A. Mục tiêu:
Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống.
- GD MT : GD HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh để giữ sạch nguồn nước.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: phiếu bài tập,
- Học sinh: SGK
2 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 20: Nước có những tính chất gì ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 10
Ngày soạn: 20 – 10 – 2009
Ngày dạy:21 – 10 – 2009
Tên bài dạy: Nước có những tính chất gì ? tiết 20
A. Mục tiêu:
Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống.
- GD MT : GD HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh để giữ sạch nguồn nước.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: phiếu bài tập,
- Học sinh: SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động
+ Ổn định
- Hát
+ Kiểm tra kiến thức cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- tập, dụng cụ
+Bài mới: Nước có những tính chất gì?
Hoạt động 2:
- Hình thức: , nhóm,cá nhân, cả lớp
1/ Màu mùi vị của nước
- Quan sát 2 cốc thủy tinh: 1 cốc đựng nước lọc và 1 cốc đựng sữa.
- Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa
- HS trả lời
- Làm thế nào để biết điều đó?
- Cốc đựng nước thì trong suốt thấy rõ cái thìa, còn cốc đựng sữa màu tắng đục nên không nhìn thấy rõ thìa trong cốc.
- Khi nến từng cốc em thấy thế nào?
- Cốc nước không có vị cón cốc sữa có vị ngọt.
- Ngửi lần lượt từng cốc ta thấy thế nào?
- Cốc nước không có mùi, cốc sữa có mùi của sữa.
- Em có nhận xét gì về màu mùi vị của cốc nước?
- Nước không có màu, không có mùi không có vị.
2/ Hình dạng của nước chảy lan ra mọi phía:
+ Thảo luận: 6 nhóm
- NT nhận việc
- Nhóm 1,2,3: Làm thí nghiệm 3 SGK/ 42 Nước có hình dạng nhất định không?
.- HS thảo luận
- Nhóm 4,5,6: Làm thí nghiệm 4 SGK/ 43 để chứng tỏ nước chảy lan ra khắp phía chay từ trên cao xuống thấp.
- Sinh hoạt lớp:
- Khi ta thay đổi vị trí của chai hoặc cốc hình dạng của chúng có thay đổi không?
- Bất kì đặt chai ở vị trí nào thì hình dạng của chúng cũng không thay đổi.
- Nước có hình dạng như thế nào?
- Nước có hình dạng của chai lọ, vật chứa nước.
- Vậy nước có hình dạng nhất định không?
- Nước không có hình dạng nhất định.
- Đổ nước lên mặt một tấm kính được đặt nghiêng trên một khai nằm ngang em có nhận xét gì?
- Nưo1c chảy từ trên cao xuống thấp và chảy lan ra khắp mọi phía.
2/ Nước thấm qua một số` vật và hòa tan một số chất:
Cho HS thực hiện thí nghiệm 5 SGK/ 43
- Cốc nước có muối thì thế nào?
- Khuấy đều cốc nước có muối , muối hòa tan trong nước.
- Cốc nước có đường thì thế nào?
- cốc nước có đường hòa tan trong nước.
- Cốc có đựng cát thì thế nào?
- cốc có đựng cát không tan trong nước.
- Qua thí nghiệm nước có tính chất gì?
- Nước hòa tan một số chất.
- Khi đổ nước vào chiếc khăn bông em có nhận xét gì?
- Nước thấm vào chiếc khăn bông.
- Vậy nước thấm qua những vật gì?
- vải, giấy, khăn.
- Khi đổ nước vào túi ni lông em có nhân xét gì?
- Nước không chảy qua được.
- Nước có tính chất gì?
- Nước thấm qua một số chất.
Hoạt động 3:
- Nước có những tính chất gì?
1 HS
- Lồng ghép GD MT .
Tổng kết- Đánh giá:
- Nhân xét – Tuyên dương. Về nhà trang trí 10 lời khuyên dinh dưỡng.Chuẩn bị: Ba thể của nước.
File đính kèm:
- Tiet 20.doc