Giáo án Khoa học 4 tiết 43: Âm thanh

A. Mục tiêu:

 - Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.

- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.

- GD HS sử dụng thiết bị âm thanh vừa đủ nghe.

B. Chuẩn bị:

-Giáo viên: 2 ống bơ, sỏi, thước kẻ , trống.

- Học sinh: SGK

 

doc2 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 43: Âm thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 21 Ngày soạn: 17 – 01 – 2010 Ngày dạy: 18 – 01 – 2010 Tên bài dạy: Âm thanh tiết 41 A. Mục tiêu: - Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra. - Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh. - GD HS sử dụng thiết bị âm thanh vừa đủ nghe. B. Chuẩn bị: -Giáo viên: 2 ống bơ, sỏi, thước kẻ , trống. - Học sinh: SGK C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động + Ổn định - Hát + Kiểm tra kiến thức cũ: Bảo vệ bầu không khí trong sạch Nêu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch? - Thu gom và xử lí phân rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiếu cây xanh - Nêu những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch? - trồng nhiều cây xanh quanh nhà, khu vui chơi. Bỏ rác đúng quy định Nhận xét - Bài mới: Âm thanh Hoạt động 2: - Hình thức: cá nhân, nhóm 1/ Tìm hiểu các âm thanh xung quanh - Âm thanh nào do con người gây ra? - như tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc của trẻ em, tiếng cười, tiếng động cơ, tiếng đánh trống, tiếng đàn tiếng mở sách. - Âm thanh không phải do con người gây ra? - Tiếng động cơ xe, tiếng đàn, tiếng lắc ống bơ. - Âm thanh nào thường được nghe vào buổi sáng? - tiếng gà gáy, tiếng loa phát thanh, tiếng kẻng, tiếng chim hót tiếng còi xe cộ. - Âm thanh nào thường nghe vào ban ngày? - tiếng nói, tiếng cười, tiếngloa đài, tiếng chim hót, tiếng xe cộ. - Âm thanh nào thường nghe vào ban đêm? - Tiếng dế kêu, tiếng côn trùng kêu - Chốt ý: Có nhiều âm thanh xung quanh ta. Hằng ngày tai ta nghe nhiều âm thanh. 2/ Các cách phát ra âm thanh: + Thảo luận: Nhóm đôi Hãy tìm cách để các vật dụng mà các em chuẩn bịnhu7 ống bơ, thước kẻ, sỏi,kéo phát ra âm thanh. - Cho hòn sỏi vào ống bơ rồi dùng tay lắc mạnh. - Dùng thước gõ vào thành ống bơ. - Dùng hai hòn sỏi cọ vào nhau. - Dùng kéo cắt một mẫu giấy - Dùng lược chảy tóc. Dùng bút để mạnh lên bàn. - Chó bút vào dùng hộp lắc mạnh - Theo em tại sao vật phát ra âm thanh? - Vật có thể phát ra âm thanh khi con người tác động vào chúng. - Vật có thể phát ra âm thanh khi chúng có sự va chạm vào nhau. 3/ Khi nào vật phát ra am thanh: - Cho HS đọc phần thực hành 1 SGK/ 83 - Khi rắc gạo lên mặt trống mà không rõ thì mặt trống như thế nào? - Khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ thì mặt rống các hạt gạo không chuyển động - Khi rắc gạo và gõ lên mặt trống. Mặt trống có rung động không? Các hạt gạo chuyển động như thế nào? - Khi rắc gạo lên mặt trống và gõ lên mặt trống, ta thấy mặt trống rung lên, các hạt chuyển động nảy lên và xuống vị trí khác và trống kêu. - Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động như thế nào? - Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động mạnh hơn và trống kêu to hơn. - Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì có hiện tượng gì? - Khi đặt tay lên mặ trống đang rung thì mặt trống không rung và trống không kêu nữa. - Khi nói em có cảm giác gì? - Khi nói, em thấy dây thanh quản ở cổ rung lên. - Khi phát r âm thanh thì mặt trồng và thanh quản có điểm gì chung? - Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, thanh quản đều rung động. - Cho HS đọc lại bài - HS đọc Hoạt động 4: + Hái hoa: - Tại sao vật lại có thể phát ra âm thanh? 2 HS - Âm thanh do các vật nào phát ra? Tổng kết- Đánh giá: - Nhân xét – Tuyên dương. - Về nhà : Xem lại bài. - Chuẩn bị: Âm thanh trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docTiet 43.doc
Giáo án liên quan