Giáo án kể chuyện Tiểu học - Câu chuyện về 3 chiếc ba lô

Trước đó, Ban Tổ chức đã đến báo cáo với Bác chương trình hoạt động của đoàn và dự kiến có một buổi Bác tiếp đoàn. Sau khi nghe báo cáo, Bác hỏi:

- Các cô định tổ chức chiêu đãi đoàn thế nào?

Người phụ trách báo cáo với Bác sẽ chiêu đãi đoàn những món ăn dân tộc của Việt Nam. Ngoài ra trong phòng còn đặt một cây thông Nô-en như phong tục của người Mỹ trong ngày lễ này. Nghe xong, Bác cười và bảo:

-Các cô tiếp đoàn bằng những món ăn dân tộc như thế là tốt. Nhưng theo Bác biết ở Mỹ, ăn mừng lễ Nô-en bao giờ cũng có món thịt gà tây đặt nguyên cả con.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án kể chuyện Tiểu học - Câu chuyện về 3 chiếc ba lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho xe dừng. Ta lăn hòn đá xuống vực rồi tiếp tục đi. Có lâu cũng chỉ dăm ba phút không phải dừng lại đến gần nữa tiếng mà lại giúp các xe đ i sau khỏi gặp nạn. Chú đã “bỏ một mâm mà chỉ lấy một đĩa” Tôi nhận lỗi và xin hứa với Bác rút kinh nghiệm, sửa chữa cách nghĩ, cách làm... Cứ như ý tôi sáu chữ Bác dạy “bỏ một mâm lấy một đĩa” có thể áp dụng trong tất cả công tác cách mạng. Phải nghĩ tới cái lớn, cái lâu dài, cái chung. Phải cẩn thận chứ không nên vội vàng, hấp tấp, nghĩ tới cái nhỏ, cái hẹp, cái thiển cận...   Bác Hồ giáo dục cán bộ Tại một Hội nghị quân sự, thấy một số cán bộ “sính chữ”, Bác thân mật nói:  - Một vài cán bộ ta dùng từ khó hiểu quá, có lẽ cho rằng như thế mới oai. Dùng chữ “khoảng cách” có tội tình gì, mà các chú phải nói “cự ly”, “ giữ ngựa” lại gọi là “giám mã”... Bác cười, hóm hỉnh tiếp: - Tất nhiên chữ nào đã Việt hóa rồi, thì ta không phải chữa lại nữa. Thí dụ chữ “Độc lập”, nếu ta “lấy lại” thì “độc” tức là “một”, lập có thể phiên thành “đứng”. Lúc đó, câu khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm!”, sẽ bị thay bằng “Việt Nam đứng một muôn năm” thì nghe chẳng ra sao cả. Hoặc như chữ “khuyết điểm”, mà lại chữa thành “lỗ hổng”, thì thật buồn cười. Những người có mặt lúc đó đều ngẩng mặt cười xòa nhưng ai cũng cảm thấy thấm thía lời dạy của Người. Gần gũi với đồng bào Năm 1960, có một nhà báo nọ được giao nhiệm vụ đi làm tin về cuộc Bác Hồ tiếp đồng bào dân tộc thiểu số về thăm Hà Nội. Bác đến các bàn chạm cốc với bà con, tới bàn anh nhà báo, Bác hỏi: - Chú chúc rượu bà con chưa ? Anh nhà báo nhanh nhảu: - Dạ thưa Bác, rồi ạ ! Bác nhìn bộ complet sang trọng của anh phóng viên và vuốt nhẹ cái cà-vạt của anh, nhắc:  - Hôm nay, Bác tiếp khách toàn là bà con nông dân người dân tộc, chú làm báo mà mặc thế này, thì gần gũi, tiếp xúc thế nào với bà con !  Việc nào dễ nhất Hồi ở chiến khu Việt Bắc, các cơ quan đóng sâu ở trong rừng, hằng tháng, mọi người phải đi lấy gạo về ăn, có khi mất cả ngày mới được một chuyến, không phải không có người ngại. Một lần, Bác đi công tác qua một con suối, thấy rất đông cán bộ, trong đó có nhiều trí thức, trên đường đi lấy gạo về, đang ngồi nghỉ. Bác dừng chân hỏi: - Đố các cô chú, trong nghề nông, việc nào làm dễ nhất ? Mọi người đua nhau trả lời. Người bảo dễ nhất là gieo mạ, gặt hái; người thì cho là xay lúa, giã gạo. Một bác sĩ giục Bác: - Thưa Bác, Bác chấm cho ai trả lời đúng ạ? Bác cười: - Theo Bác, việc làm dễ nhất là đi đến kho lấy gạo về nấu ăn... Nghe Bác đáp, cả đoàn cùng cười vui và quên đi hết mệt mỏi nhưng ai cũng thấm thía lời dạy của Người.  Bỏ một mâm, lấy một đĩa Chú Vũ Uy (một trong những người lái xe của Bác) kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện mà chú nhớ mãi: “Đó là vào dịp cuối năm 1950, sau Chiến dịch Biên giới. Tôi được cấp trên phân công lái xe đưa Bác đi công tác. Một tối trên đường từ Ngân Sơn đi Cao Bằng, qua đèn chiếu tôi thấy một hòn đá giữa đường. Vốn là lái xe to, quen tay, tôi đưa xe vào giữa hòn đá, nghĩ bụng sẽ lọt thôi. Nào ngờ hòn đá tai ác bật lên chạm két nước. Nhảy xuống xe tôi phát hiện ra két bị thủng rồi. Nguy quá, tôi luống cuống chẳng biết phải làm sao... Bác đến bên, chiếu đèn pin cho tôi, rồi nói: -  Chú cứ bình tĩnh mà chữa. Chữa cho cẩn thận. Bác không hỏi vì sao xe hỏng, cũng không góp ý phê bình gì. Vì trên xe có đồng chí thợ máy đi theo nên chẳng mấy chốc lỗ thủng két nước đã hàn xong. Chúng tôi lại đưa Bác lên đường đi tiếp, đến địa điểm an toàn. Nghỉ ngơi xong, Bác hỏi tôi: -  Xe làm sao thế chú? -  Thưa Bác, cháu quen lái xe tải, nên thấy hòn đá có thể vượt qua được, không ngờ nó lại kẹt vào thùng nên bị thủng... Bấy giờ Bác mới nói: -  Đáng lẽ ra chú nên cho xe dừng. Ta lăn hòn đá xuống vực rồi tiếp tục đi. Có lâu cũng chỉ dăm ba phút, chứ không phải dừng lại đến gần nửa tiếng mà lại giúp các xe đi sau khỏi gặp nạn. Chú đã “bỏ một mâm mà chỉ lấy một đĩa” đấy! Tôi nhận lỗi và xin hứa với Bác rút kinh nghiệm, sửa chữa cách nghĩ, cách làm... Cứ như ý tôi sáu chữ Bác dạy “Bỏ một mâm lấy một đĩa” có thể áp dụng trong tất cả công tác cách mạng. Phải nghĩ tới cái lớn, cái lâu dài, cái chung. Phải cẩn thận chứ không nên vội vàng, hấp tấp, nghĩ tới cái nhỏ, cái hẹp, cái thiển cận...” Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm một đơn vị bộ đội  diễn tập Cờ của ta phải bằng cờ các nước Bác An Quân, một cựu chiến binh, kể lại: “Vào khoảng ngày 23 đến 24-8-1945, tôi được lệnh đón đoàn cán bộ cấp trên về địa phương. Thôn tôi ở bên bờ sông Hồng. Cờ đỏ sao vàng bay trên thôn xóm hai bên sông. Dưới sông, thuyền xuôi ngược, cờ bay trên đỉnh cột buồm, tạo nên không khí quật khởi đẹp lạ thường. Chiếc thuyền đưa đoàn cán bộ tới. Chúng tôi nhận ra trong đó Cụ Hồ. Trông Cụ gầy yếu xanh xao, tay cầm chiếc gậy song nhỏ, vai đeo túi dết màu chàm. Sau vài phút chào hỏi, chúng tôi mời Cụ và đoàn cán bộ về trụ sở tự vệ thôn. Tới cổng thôn, ông Cụ dừng lại xem các khẩu hiệu cách mạng kẻ trên tường. Chợt nhìn thấy dãy cờ căng trước cổng thôn, Cụ bỗng hỏi: -  Sao các chú làm cờ của ta nhỏ hơn cờ của các nước đồng minh? Một đồng chí thưa: -  Dạ, giấy đỏ và vàng nhân dân mua làm cờ nhiều quá nên thiếu! Vì muốn cho đủ nên chúng cháu phải cắt nhỏ đi một chút ạ! Cụ khẽ lắc đầu và bảo: -  Không nên! Các chú phải hiểu là cách mạng thành công, nước ta giành được độc lập và đã ngang hàng với các nước, vì vậy cờ của ta phải bằng cờ các nước khác. Có thế mới tỏ rõ chí tự cường, tự trọng của mình. Thấu hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác, ngay sau đó, một đồng chí chúng tôi đã trèo lên lấy cờ xuống để sửa lại... TỪ ĐÔI DÉP ĐẾN CHIẾC Ô TÔ Đôi dép của Bác “ra đời” vào năm 1947, được “chế tạo” từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.Trên đường công tác, Bác nói vui với anh em cán bộ đi cùng:          - Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa. Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.          Chẳng những khi “hành quân” mà cả mùa đông, Bác đi thêm đôi tất cho ấm chân, tiếp khách trong nước, khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép ấy.Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép          Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy Các đồng chí cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin” Bác đôi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được”.          Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì anh em lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới          Máy bay hạ cánh xuống NiuĐêli. Bác tìm dép. Anh em thưa:          - Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồiThưa Bác          Bác ôn tồn nói:          - Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn. Nhân dân ta còn khó khăn. Bác đi đôi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế mà đủ lắm mà vẫn lịch sựThế là các ông “tham mưu con” phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi          Trong suốt thời gian ở Ấn Độ, các chính khách, nhà báo, quay phim, chụp ảnh lại rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép làm anh em phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.          Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên ấy”, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Cán bộ và chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác, Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:          - Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi          Nghe Bác nói, cả đám dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:          - Thưa Bác, cháu, để cháu sửa          - Thưa Bác, cháu, cháu có “rút dép” đây          Nhao nhác, ầm ĩ như thế, nhưng đồng chí cảnh vệ chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh rồi; có “rút” cũng vô íchBác cười nói:          - Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng cả chứ!          Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo quai dép ra, “thách thức”:- Đây, cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...          Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến....          Bác phải giục:          - Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:          - Tôi, để tôi sửa dép...          Mọi người giãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:          - Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ!...Bác nhìn các chiến sĩ nói:          - Các cháu nói đúng... nhưng chỉ có đúng một phần....Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì còn “thọ” lắm! Mua đôi khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên...Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...            Đôi dép cá nhân đã vậy, còn đôi dép “ô tô” của Bác cũng thế. Chiếc “Pa-bê-đa” sản xuất tại Liên Xô Bác vẫn đi, đã cũ, văn phòng xin “đổi” xe khác, “đời mới” hơn, tốt hơn, nhưng Bác không chịu:          - Xe của Bác hỏng rồi à?          Anh em thưa rằng chưa hỏng, nhưng muốn thay xe để Bác đi nhanh hơn, êm hơn. Bác nói:          - Ai thích nhanh, thích êm thì đổi....          Hôm sau đến giờ đi làm, không biết là xe hỏng thật hay “ai” xui mà Bác đứng đợi bên xe  mà xe cứ “ì” ra. Bác cười bảo đồng chí lái xe:Máy móc có trục trặc, chú cứ bình tĩnh sửa. Sửa xong Bác cháu ta đi cũng kịp...          Vài phút sau, xe nổ máy...          Bác lại cười nói với đồng chí lái xe, cảnh vệ:- Thế là xe vẫn còn tốt!                                Theo MINH ANH(Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

File đính kèm:

  • docNHUNG MAU CHUYEN VE BAC Q NQ.doc