A. Mục tiêu:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạnh nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,
- Giáo dục HS yêu khoa học.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: hình trang 64,65 SGK. Bong bóng, bơm tiêm.
- Học sinh: SGK, VBT
3 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 31: Không khí có những tính chất gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 16
Ngày soạn: 29 – 11 – 2009
Ngày dạy: 30 – 11 – 2009
Tên bài dạy: Không khí có những tính chất gì? tiết 31
A. Mục tiêu:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạnh nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,
- Giáo dục HS yêu khoa học.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: hình trang 64,65 SGK. Bong bóng, bơm tiêm.
- Học sinh: SGK, VBT
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động
+ Ổn định
- Hát
+ Kiểm tra kiến thức cũ: Làm thế nào để biết có không khí?
- Không khí có ở đâu?
- Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Thế nào là khí quyển?
- Nhận xét
- Lớp không khí bao quanh Trái đất gọi là khí quyển.
- Bài mới: Không khí có những tính chất gì?
Hoạt động 2:
1) Phát hiện mùi vị của không khí:
- GV cho HS quan sát cái cốc rỗng và hỏi: Trong cốc có chứa gì?
- Trong cốc có chứa không khí.
- Em có nhìn thấy không khí trong cốc không? Tại sao?
- Mắt ta không nhìn thấy không khí, vì không khí trong suốt, không màu.
- Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nến, em nhận thấy không khí có mùi gì?
- GV xịt nước hoa vào một góc phòng và hỏi: Em ngửi thấy mùi gì?
- Em ngửi thấy mùi thơm.
- Đó có phải là mùi của không khí không?
- Đó không phải là mùi của không khí mà là mùi của nước hoa có trong không khí.
- Khi ta ngửi thấy mùi thơm hay mùi khó chịu; đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất có trong không khí.
- Vậy không khí có những tính chất gì?
- Không khí trong suốt, không mùi, không màu, không vị.
2) Phát hiện hình dạng của không khí:
+ Trò chơi: Thổi bong bóng
- Chia 4 nhóm
- GV phổ biến luật chơi
- HS lắng nghe
* Các nhóm có số bóng như nhau, cùng bắt đầu thổi bong bóng trong 3 phút. Nhóm nào thổi bong bóng xong trước, bóng đủ căng, không bị vở là thắng cuộc.
- HS thực hiện
+ Thảo luận: 4 nhóm
- N 1+2: Cái gì làm cho quả bóng căng phòng lên?
- Nhóm trưởng nhận việc – HS thực hiện.
- N 3+4: Các quả bóng này có hìng dạng như thế nào?
- N 5+6: Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không? Vì sao?
- HS trình bày
+ Sinh hoạt lớp:
- Cái gì làm cho những quả bóng căng phòng lên?
- Không khí được thổi vào quả bóng và bị buộc lại, trong đó khiến cho quả bóng căng phòng lên.
- Các quả bóng này có hình dạng như thế nào?
- Các quả bóng này đều có hình dạng khác nhau: to, nhỏ, hình các con thú, con vật khác nhau.
- Điều đó chứng tỏ không khí có hình dáng nhất định không?
- Không có hình dáng nhất định, mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó.
- Chốt ý.
3) Tính chất bị nén và giãn nở của không khí:
- Cho HS quan sát thí nghiệm 2 SGK/ trang 65.
- GV dùng tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm: Trong chiếc bơm tiêm này có chứa gì?
- Trong chiếc bơm tiêm này có chứa đầy không khí.
- Dùng ngón tay ấn thân bơm sâu vào bên trong, ta thấy vỏ thân bơm còn chứa không khí không?
- Trong võ thân bơm vẫn còn chứa không khí. Nhưng không khí lúc đó bị nén lại.
- Khi ta buông ngón tay ra, không ấn thân bơm nữa; ta thấy xãy ra hiện tượng gì?
- Thân bơm sẽ trở về vị trí ban đầu. Ta nói không khí lúc đó bị giãn nở ra.
- Qua thí nghiệm này, em thấy không khí có tính chất gì?
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- HS thực hành bơm xe đạp.
- Tác động lên chiếc bơm xe đạp như thế nào để biết không khí bị nén lại hoặc giãn nở ra?
- Nhấc thân bơm xe đạp để không khí tràn vào, rồi ấn thân bơm xuống để không khí nén lại và dồn vào ống dẫn; từ ống dẫn không khí sẽ tràn vào quả bóng, không khí sẽ giãn nở ra làm quả bóng căng phòng lên.
- Chốt ý
- 2 HS đọc bài trong SGK.
Hoạt động 3:
+ Thi đua:
- Đánh dấu x vào ¨ trước câu trả lời đúng nhất:
- 2 HS thực hiện
Không khí có những tính chất gì?
¨ Không màu, không mùi, không vị.
¨ Không khí có hình dạnh nhất định
¨ Có thể bị nén lại và có thể bị giãn ra.
¨ Tất cả những ý trên.
Tổng kết- Đánh giá:
- Nhận xét – Tuyên dương.
- Về nhà : Xem lại bài.
- Chuẩn bị: Không khí gồm những thành phần nào?
File đính kèm:
- Tiet 31.doc