chiếu sáng. 2/ Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật + Thảo luận; 6 nhóm - NT nhận việc - Nhóm 1,2: Làm thí nghiệm: đứng ở giữa lớp và chiếu đèn pin theo em ánh sáng của đèn pin sẽ đi đến những đâu? - HS thảo luận - Nhóm 3,4: Đọc thí nghiệm 3 trang 90 Hãy dự đoán xem ánh sáng qua khe có hình gì? - Nhóm 5,6: Quan sát và thực hiện thí nghiệm SGK/91 lần lượt đặt ở khoảng giũa đèn và mắt một tấm kính thủy tinh, một quyển vở, 1 thước mêkan chiếc hộp sắt, sau đó bật đèn pin. Hãy cho biết những đồ vật nào ta thấy áh sáng của đèn. - Sinh hoạt lớp: - Qua thí nghiệm khi chiếu đèn pin thì ánh sáng của đèn đi được đến đâu? - Ánh sáng đến được điểm dọi đèn vào. - Như vậy ánh sáng đi theo đường thẳng hay đường cong. - Ánh sáng đi theo đường thẳng. - Qua thí nghiệm 2 Hãy dự đoán xem ánh sáng qua khe có hình gì? - Ánh sáng truyền qua đường thẳng. - Khi lần lượt đặt ở khoảng giữa đèn và mắt một tấm bìa một tấm thủy tinh , một quyển vở, một thước mika, chiếc hộp. Sau đó bật đèn pin. Em cho biết với những đồ vật nào ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn? - Vật cho ánh sáng truyền qua thước kẻ bằng nhựa trong, tấm kính thủy tinh. - Vật không có ánh sáng truyền qua: tấm bìa, hộp sắt, quyển vở. - Ánh sáng truyền qua đường nào và có thể truyền qua đâu? - Ánh sáng truyền qua đường thẳng và có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thủy tinh, nhựa trong. - Ánh áng không thể truyền qua các vật nào? - Không truyền qua các vật cản sáng như: tấm bìa, gỗ, quyển sách, hòn gạch. 3/ Mắt nhìn thấy vật khi nào? - Mắt ta nhìn thấy vật khi nào? - Vật đó tự phát sáng. - Có ánh sáng chiếu vào vật - Không có vật gì che mắt ta. - Vật đó ở gần mắt. - Khi đèn trong hộp chưa sáng, bạn có thể nhìn thấy vật không? - Khi đèn trong hộp chưa sáng, ta không nhìn thấy vật. - Khi đèn sáng ta nhìn thấy vật không? - Khi đèn sáng ta nhìn thấy vật. - Chắn mắt bằng một cuốn sách, bạn có nhìn thấy vật nữa không? - Chắn mắt bằng một cuốn sách ta không nhìn thấy vật nữa. - Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào? - Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. - Cho HS đọc lại bài - HS đọc Hoạt động 4: + Hái hoa: - Ánh sáng truyền theo đường nào và có thể truyền qua đâu? 3 HS - Ánh sáng không truyền qua vật nào? - Mắt ta nhìn thấy vật khi nào? Tổng kết- Đánh giá: - Nhân xét – Tuyên dương. - Về nhà : Xem lại bài. - Chuẩn bị: Ánh sáng.

File đính kèm:

  • docTiet 46.doc
Giáo án liên quan