Giáo án Khoa học 4: Các nguồn nhiệt

 Bài : CÁC NGUỒN NHIỆT

I. MỤC TIÊU

- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.

- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. VD: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong

* Kỹ năng sống:

+ Kỹ năng xác định giá trị bản thân qua việc đánh giá việc sử dụng các nguông nhiệt.

+ Kỹ năng nêu vấn đề liên quan tởi sử dụng năng lượng chất đốt và ô nhiễm môi trường.

+ Kỹ năng xác định lựa chọn về các nguồn nhiệt được sử dụng (trong các tình huống đặt ra)

+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc sử dụng các nguồn nhiệt.

 II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm, sách giáo khoa

 

doc4 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 9453 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4: Các nguồn nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Thứ ngày tháng năm 2012 Tuần : 27 Người soạn : Trương Thị Hương Giang Ngày soạn : Môn : Khoa học Ngày dạy : Lớp dạy: 41 GVHD : Cô Lê Thị Cúc Bài : CÁC NGUỒN NHIỆT I. MỤC TIÊU - Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt. - Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. VD: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong * Kỹ năng sống: + Kỹ năng xác định giá trị bản thân qua việc đánh giá việc sử dụng các nguông nhiệt. + Kỹ năng nêu vấn đề liên quan tởi sử dụng năng lượng chất đốt và ô nhiễm môi trường. + Kỹ năng xác định lựa chọn về các nguồn nhiệt được sử dụng (trong các tình huống đặt ra) + Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc sử dụng các nguồn nhiệt. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm, sách giáo khoa - Học sinh: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Hai học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ + H1: Em hãy lấy ví dụ về vật cách nhiệt và ứng dụng của chúng trong cuộc sống? + H2: Em hãy lấy ví dụ về vật dẫn nhiệt và cho biết tác dụng của chúng trong cuộc sống? - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động HĐ1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng - Cho HS quan sát hình ảnh. - Cho HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi: + Cho biết vật nào là nguồn nhiệt tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? + Em biết gì về vai trò của các nguồn nhiệt đó? - Cho đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung - Em còn biết nguồn nhiệt nào nữa? - Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì? - Khi ga, củi, than, nếncháy hết thì nguồn nhiệt còn nữa không? Kết luận: Các nguồn nhiệt có trong cuộc sống như: Mặt trời, ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như diêm, than, củi, nến, ga, dầu Tất cả các nguồn nhiệt đó đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống như: Lửa dùng để đun nấu thức ăn, sưởi ấmTrong tất cả các nguồn nhiệt thì mặt trời là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của con người, động vật, thực vật. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm mà mặt trời cũng không bị lạnh đi. Hiện nay có một loại khí Biôga (Khí sinh học) là một loại khí đốt tạo bởi cành cây, rơm, rạđược ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí Biôga là nguồn năng lượng mới và trong tương lai nguồn nhiệt này sẽ được sử dụng rộng rãi. - Cho 2, 3 HS nhắc lại HĐ2: Cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt - Nhà em thường dùng những nguồn nhiệt nào? - Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Nêu những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày. Để đảm bảo an toàn chúng ta phải làm gì? - Yêu cầu đại diện của các nhóm trình bày câu trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. - Cho HS quan sát hình ảnh 5, 6 trong sách giáo khoa và cho biết: + Tại sao không nên chơi đùa gần bếp lửa đang nấu? + Để bê xoong, nồi ra khỏi nguồn nhiệt ta làm thế nào? Vì sao lại làm như vậy? + Tại sao không vừa là quần áo vừa làm việc khác? - GV nhận xét, bổ sung HĐ3: Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nhiệt - Em có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày? - GV nhận xét, bổ sung Kết luận: Trong các nguồn nhiệt, chỉ có mặt trời là nguồn nhiệt vô tận còn các nguồn nhiệt khác sẽ bị cạn kiệt nên chúng ta phải biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt để tiết kiệm chi tiêu cho gia đình, nhà trường. 3. Củng cố, dặn dò - Nguồn nhiệt là gì? - Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt? - Nhận xét câu trả lời của HS và tuyên dương các em thuộc bài ngay tại lớp. - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Nhiệt cần cho sự sống. - Hai HS lên bảng nối tiếp nhau trả lời câu hỏi. - Lắng nghe - Quan sát - Thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi: + Mặt trời, ngọn lửa bếp ga, bếp củi, bàn là điện. Mặt trời: Giúp cho mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô thóc lúa, quần áo, nước biển bốc hơi nhanh tạo thành muối Ngọn lửa của bếp ga, bếp củi giúp ta nấu chín thức ăn, đun sôi nước Bàn là điện giúp ta khô quần áo - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - HS kể tên một số nguồn nhiệt: Bóng đèn đang sáng, lò sưởi điện, lò gạch nung - Các nguồn nhiệt thường dùng để đun, nấu thức ăn, sưởi ấm cho con người, thực vật, động vật - Khi ga, củi, than, nếncháy hết thì ngọn lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt không còn nguồn nhiệt nữa. - HS lắng nghe - 2, 3 HS nhắc lại - HS trả lời - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm lên trình bày câu trả lời. - Các nhóm khác nhận xét. - Quan sát và trả lời câu hỏi: + Như thế sẽ gây bỏng + Dùng lót tay để bê xong nồi vì lót tay là vật cách nhiệt nó sẽ không cho nguồn nhiệt truyền vào tay, tránh đổ, gây bỏng. + Bàn là đang hoạt động tỏa ra một nguồn nhiệt rất lớn, nếu trong khi là mà làm việc khác thì quần áo sẽ cháy, bàn là hỏng. - HS nối tiếp trả lời câu hỏi: + Tắt bếp khi không dùng nữa. + Không nên để lửa quá to khi đun nấu bếp ga, dầu + Theo dõi khi đun nước, không để nước sôi cạn ấm. + Đậy kín phích nước để cho nước nóng lâu hơn. - HS trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe Đà Nẵng, ngày tháng năm 2012 Giáo viên hướng dẫn Lê Thị Cúc

File đính kèm:

  • docKhoa hoc cac nguon nhiet.doc