Giáo án Khoa học 4 tiết 29: Tiết kiệm nước

A. Mục tiêu:

 - Thực hiện tiết kiệm nước.

- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.

- GD MT: GD HS ý thức sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: hình trang 60,61 SGK, giấy A0 cho các nhóm

- Học sinh: SGK, VBT

 

doc3 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 29: Tiết kiệm nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 15 Ngày soạn: 22– 11 – 2009 Ngày dạy:23 – 11 – 2009 Tên bài dạy: Tiết kiệm nước tiết 29 A. Mục tiêu: - Thực hiện tiết kiệm nước. - Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. - GD MT: GD HS ý thức sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: hình trang 60,61 SGK, giấy A0 cho các nhóm - Học sinh: SGK, VBT C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động + Ổn định - Hát + Kiểm tra kiến thức cũ: Bảo vệ nguồn nước - Để bảo vệ nguồn nước chúng ta cần phải làm gì? - Cần giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước, giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước. Không đục phá ống nước làm cho nước bẩn, xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn để phân không thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước. - Cải tạo hệ thống thoát nước thải sinh hoạt nước chung - Các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước? - Em thường xuyên quét dọn sân giếng. Nếu đi đường thấy vỏ chai thuốc trừ sâu em nhặt gọn, không vứt rác xuống sông. Không đục phá làm hư đường ống nước. - Bài mới: Tiết kiệm nước Hoạt động 2: Hình thức: nhóm , cá nhân 1/ Tại sao phải tiết kiệm nước và làm gì để tiết kiệm nước? + Thảo luận: 6 nhóm - NT nhận việc - N 1, 2, 3: Quan sát các hình 1,2,3 những việc nào nên làm và không nên làm để tiết kiệm nguồn nước? - HS thảo luận - N 4, 5, 6: Quan sát các hình 4,5,6 nêu những việc nào nên làm và những việc nào không nên làm để tiết kiệm nguồn nước? - Sinh hoạt lớp - HS trình bày - Hình 1 vẽ gì? Việc đó nên làm hay không nên làm? - Một người khóa van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. - Việc đó nên làm vì như vậy sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài lãng phí nước. - Hình 2 vẽ gì? Việc đó nên làm hay không nên làm? - Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu - Việc đó không nên làm gây lãng phí nước. - Quan sát hình 3 cho biết một bạn đang làm gì? - Vẽ một em bé đang mời chú công nhân đến sửa khi ống nước bị hỏng, nước bị rò rỉ. - Quan sát hình 4 và 5 cho biết các bạn trong tranh đang làm gì? - Bé đang đánh răng và để nước đang chảy tràn không - Việc làm đó nên làm hay không nên làm? - Việc đó không nên làm. Khóa máy - Hình 5 bé đang đánh răng, lấy nước vào cốc xong, khóa máy ngay. - Việc làm đó nên làm hay không nên làm? - Việc làm đó nên làm vì tiết kiệm nguồn nước - Bức tranh này bạn trai đang làm gì? - Đang tới cây để nước chảy tràn lan. + Cả lớp: - Em có nhận xét gì về hình vẽ b? - Bạn trai ngồi đợi mà không có nước và bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. - Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải. - Bạn Nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao? - Bạn Nam phải tiết kiệm nước vì tiết kiệm nước để người khác có nước dùng, tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của. - Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? - Tiết kiệm nước là để cho nước đủ dùng cho nhiều người. - Chốt ý Hoạt động 3: - Yêu cầu: Đóng vai vận động tuyên truyền mọi người tiết kiệm nước + Chia lớp làm 6 nhóm - Nhóm trưởng điều khiển và phân công từng thành viên làm việc - Mỗi nhóm phân công các bạn đóng vai cổ động tuyên truyền mọi người, gia đình tiết kiệm nước. - Đánh giá nhận xét. - HS trình bày Hoạt động 4: + Thi đua: - Đánh dấu X vào ¨ trước câu trả lời đúng nhất: - 2hs thực hiện Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? ¨ Nguồn nước không phải vô tận ¨ Phải tốn tiền, nhiều công sức mới sản xuất ra được nước sạch ¨ Tiết kiệm nước là một cách bảo vệ môi trường ¨ Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để cho nhiều người khác được dùng nước sạch. ¨ Tất cả những lí do trên. Tổng kết- Đánh giá: - Nhân xét – Tuyên dương. - Về nhà : Xem lại bài. - Chuẩn bị: Làm thế nào để biết có không khí?

File đính kèm:

  • docTiet 29.doc