Giáo án Khoa học 4 - Nguyễn Hữu Sáu - Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước - Tiết 3: Trao đối chất ở người

A/ Mục tiêu :

 - Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người :hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết.

 - Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.

B/ Đồ dùng dạy - học :

 - Tranh minh họa trang 8 (có sẵn )

C/ Các hoạt động dạy – học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Nguyễn Hữu Sáu - Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước - Tiết 3: Trao đối chất ở người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:2 Tiết 3 TRAO ĐỐI CHẤT Ở NGƯỜI (tt) Ngày dạy: Thứ Ba, ngày 08/9/09 A/ Mục tiêu : - Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người :hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết. - Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết. B/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh minh họa trang 8 (có sẵn ) C/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh I. Bài cũ - Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ?. II. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu 2. Tìm hiểu bài : * Hoạt động 1 : Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất. HS quan sát hình minh họa Sgk và trả lời: + Hình minh họa cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất? + Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất? Gọi đại diện nhóm lên bảng chỉ vào hình vừa giới thiệu. * Hoạt động 2: Sơ đồ quá trình trao đổi chất. GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp với yêu cầu làm BT 2 VBT sau đó quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi SGK tr 9: + Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động? 2 HS trả lòi Thảo luận nhóm 4 Các nhóm báo cáo kết quả. - Hình 1 vẽ cơ quan tiêu hóa, có chức năng trao đổi thức ăn. - Hình 2 vẽ cơ quan hô hấp, nó có chức năng thực hiện qua trình trao đổi chất. - Hình 3 vẽ cơ quan tuần hoàn, nó có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng đi đến tất cả các cơ quan của cơ thể. - Hình 4 vẽ cơ quan bài tiết, nó có chức năng thải nước tiểu từ cơ thể ra ngoài môi trường. 2 HS tiến hành thảo luận theo hình thức 1 HS hỏi, 1 Hs trả lời. - Khi một cơ quan ngừng h/ động thì quá trình trao đổi chất không diễn ra và con người sẽ không lấy được thức ăn, nước uống...khi đó con người sẽ chết. GV tổng kết: Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều tham gia vào quá trình trao đổi chất. Mỗi cơ quan có một nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều phối hợp với nhau để thực hiện việc trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường 3/ Củng cố- dặn dò : Kể tên các cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người ? * Bài sau : Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường. Tuần:2 Tiết 4 CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG Ngày dạy: Thứ Năm, ngày 10/9/09 A/ Mục tiêu : Giúp HS: - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn : Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng - Kể tên các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường : gạo, bánh mì, ngô, khoai, sắn,..... - Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể. B/ Đồ dùng dạy - học : Các hình minh họa ở trang10 SGK C/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Bài cũ - Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất? II. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu bài : * Hoạt động 1: GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa ở trang 10 sgk và trả lời câu hỏi: + Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc từ động vật, thực vật? GV chia bảng thành 2 cột: nguồn gốc động vật và thực vật. + Yêu cầu Hs đọc phần :Bạn cần biết”/10 + Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác? Theo cách này thức ăn được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? Vậy có mấy cách phân loại thức ăn? Dựa vào đâu để phân loại như vậy? * Hoạt động 2: Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng + Kể tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong hình? + Hằng ngày các em thường ăn những thức ăn nào có chứa bột đường? + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì? GV kết luận: Chất bột đường là nguồn cung cấp năg lượng chủ yếu cho cơ thể và duy trì nhiệt độ của cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, khoai, sắn .... 2 HS - HS lên điền vào bảng - Người ta còn phân loại thức ăn dựa vào chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn đó. - Theo cách này thức ăn được chia thành 4 nhóm (SGK): - Có hai cách phân loại thức ăn dựa vào nguồn gốc và dựa vào lượng dinh dưỡng có chứa trong các thức ăn đó. - Gạo, bánh mì, mì sợi, ngô, miến, bánh quy... - Cơm, bánh mì, chuối, đường, mì... - Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. 3/ Củng cố- dặn dò : - GV cho HS trình bày ý kiến về thức ăn hàng ngày của gia đình thế nào để đủ chất dinhdưỡng? - Dặn HS về nhà đọc nội dung “Bạn cần biết”/11. * Bài sau : Vai trò của chất đạm và chất béo.

File đính kèm:

  • docTUAN 2.doc