A Mục tiêu: Giúp HS :
• Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt : không nhìn thẳng vào Mặt trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau, .
• Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
B. Đồ dùng dạy - học:
• Hình minh họa trang 98,99 SGK , Kính lúp, đèn pin.
C. Các hoạt động dạy - học:
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Nguyễn Hữu Sáu - Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết 49
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
S : 06/3/10
G : 09,10/3/10
A Mục tiêu: Giúp HS :
Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt : không nhìn thẳng vào Mặt trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau, .
Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
B. Đồ dùng dạy - học:
Hình minh họa trang 98,99 SGK , Kính lúp, đèn pin.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài 48.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài mới.
2. Dạy bài mới.
* Hoạt động 1: KHI NÀO KHÔNG ĐƯỢC NHÌN TRỰC TIẾP VÀO NGUỒN SÁNG?
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu: Quan sát hình minh họa 1,2 trang 98 trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn?
+ HS trả lời.
* Hoạt động 2: NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH TÁC HẠI DO ÁNH SÁNG QUÁ MẠNH GÂY RA
+ Tại sao chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô khi trời nắng?
Là để ngăn không cho ánh sáng Mặt Trời trực tiếp chiếu vào cơ thể chúng ta.
+ Tại sao không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn?
+ Vì ánh sáng đèn pin quá mạnh và tập trung ở một điểm, vậy nếu ánh sáng chiếu thẳng vào mắt sẽ làm tổn thương mắt.
*Hoạt động 3: TRÁNH ĐỌC VIẾT DƯỚI ÁNH SÁNG QUÁ YẾU
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu: Quan sát hình minh họa 5,6,7,8 trang 99, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết? Tại sao?
- HS trình bày ý kiến trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau : nhiệt kế, cốc đựng nước
Tuần 25
Tiết 50
NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
S : 09/3/10
G : 11,12/3/10
A. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí
B. Đồ dùng dạy - học:
Một số loại nhiệt kế.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Bài cũ :
+ Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?
- Tiếp nối nhau trả lời.
+ Chúng ta không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt?
II. Bài mới :
Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1: SỰ NÓNG, LẠNH CỦA VẬT
- GV nêu: Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng, lạnh của một vật.
- Tiếp nối nhau trả lời.
-GV y/c: Nêu tên những vật có nhiệt độ cao (nóng) và những vật có nhiệt độ thấp (lạnh) mà em biết.
+ Vật nóng: Nước đun sôi, bóng đèn,...
+ Vật lạnh: Nước đá, khe tủ lạnh,...
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 1 và trả lời câu hỏi: Cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? Vì sao em biết?
- Quan sát hình và trả lời.
* Hoạt động 2 : THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ
Cách tiến hành
- Giáo viên tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm
+ Đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm.
+ Ghi lại kết quả đo.
- Đối chiếu nhiệt độ giữa các nhóm.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm biết sử dụng nhiệt kế.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- TUAN 25.doc