1.Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1 – 2 câu; kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
-Nắm được nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bận về ý nghĩa câu chuyện. (Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác.)
2.Rèn kĩ năng nghe:
-Chăm chú nghe GV kể chuyện , nhớ cốt truyện.
-Nghe bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
33 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Kể chuyện Lớp 4 Học kì II - Phạm Văn Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS đọc thầm đề bài.
-2 HS nối tiếp đọc 2 gợi ý, cả lớp theo dõi trong SGK.
-HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và trao đổi với nhau để rút ra ý nghĩa của truyện.
-Đại diện các cặp lên thi kể. Kể xong nói lên về ý nghĩa của câu chuyện.
-Lớp nhận xét.
Tiết 31: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng nói:
-HS chọn được một câu chuyện mà mình đã chứng kiến hoặc tham gia. biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
2. Rèn kĩ năng nghe:Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Ảnh về các cuộc du lịch, tham quan của lớp (nếu có).
-Bảng lớp viết sẵn đề bài, gợi ý 2.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Bây giờ các em sẽ được kiểm tra xem đã chuẩn bị như thế nào cho tiết kể chuyện hơm nay. Các em nhớ chọn câu chuyện về du lịch hoặc cắm trại mà các em đã được trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến. Sau đó, các em sẽ kể cho cả lớp cùng nghe.
b). Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:
-Cho HS đọc đề bài.
-GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
Đề: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em đã được tham gia.
-Cho HS đọc gợi ý.
-GV lưu ý HS: Những em đã được đi du lịch hoặc đi cắm trại thì kể về những chuyến đi của mình. Những em chưa được đi có thể kể về chuyện mình đi thăm ông bà, cô bác …
-Cho HS nói tên câu chuyện mình chọn kể.
c). HS kể chuyện:
-Cho HS kể chuyện trong nhóm.
-Thi kể trước lớp.
-GV nhận xét + khen những HS kể hay, có câu chuyện hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe hoặc viết lại nội dung câu chuyện.
-HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hoặc thám hiểm.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS lần lượt nói tên câu chuyện.
-Từng cặp kể chuyện cho nhau nghe + nói về ấn tượng của mình về cuộc đi …
-Đại diện các cặp lên thi kể.
-Lớp nhận xét.
Tiết 32: KHÁT VỌNG SỐNG
I.MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Khát vọng sống, có thể phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ một cách tự nhiên.
-Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng với cái chết.
2. Rèn kĩ năng nghe:
-Chăm chú nghe GV kể chuyện.
-Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Giắc Lơn-đơn là nhà văn Mĩ nổi tiếng. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm mà Khát vọng sống là một trong những tác phẩm rất thành công của ông. Câu chuyện hôm nay chúng ta kể là một trích đoạn trong tác phẩm Khát vọng sống.
b). GV kể lần 1:
-GV kể chuyện. Cần kể với giọng rõ ràng, thang thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ: dài đằng đẵng, nén đau, cái đói, cào xé ruột gan, chằm chằm, anh cố bình tĩnh, bò bằng hai tay …
c). GV kể lần 2:
-GV kể chuyện kết hợp với tranh (vừa kể vừa chỉ vào tranh)
Ø Tranh 1
(Đoạn 1). GV đưa tranh 1 lên bảng, vừa chỉ tranh vừa kể: “Giôn và Bin … mất hút”.
Ø Tranh 2
(Đoạn 2). Gv đưa tranh 2 lên bảng, vừa chỉ tranh vừa kể.
Ø Đoạn 3: Cách tiến hành như tranh 1.
Ø Đoạn 4: Cách tiến hành như tranh 1.
Ø Đoạn 5: Cách tiến hành như tranh 1.
Ø Đoạn 6: Cách tiến hành như tranh 1.
d). HS kể chuyện:
a). HS kể chuyện.
b). Cho HS thi kể.
-GV nhận xét + khen nhóm, HS kể hay.
3. Củng cố, dặn dò:
* Em hãy nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của bài tập KC tuần 33.
-2 HS kể lại cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS vừa quan sát vừa nghe GV kể từng đoạn.
-HS kể chuyện trong nhóm (nhóm 3 hoặc nhóm 6). Nếu nhóm 3 mỗi HS kể theo 2 tranh, nếu nhóm 6 mỗi em kể một tranh.
-Sau đó mỗi HS kể cả câu chuyện.
-3 nhóm thi kể đoạn.
-2 HS thi kể cả câu chuyện
-Lớp nhận xét.
* Câu chuyện ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
Tiết 33: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
-Trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, đoạn truyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Một số sách, báo, truyện viết về những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời.
-Bảng lớp viết sẵn đề bài, dàn ý KC.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 1 HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
-Có những người có cuộc sống đầy đủ, sung túc nhưng cũng có những người có hoàn cảnh sống rất khó khăn. Tuy vậy, họ vẫn vượt lên hoàn cảnh, vẫn lạc quan yêu đời. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em hãy kể cho cả lớp mình nghe câu chuyện về những người như thế mà các em đã được nghe, được biết.
b). Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài:
-Cho HS đọc đề bài.
-GV ghi đề bài lên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
-Cho lớp đọc gợi ý.
-GV nhắc HS: Các em có thể kể chuyện về các nhân vật có trong SGK, nhưng tốt nhất là các em kể về những nhân vật đã đọc, đã nghe không có trong SGK. Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
c). HS kể chuyện:
-Cho HS kể chuyện theo cặp.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét, khen những HS có câu chuyện hay, kể hấp dẫn.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Dặn HS về nhà đọc trước nội dung bài KC ở tuần 34.
-HS kể đoạn 1 + 2 + 3 truyện Khát vọng sống và nêu ý nghĩa của truyện.
-1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK.
-HS lần lượt nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
-Từng cặp HS kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
-Đại diện các cặp lên thi kể và nêu ý nghĩa của câu chuyện mình kể.
-Lớp nhận xét.
Tiết 34: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng nói:
-HS chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh họa cho đặc điểm tính cách của nhân vật, hoặc kể lại sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật.
-Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
2. Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng lớp viết đề bài. Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 1 HS.
+Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về người có tinh thần lạc quan, yêu đời. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
-GV nhận xét và cho điểm.
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
-Trong cuộc sống, mọi người thường có tính tình khác nhau. Người thì lầm lì, ít nói, người thì tính tình xởi lởi, người thì lạnh lùng … Hôm nay các em hãy kể cho bạn mình nghe một câu chuyện về người vui tính mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
b). Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài:
-GV ghi đề bài lên bảng lớp.
-GV giao việc: các em phải kể nột câu chuyện về người vui tính mà em là người chứng kiến câu chuyện xảy ra hoặc em trực tiếp tham gia. Đó là câu chuyện về những con người xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
-Cho HS nói về nhân vật mình chọn kể.
-Cho HS quan sát tranh trong SGK.
c). HS kể chuyện:
a/. Cho HS kể theo cặp
b/. Cho HS thi kể.
-GV viết nhanh lên bảng lớp tin HS, tên câu chuyện HS đó kể.
-GV nhận xét và khen những HS có câu chuyện hay, kể hay.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe hoặc viết vào vở câu chuyện đã kể ở lớp.
+HS kể.
- HS nghe.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS lần lượt nói về nhân vật mình chọn kể.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Hai bạn cùng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
-Đại diện một số cặp lên thi kể.
-Lớp nhận xét.
Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
( Xem giáo án chính tả)
Nhận xét của tổ trưởng
Nhận xét của BGH
File đính kèm:
- KE CHUYEN.doc