Giáo án Khoa học 4 Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào?

BÀI 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hs biết hai thành phần chính của không khí là khí ni – tơ và khí ô – xi. Khí ni – tơ là khí không duy trì sự cháy và khí ô – xi là khí duy trì sự cháy.

- Hs biết không khí còn có những thành phần khác : các – bô – níc, vi khuẩn, hơi nước

2. Kỹ năng:

- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thí nghiệm

3. Thái độ:

- Yêu thích môn Khoa học

II. Đồ dung dạy học:

- Sgk, sgv, phiếu học tập

- Vở bài tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 4408 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO? Mục tiêu: Kiến thức: Hs biết hai thành phần chính của không khí là khí ni – tơ và khí ô – xi. Khí ni – tơ là khí không duy trì sự cháy và khí ô – xi là khí duy trì sự cháy. Hs biết không khí còn có những thành phần khác : các – bô – níc, vi khuẩn, hơi nước Kỹ năng: Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thí nghiệm Thái độ: Yêu thích môn Khoa học Đồ dung dạy học: Sgk, sgv, phiếu học tập Vở bài tập. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1:xác định thành phần chính của không khí. Mục tiêu: Hs biết hai thành phần chính của không khí là khí ni – tơ và khí ô – xi. Khí ni – tơ là khí không duy trì sự cháy và khí ô – xi là khí duy trì sự cháy. Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thí nghiệm HTTC: cá nhân, toàn lớp, nhóm. Đồ dùng dạy học: sgk, đĩa, nến, lọ thuỷ tinh, nước Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Trong không khí, con người hít khí gì? Và thải ra khí gì? Yêu cầu hs nhận xét. Trong không khí, con người hít khí ô – xi và thải ra khí các – bô – níc. Vậy, khí ô – xi và khí các – bô – nic là những thành phần của không khí, ngoài ra không khí còn có những thành phần nào nữa thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài KHÔNG KHÍ GỒM CÓ NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO? Yêu cầu hs quan sát thí nghiệm Gv giới thiệu dụng cụ. Gv thực hiện thí nghiệm: đốt cháy nến và gắn nến vào đĩa, sau đó đổ nước vào. Yêu cầu hs quan sát cây nến, sau đó gv lấy 1 lọ thuỷ tinh úp vào cây nến đang cháy. Gv yêu cầu hs quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra sau khi úp lọ thuỷ tinh vào. Đồng thời giải thích hiện tượng. Gv chia lớp thành nhóm 2. Các nhóm thảo luận với nhau trong vòng 5phút. Đại diện các nhóm trình bày. Yêu cầu hs nhận xét Gv nhận xét: Hiện tượng sau khi úp lọ thuỷ tinh Giải thích hiện tượng Khi úp lọ thuỷ tinh vào, sau 1 lúc thì nến tắt. Khi nến tắt, nước dâng vào trong lọ. Vì nến đã đốt cháy hết phần không khí dành cho sự cháy có trong lọ. Vì sự cháy đã làm mất đi phần không khí trong lọ và nước tràn vào lọ để chiếm chỗ phần không khí bị mất Qua thí nghiệm trên, em có nhận xét gì? Yêu cầu hs nhận xét. Gv nhận xét: Qua thí nghiệm trên cho thấy, nến đã lấy đi toàn bộ khí cần cho sự cháy có chứa trong lọ. Khí còn lại trong lọ là khí không duy trì sự cháy. Không khí gồm mấy thành phần chính? Yêu cầu hs nhận xét. Khí nào duy trì sự cháy? Khí nào không duy trì sự cháy? Yêu cầu hs nhận xét. Gv nhận xét: không khí gồm 2 thành phần chính đó là khí ô – xi và khí ni – tơ. Khí ni – tơ không duy trì sự cháy, khí ô – xi duy trì sự cháy. Yêu cầu hs nhắc lại. Người ta đã chứng minh thể tích của khí ni – tơ chiếm gấp 4 lần thể tích của khí ô – xi. Hs trả lời. Hs nhận xét Hs lắng nghe Hs quan sát thí nghiệm Hs lắng nghe Hs quan sát Hs lắng nghe Hs chia nhóm Hs thảo luận nhóm Hs trình bày Hs nhận xét Hs lắng nghe Hs nhận xét. Hs nhận xét Hs lắng nghe Hs trả lời Hs nhận xét Hs trả lời Hs nhận xét Hs lắng nghe Hs nhắc lại Hs lắng nghe Hoạt động 2: không khí còn có những thành phần nào khác. Mục tiêu: Hs biết không khí gồm có những thành phần khác. Phương pháp: vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thí nghiệm HTTC: cá nhân, toàn lớp, nhóm Đồ dùng dạy học: sgk,hai lọ nước vôi. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ngoài các thành phần chính, không khí gồm có những thành phần nào khác, các con hãy quan sát thí nghiệm. Gv giới thiệu dụng cụ. Gv làm thí nghiệm: đặt hai lọ nước vôi lên bàn. Dùng ống hút thổi vào một lọ nước vôi. Yêu cầu hs quan sát màu của hai lọ nước vôi và giải thích hiện tượng. Gv chia lớp thành nhóm 4 Mỗi nhóm nhận 1 phiếu học tập. Các nhóm thảo luận và điền vào phiếu vào phiếu học tập.Thời gian thảo luận 3phút. PHIẾU HỌC TẬP NƯỚC VÔI BAN ĐẦU LÚC SAU MÀU GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG: Đại diện các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm nhận xét. Gv nhận xét PHIẾU HỌC TẬP NƯỚC VÔI BAN ĐẦU LÚC SAU MÀU Trong suốt Vẩn đục GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG: Khi thổi không khí vào nước vôi sẽ làm cho nước vôi bị đục vì khí các – bô – nic gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ làm nước vôi vẩn đục. Như vậy, trong không khí còn có khí các – bô – nic. Vậy không khí gồm có những thành phần nào? Yêu cầu hs nhận xét. Gv nhận xét. Gv yêu cầu hs quan sát tranh trong sgk. Trong tranh vẽ gì? Yêu cầu hs nhận xét. Vậy trong không khí còn có những thành phần nào khác nữa? Yêu cầu hs nhận xét. Ngoài ra, trong không khí còn có bụi, khói, vi khuẩn, hơi nước Yêu cầu hs nhắc lại. Gv nhận xét tiết học. Hs quan sát thí nghiệm Hs lắng nghe Hs quan sát và giải thích Hs chia nhóm Hs thảo luận nhóm Hs trình bày Hs nhận xét. Hs lắng nghe Hs lắng nghe Hs trả lời Hs nhận xét Hs lắng nghe Hs quan sát Hs trả lời Hs lắng nghe, trả lời Hs nhận xét Hs lắng nghe Hs nhắc lai Hs lắng nghe

File đính kèm:

  • docbai 32thanh phan cua khong khi.doc
Giáo án liên quan