Giáo án Khoa học 4 tiết 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước

A. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.

- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.

- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.

B. CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Hình vẽ trang 36, 37 SGK

- Học sinh: SGK

 

doc2 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Ngày soạn: 11 – 10 – 2009 Ngày dạy:12 – 10 – 2009 Tên bài dạy: Phòng tránh tai nạn đuối nước tiết 17 A. MỤC TIÊU: - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. - Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. - Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện. B. CHUẨN BỊ: -Giáo viên: Hình vẽ trang 36, 37 SGK - Học sinh: SGK C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động + Ổn định - Hát + Kiểm tra kiến thức cũ: Ăn uống khi bị bệnh - Kể tên một số thức ăn cần cho người bệnh? - Phải ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín. - Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao? - Nếu người bệnh quá yếu, không ăn được thức ăn đặc, sẽ cho ăn cháo thịt bằm nhỏ, súp, sữa, nước quả ép. - Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào? - thì nên cho ăn nhiều lần trong ngày. - Nhận xét Hoạt động 2: +Bài mới: Phòng tránh tai nạn đuối nước 1. Biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước: Thảo luận nhóm đôi + Quan sát hình vẽ 1, 2, 3 SGK/36. Theo em việc nào nên và không nên làm? + Nêu nội dung bức tranh 1? - Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. + Vậy việc nào nên làm hay không nên làm? - Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao. + Nêu nội dung tranh của hình 2? Việc làm trong tranh nên làm hay không nên làm? - Vẽ một cái giếng (xây). Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm, vì để phòng tránh tai nạn cho trẻ em. + Bức tranh 3 vẽ gì? Các bạn nhỏ đang làm gì? - Các bạn HS đang nghịch khi bơi xuồng trên sông. + Việc này có nên làm hay không? - Việc này không nên làm, vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối. + Theo em chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước? - Không chơi đùa gần ao hồ, sông, suối. Giếng nước phải xây thành cao. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. - Chấp hành tốt quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. - Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão. 2. Một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi: Thảo luận nhóm (7HS) - Nhóm trưởng nhận việc. + Nhóm 1+2: - HS thảo luận Quan sát hình 4, 5 trang 37 SGK. Hình minh họa cho em biết điều gì? + Nhóm 3+4: Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? + Nhóm 5+6: Trước và sau khi bơi cần chú ý điều gì? ( Nhóm) Sinh hoạt lớp + Quan sát hình 4, 5 SGK/37 cho biết điều gì? - Hình 4 minh họa các bạn đang bơi ở bể bơi đông người. - Hình 5 minh họa các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển. + Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? - Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở bể bơi, nơi có người và phương tiện cứu hộ. + Trước và sau khi bơi cần chú ý điều gì? - Trước khi bơi cần phải vận động các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà phòng và nước ngọt và lau hết nước ở mang tai, mũi. + Chúng ta cần tập bơi hoặc đi bơi nơi nào? - Chỉ tập bơi hoặc đi bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi khi tập bơi. + Cho HS đọc lại bài - 3 HS Hoạt động 3: Trò chơi: đóng vai - 2 HS thực hiện + Tình huống 1: Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về. Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu em là Hùng, em ứng xử như thế nào? - Nếu em là Hùng, em sẽ nói với Nam là vừa đi đá bóng về mệt, nếu đi bơi hay tắm ngay sẽ bị cảm lạnh, nên nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi tắm. + Tình huống 2: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu bạn là Lan, bạn sẽ làm gì? - Nếu em là Lan, em sẽ bảo không nên lấy đồ dưới bể nước, mà phải nhờ người lớn lấy giúp. Hoạt động 4: Trò chơi câu cá: + Theo em chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước? + Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? Tổng kết- Đánh giá: - Nhân xét – Tuyên dương. Về xem lại bài Chuẩn bị: Trao đổi chất ở người. Rút kinh nghiệm: Ưu : Khuyết:

File đính kèm:

  • docTiet 17.doc
Giáo án liên quan