A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Làm thí nghiệm chứng minh:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều o-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy : thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn.
B.Chuẩn bị:
- Hai ly thủy tinh (một chiếc to, một chiếc nhỏ), 2 cây nến bằng nhau.
+ Một lọ thủy tinh không có đáy.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Nguyễn Hữu Sáu - Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Tiết 35
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
S : 03/01/10
G : 05,06/01/10
A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
Làm thí nghiệm chứng minh:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều o-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy : thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn.
B.Chuẩn bị:
- Hai ly thủy tinh (một chiếc to, một chiếc nhỏ), 2 cây nến bằng nhau.
+ Một lọ thủy tinh không có đáy.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Bài cũ :
II.Bài mới :
* Hoạt động 1: Vai trò của o-xi đối với sự cháy.
Thí nghiệm :
Làm thí nghiệm chứng minh: càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn
Giáo viên yêu cầu các em đọc mục Thực hành trang 70 SGK để biết cách làm.
Kết luận: Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy
a.GV làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 SGK
- Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra?
- Kết quả thí nghiệm này như thế nào?
- Giải thích
b. GV làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 SGK
Hãy dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra?
- Vì sao cây nến có thể cháy bình thường?
Giáo viên chốt ý.
KL: Để duy trì sự cháy, cần phải liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần phải được lưu thông.
* Hoạt động 3: Ứng dụng liên quan đến sự cháy.
Y/c HS nêu ví dụ về ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy : .
III. Củng cố- dặn dò.
Làm cách nào để có thể duy trì sự cháy?
Bài sau: Không khí cần cho sự sống.
Chuẩn bị : Như SGK
HS trả lời.
HS làm thí nghiệm (nhóm4 ) như chỉ dẫn trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
Học sinh quan sát
Học sinh nêu.
Học sinh quan sát
Học sinh nêu.
Làm việc cá nhân trả lời
.. thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn.
Tuần 18
Tiết 36
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
S : 03/01/10
G : 07,08/01/10
A. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
Nêu được con người, động vật và thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
B. Đồ dùng dạy học :
HS và GV chuẩn bị cây, con vật nuôi, trồng đã giao từ tiết trước.
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ :
+ Khí ô-xi có vai trò ntn đối với sự cháy ?
II. Bài mới :
2 học sinh lên bảng và trả lời câu hỏi:
Giới thiệu bài :
Tìm hiểu bài mới :
* Hoạt động 1 :
Vai trò của không khí đối với con người :
- Yêu cầu cả lớp làm theo như hướng dẫn ở mục thực hành tr 72 SGK và phát biểu nhận xét.
+ Qua thí nghiệm trên em thấy không khí có vai trò gì đối với con người.
- Làm theo yêu cầu của giáo viên
- HS trả lời.
+ Không khí rất cần cho quá trình hô hấp (thở) của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết.
* Hoạt động 2 :
Vai trò của không khí đối với động vật, thực vật.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi, trồng theo yêu cầu của tiết trước.
- GV yêu cầu đại diện của mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà.
- Qua 2 thí nghiệm trên, em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, động vật ?
- 4 nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã chuẩn bị lên một chiếc bàn trước lớp.
- Đại diện nhóm trình bày.
H 3b : Do nó không có không khí để thở.
H 4b : Do thiếu không khí.
- Không khí rất cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô-xi trong không khí, động vật, thực vật sẽ chết.
* Hoạt động 3 :
Ứng dụng vai trò của ô-xi trong đời sống
Y/c HS quan sát hình 5, 6 trong SGK và làm theo mục quan sát tr 73 SGK
- Gọi HS phát biểu.
+ Những ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật ?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi.
- Nhận xét và kết luận : Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.
3. Củng cố, dặn dò :
Học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị mỗi HS 1 cái chong chóng.
Quan sát, trao đổi theo cặp.
- 2 học sinh vừa chỉ vào hình vừa nói:
HS nêu ví dụ
HS nêu
File đính kèm:
- TUAN 18.doc