Giáo án Khoa học 4 - Nguyễn Hữu Sáu - Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước - Tuần 11

A. Mục tiêu: Giúp cho học sinh biết:

- Nêu được nước tồn tại ở 3 thể: lỏng, khí, rắn.

- Làm thí nghiệm về sự chuyển nước ở thể lòng thành thể khí và ngược lại.

 B.Chuẩn bị: Nhóm: chai, lọ để đựng nước ; GV chuẩn bị phích nước sôi

 C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Nguyễn Hữu Sáu - Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Tiết 21 BA THỂ CỦA NƯỚC Ngày dạy: 17,18 /11/09 A. Mục tiêu: Giúp cho học sinh biết: Nêu được nước tồn tại ở 3 thể: lỏng, khí, rắn. Làm thí nghiệm về sự chuyển nước ở thể lòng thành thể khí và ngược lại. B.Chuẩn bị: Nhóm: chai, lọ để đựng nước ; GV chuẩn bị phích nước sôi C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Bài cũ : Nêu tính chất của nước II. Bài mới : Giới thiệu bài : Tìm hiểu bài : * Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại Mục tiêu: - Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí - Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại a) Làm việc cả lớp: - Y/c HS xem hình 1,2 SGK và nêu 1 số ví dụ về nước ở thể lỏng? b) Hướng dẫn thí nghiệm : - Giáo viên rót nước nóng trong phích ra cốc yêu cầu HS : + Quan sát nước nóng đang bốc hơi, nhận xét + Úp đĩa lên 1 cốc nước nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét c) Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, thảo luận d) Làm việc cả lớp: - Giáo viên: giải thích thêm (SGV/ 93) + Khi em dùng khăn ướt lau mặt bảng, sau vài phút mặt bảng khô, vậy nước trên mặt bảng đã biến đi đâu? + Em hãy nêu 1 vài ví dụ chứng tỏ nước từ thể lỏng thường xuyên bay hơi vào không khí? + Em hãy giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm hoặc nồi canh? - Giáo viên chốt ý, kết luận: SGV/ 94 - Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại Mục tiêu: - Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại. Nêu ví dụ về nước ở thể rắn a) Giao nhiệm vụ cho học sinh” Y/c HS quan sát hình 4,5 tr 45 và trả lời các câu hỏi : - Nước trong khay đã biến thành thể gì? - Em nêu nhận xét - Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì? b) Các nhóm quan sát khay đá thất hoặc hình vẽ SGK - Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì? - Em có nhận xét gì khi nước ở thể rắn? - Hiện tượng nước trong khay chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là gì? - Em hãy cho biết khi khay đá để ngoài tủ lạnh, thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? - Hãy nêu ví dụ về nước tồn tại ở thể rắn? c) Làm việc cả lớp: ® Kết luận: SGV/ 95 ) 3. Củng cố : - Chuẩn bị bài “Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?” SGK/ 46, 47 - 2 em - Học sinh mở SGK/ 44 - Học sinh: nước mưa, sông, suối, nước biển, nước giếng, ... - 2 em lên bảng - Học sinh làm thí nghiệm như hình 3/ SGV 44 HS trả lời: Nước ở bảng đã biến thành hơi nước bay vào không khí, mắt thường không thể nhìn thấy hơi nước - Học sinh quan sát hình 4, 5/ 45 SGK trả lời - Thể rắn - ... thành nước ở thể rắn - ... hình dáng nhất định - ... hiện tượng đó được gọi là sự đông đặc - Học sinh trả lời (nước đá đã chảy ra thành nước ở thể lỏng, hiện tượng đó được gọi là sự nóng chảy - Đại diện lên báo cáo - 3 em trả lời em khác bổ sung - 3 em nhắc lại - 4 học sinh nêu TUÀN 11 ( tiết 22 ) MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA? (S 46&47) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được sự hình thành mây. Giải thích được hiện tượng nước mưa từ đâu. - Hiểu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và sự tạo thành tuyết. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình. II. Đồ dùng dạy - học: - Các hình minh hoạ trang 46, 47, SGK III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động. - Kiểm tra bài cũ: + Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi. 1) Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì? 2) Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước? - Khi trời nổi giông em thấy có những hiện tượng gì? - Khi trời nổi dông em thấy gió to, mây đen kéo mù mịt và trời đổ mưa. - Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Sự hình thành mây. - GV tiến hành hoạt động cặp đôi. - Tiến hành thảo luận cặp đôi. + Quan sát, đọc mục 1,2,3 để vẽ lại và trình bày sự hình thành của mây. + Gọi HS trình bày + 2 đến 3 cặp HS trình bày. + Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung. - Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh 3. Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra? - GV tiến hành tương tự hoạt động 1. + Y/c HS Quan sát, đọc mục 4,5 để t/ bày hiện tượng mưa - Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh hoạ và trình bày toàn bộ câu chuyện về giọt nước. + 2 HS trình bày. - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 4. Củng cố, dặn dò. -Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình? + HS phát biểu tự do theo ý nghĩ: * Vì nước rất quan trọng. * Vì nước biến đổi thành hơi nước rồi lại thành nước và chúng ta sử dụng. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; - Yêu cầu HS trồng cây theo nhóm: 2 nhóm cùng trồng một cây hoa (rau, cảnh) vào chậu, 1 nhóm tưới nước cho cây hàng ngày trong vòng 1 tuần, 1 nhóm không tưới - để chuẩn bị bài 24.

File đính kèm:

  • docTUAN 11.doc