Giáo án Khoa học 4: Ánh sáng

KHOA HỌC

$45:Ánh sáng

I. MỤC TIÊU

- HS phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng

- Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua.

- Nêu ví dụ chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng; mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó tới mắt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hộp kín, tấm kính, nhựa trong, kính mờ, tấm ván nhỏ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KTBC(3)

? Kể một số tiếng ồn ở môi trường em học và sinh hoạt?

? Tiếng ồn gây tác hại gì? Cách phòng chống tiếng ồn?

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4: Ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Soạn ngày 05/02/2010 Giảng thứ 2/08/02/2010 Khoa học $45:ánh sáng I. Mục tiêu - HS phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng - Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua. - Nêu ví dụ chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng; mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó tới mắt. II.Đồ dùng dạy học - Hộp kín, tấm kính, nhựa trong, kính mờ, tấm ván nhỏ. III. Hoạt động dạy học A. KTBC(3’) ? Kể một số tiếng ồn ở môi trường em học và sinh hoạt? ? Tiếng ồn gây tác hại gì? Cách phòng chống tiếng ồn? - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài mới(1’) - GV nêu mục đích yêu cầu giờ học 2. Nội dung bài mới (30’) * Hoạt động1: Tìm hiểu các vật tự phát sáng, các vật được chiếu sáng - HS thảo luận nhóm 3 người theo yêu cầu SGK ? Nội dung mỗi hình? ? Nhờ đâu ta nhìn rõ được các vật đó? - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Lớp và GV nhận xét * Kết luận: Mọi vật xung quanh ta có thể tự phát sáng hoặc được các vật khác chiếu sáng. * Hoạt động2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng - HS theo nhóm đọc thí ngiệm và tiến hành thí nghiệm tương tự SGK. - Các nhóm trình bày kết quả? ? Đường truyền của ánh sáng như thế nào? * Kết luận: Dù là môi trường nào, ánh sáng đều truyền theo đường thẳng VD: Tia nắng * Hoạt động3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật - HS đọc thí nghiệm ở SGK (91) ? Khi đèn chưa sáng, thấy gì trong hộp? ? Khi đèn sáng, thấy gì trong hộp? ? Thí nghiệm cho thấy ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua một số chất liệu nào? * Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào? - HS làm thí nghiệm như ở phần 3 (SGK- 91) ? Tại sao có thể nhìn rõ vật? * Kết luận: Nhờ có ánh sáng có thể thấy vật có kích thước, ở khoảng cách như thế nào so với mắt? 3/ Củng cố, dặn dò(1’) - HS đọc mục “bạn cần biết” - Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau. - H1: Ban ngày: mặt trời, gương, bàn ghế. - H2: Ban đêm: đèn điện (có điện), mặt trăng được mặt trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế. - ánh sáng truyền theo đường thẳng - Không thấy gì cả. - HS trình bày: Chắn mắt bằng vở, kính, vải, ván gỗ. - ánh sáng Đạo đức Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng (Tiết 1) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 1. Hiểu: - Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. - Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn. - Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng 2. Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. BVMT: HS biết cách bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng bằng những việc làm cụ thể. II. Tài liệu phương tiện - SGK đạo đức 4 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. - Phiếu điều tra( theo mẫu bài tập 4). III. Các hoạt động dạy học A. KTBC(3’) - Thế nào là lịch sự với mọi người? ? Tại sao phải lịch sự với mọi người xung quanh? Lấy VD? - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1, Giới thiệu bài mới:Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội . Mọi người dân đều có trách nhiệm giữu gìn.Vậy giữ gìn công cộng là gì?Chúng ta cùng học bài hôm nay. 2. Nội dung bài mới(30’) Hoạt động 1:Thảo luận nhóm - GV chia nhóm 6 và giao nhiệm vụ - Các nhóm cùng thảo luận -Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi bổ sung. 1. Tình huống: Đi học về qua nhà văn hoá xã, Tuấn rủ Thắng: “Tường quét vôi trắng thế này mà vẽ con ngựa lên đó thì đẹp lắm đây. Ta vẽ đi Thắng ơi !” đKết luận:Nhà văn hoá là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy Thắng phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó. * Hoạt động 2:Làm việc thao nhóm đôi - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận bài tập 1. Các nhóm cùng thảo luận - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận 2. Bài 1: sgk-35 -Tranh 1: Các bạn đang leo qua bức tường đá của nhà chùa. - -Tranh 2: Gần đến ngày tết, mọi người trong xóm cùng nhau quét dọn xóm ngõ. -Tranh 3: Đi tham quan, bắt trước các anh chị lớn, các bạn rủ nhau khắc lên thân cây. -Tranh 4: Cô thợ điện đang sửa lại cột điện bị hỏng. đ KL: Tranh 1,3: sai. Tranh 2.4:đúng * Hoạt động 3: Xử lý tình huống 1.Các nhóm học sinh thảo luận, xử lý tình huống 2. Các nhóm thảo luận 3. Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung trao đổi ý kiến trước lớp. 4. GV kl về từng tình huống a, Cần báo cho người lớn hoặc người có trách nhiệm về việc này(công an, nhân viên đường sắt). b, Cần phân tích biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ. đ Gv mời 1-2 hs đọc phần ghi nhớ Bài tập 2: sgk-36 a, Một hôm, Nếu là bạn Hưng em sẽ làm gì khi đó? Vì sao? b, Trên đường đi học về. Theo em, Toàn nên làm gì trong tình huống đó?Vì sao? 3. Ghi nhớ: sgk-36 3/ Củng cố, dặn dò(1’) Các nhóm điều tra về các công trình địa phương (theo mẫu bài 4) và bổ xung thêm cột lợi ích của công trình công cộng. ? Địa phương em có những công trình công cộng nào? Mọi người giữ gìn ra sao? - Nhận xét giờ học - Dặn HS về học bài, chuẩn bị cho bài sau “Luyện tập”

File đính kèm:

  • docBai 45 Anh sang(1).doc
Giáo án liên quan