Giáo án Khoa học 4 - Nguyễn Hữu Sáu - Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước - Tuần 10

A. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và hệ thống kiến thức về:

- Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng

- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- Dinh dưỡng hợp lý.

- Phòng tránh đuối nước.

 B.Chuẩn bị: Máy chiếu procjector

C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Nguyễn Hữu Sáu - Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tiết 19 ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (tiết 2) Ngày dạy: 10,11 /11/09 A. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và hệ thống kiến thức về: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Dinh dưỡng hợp lý. Phòng tránh đuối nước. B.Chuẩn bị: Máy chiếu procjector C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ. Sử dụng 4 câu hỏi ở tiết 1 để kiểm tra 4 HS trả lời II. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu. 2. Dạy bài mới. * Tổ chức Trò chơi “ô chữ kì diệu” - GV phổ biến luật chơi: + GV đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc. + Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học và kèm theo lời gợi ý. HS chú ý lựa chọn ô chữ bất kì + Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để giành quyền trả lời. + Nhóm nào trả lời nhanh, đúng, ghi được 10 điểm. + Nhóm nào trả lời sai, nhường quyền trả lời cho nhóm khác. + Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều điểm nhất. + Tìm được từ hàng dọc được 20 điểm. - GV tổ chức cho HS chơi mẫu. - GV tổ chức cho các nhóm HS chơi. - GV nhận xét, phát phần thưởng. 3. Củng cố, dặn dò. Tuần 10 Tiết 20 NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? Ngày dạy: 12, 13/11/09 A. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được một số tính chất của nước. - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. - Nêu được một số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước. B. Đồ dùng dạy học: Các hình minh hoạ trong SGK trang 42,43; Đồ dùng thí nghiệm. C. Các hoạt động day - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Bài cũ : - Nhận xét về bài kiểm tra. - Lắng nghe II. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Tìm hiểu bài : * Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước. + Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi: + Quan sát và thảo luận về tính chất của nước. 1) Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? 1) Chỉ trực tiếp. 2) Làm thế nào bạn biết điều đó? 2)- Nhìn :Cốc nước thì trong suốt, còn cốc sữa có màu trắng đục. - Nếm từng cốc: Cốc nước không có mùi, cốc sữa có mùi thơm, béo. 3) Nhận xét gì về màu, mùi vị của nước? 3) Nước không có màu, mùi vị gì cả. + Lưu ý : Khi chưa biết rõ nguồn gốc của nước thì không được nếm, ngửi KL : Nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị 3. Hoạt động 2: Thí nghiệm - Tổ chức cho HS làm TN và tự phát hiện ra tính chất của nước. - Tiến hành làm thí nghiệm. + Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 trang 43 SGK, 1 HS thực hiện, Các học sinh khác quan sát và TLCH. + Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng. 1) Nước có hình gì? 1) Nước có h/dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước. 2) Nước chảy như thế nào? 2) Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía. Cho HS nêu ứng dụng Làm mái nhà, đặt máng nước, láng sân... KL : Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía. 4. Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. - HS đổ nước vào túi ni lông - nhận xét, kết luận - HS Nhúng các vật : vải, giấy báo,.... nhận xét, kết luận - HS liên hệ thực tế - nêu ứng dụng tính chất này Kết luận : Nước thấm qua một số vật - GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm. - Làm thí nghiệm. + HD học sinh làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước? + 3 Hs lên bảng làm thí nghiệm-nhận xét rút ra kết luận Kết luận : Nước có thể hoà tan một số chất 5. Củng cố, dặn dò. Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 43 SGK

File đính kèm:

  • docTUAN 10.doc
Giáo án liên quan