A- MỤC TIÊU : HS có thể :
- Nêu được ví dụ về lợi ích của âm thanh trong cuộc sống : âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí ; dùng để báo hiệu (trống trường, còi tàu, xe )
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Nguyễn Hữu Sáu - Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 43
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
S : 29/01/10
G : 02,03/02/10
A- MỤC TIÊU : HS có thể :
- Nêu được ví dụ về lợi ích của âm thanh trong cuộc sống : âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí ; dùng để báo hiệu (trống trường, còi tàu, xe )
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG D ẠY H ỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I- Bài cũ :
- Vì sai tai của ta nghe được âm thanh từ tiếng trống ?
- Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng ?
HS trả lời
II- Bài mới
1/ Giới thiệu bài :
2. Tìm hiểu bài :
* Khởi động : Trò chơi Tìm từ diễn tả âm thanh
GV chia lớp làm hai nhóm .Một nhóm nêu tên nguồn phát ra âm thanh, nhóm kia phải tìm từ phù hợp diễn tả âm thanh.Ví dụ :Nhóm 1 nêu “đồng hồ”, nhóm 2 nêu “ tích tắc”;
Các nhóm thi nhau tìm từ diễn tả âm thanh
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ich của âm thanh trong cuộc sống
- Y/c HS làm việc theo nhóm :Q/sát các hình trang 86 SGK ,ghi lại vai trò của âm thanh. Bổ sung thêm những vai trò khác mà HS biết . Giới thiệu kết quả của từng nhóm trước lớp .GV giúp HS tập hợp lại
* Hoạt động 2 : Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không thích
GV nêu vấn đề để HS làm việc cá nhân và nêu lên ý kiến của mình .GV có thể ghi lên bảng thành hai cột :Thích ; không thích .
** Tôn trọng ý kiến riêng của cá nhân HS.
HS nêu
*Hoạt động 3 :Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
_GV đặt vấn đề : Các em thích nghe bài hát nào ? Do ai trình bày ?
Y/c HS làm việc theo nhóm : Nêu các ích lợi của việc ghi lại âm thanh
- Cho HS thảo luận chung về cách ghi lại âm thanh hiện nay. Cho một hoặc hai HS lên nói, hát ghi âm vào băng sau đó phát lại.
3. Củng cố, dặn dò :
- Gọi HS đọc lại Mục BCB tr 87
Về nhà tìm hiểu ích lợi ghi lại được âm thanh .Chuẩn bị bài sau : Âm thanh trong cuộc sống (tiếp theo)
Tuần 22
Tiết 44
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (TT)
S : 01/02/10
G : 04,05/02/10
A- MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có thể :
- Nêu được ví dụ về : Tác hại của tiếng ồn ; một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các qui định không gây tiếng ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống
B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I KIỂM TRA BÀI CŨ :
Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào ?
II BÀI MỚI :
1/ Giới thiệu bài :
2/ Tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1 :Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn
- HS làm việc theo nhóm :Quan sát các hình trang 88 SGK .HS bổ sung thêm các loại tiếng ồn ở trường và nơi HS sinh sống
- GV giúp HS phân loại những tiếng ồn chính và để nhận thấy hầu hết các tiếng ồn đều do con người gây ra.
*/Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
- HS đọc và quan sát các hình trang 88 SGK. Thảo luận theo nhóm về các tác hại và cách phòng chống tiếng ồn .Trả lời các câu hỏi trong SGK .
- GV ghi lại trên bảng giúp HS ghi nhận một số biện pháp tránh tiếng ồn
Kết luận : Như mục bạn cần biết trang 89SGK
*. Hoạt động 3 : Nói về các việc nên / không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh
- Tổ chức cho HS Quan sát hình 4,5 SGK, thảo luận nhóm về những việc các em nên / không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp , ở nhà và ở nơi công cộng
- Các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp
3. Củng cố, dặn dò : Chú ý các việc nên ,không nên làm để góp phần chống tiềng ồn cho bản thân và những người xung quanh
Chuẩn bị bài sau : Ánh sáng
HS trả lời
Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp
HS làm việc theo nhóm
HS quan sát tranh ảnh và thảo luận theo nhóm
Đại diện nhóm trả lời
HS lắng nghe
HS thảo luận nhóm đôi
File đính kèm:
- TUAN 22.doc