Giáo án Khoa học 4 tiết 41: Bảo vệ bầu không khí trong sạch

A. Mục tiêu:

 - Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trogn sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí, giảm khí thải , bảo vệ rừng và trông cây.

- HS biết làm nhữngviệc để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- GD MT: GD HS ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành.

B. Chuẩn bị:

-Giáo viên: Hình trang 80,81, hình ảnh các hoat động bảo vệ bầu không khi trong lành.

- Học sinh: SGK

 

doc2 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 41: Bảo vệ bầu không khí trong sạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 20 Ngày soạn: 12 – 01 – 2010 Ngày dạy: 13 – 01 – 2010 Tên bài dạy: Bảo vệ bầu không khí trong sạch tiết 40 A. Mục tiêu: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trogn sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí, giảm khí thải , bảo vệ rừng và trông cây. - HS biết làm nhữngviệc để bảo vệ bầu không khí trong sạch. - GD MT: GD HS ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành. B. Chuẩn bị: -Giáo viên: Hình trang 80,81, hình ảnh các hoat động bảo vệ bầu không khi trong lành. - Học sinh: SGK C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động + Ổn định - Hát + Kiểm tra kiến thức cũ:Không khí bị ô nhiễm - Thế nào là không khí trong sạch? - Trong suốt, không màu không vị, chỉ chứa khói bụi khí độc vi khuẩn với một tỉ lệ thấp không làm hại đén sức khỏe con người. - Thế nào là không khí bẩn? - Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép có hại cho sức khỏe con người và các sinh vật khác. Nhận xét - Bài mới: Bảo vệ bầu không khí trong sạch Hoạt động 2: - Hình thức: cá nhân, nhóm 1/ Bảo vệ bầu không khí trong lành + Thảo luận: 7 nhóm - NT nhận việc - Nhóm1: Bức tranh 1 vẽ gì? Đó là nên làm hay không nên để bảo vệ bầu không khí trong lành? - HS thảo luận - Nhóm 2: Bức tranh 2 vẽ gì? Đó là việc nên làm hay khôgn nên làm? - Nhóm 3: Nêu nội dung tranh 3. Đó là việc nên làm hay không nên làm? - Nhóm 4: Quan sát tranh 4 cho biết việc đó nên lam hay không nên làm? - Nhóm 5: Bức tranh 5 vẽ gì? Đó là việc nên làm hay không nên làm? - Nhóm 6: Nêu nội dung bức tranh 6? - NHóm 7: Bức tranh 7 vẽ cảnh gì? - Sinh hoạt lớp: - Bức tranh 1 vẽ gì? Việc đó nên làm hay không nên làm? - Các bạn học sinh đang làm vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn. Đó là việc nên làm. - Nêu nội dung của hình 2? - Các bạn đang vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh rác thối rửa bốc ra mùi hôi thối và khí độc.Đó là việc nên làm. - Bức tranh 3 vẽ cảnh gì?Đó là việc nên làm hay không nên làm? - nấu ăn bằng bếp cải tiến, tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp và những người xung quanh hít phải. - Nêu nội dung bức tranh 4?Đó là việc nên làm hay khôgn nên làm? - Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiêu khói và khí độc hại làm cho mọi người sống xung quanh hít phải. Đ1o là việc không nên làm. - Bức tranh 4 thể hiện bầu không khí như thế nào? - bầu không khí bị ô nhiễm. - Bức tranh 5 vẽ gì? Việc đó nên làm hay không nên làm? - Nhà vệ sinh có trường học hợp quy cách, giúp học sinh dễ tiểu tiện đúng nơi quy định. Đó là việc nên làm. - Nêu nội dung bức tranh 6? - Cô vệ sinh công nhân đang thu gom rác trên đường,làm cho đường phố sạch đẹp,không có cát bụi rác tránh bị ô nhiễm môi trường. Việc đó nên làm. - Bức tranh 7 vẽ cảnh gì? - Cánh rừng xanh tốt,trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch. - Biện pháp nào bảo vệ bầu không khí trong sạch? - Thu gom và xử lí phân rác hợp lí. - Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng dầu và của nhà máy giảm khí đun bếp. - Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành. - Cho HS đọc ghi nhớ - HS đọc Hoạt động3: - Cho học sinh vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch theo nhóm. - HS thực hiện - GV theo dõi giúp đỡ em yếu Hoạt động 4: - Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành? Tổng kết- Đánh giá: - Nhân xét – Tuyên dương. - Về nhà : Xem lại bài. - Chuẩn bị: Âm thanh.

File đính kèm:

  • docTiet 41.doc
Giáo án liên quan