SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ., nét mặt một cách tự nhiên. (HS yếu biết kể lại câu chuyện).
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền bù xứng đáng.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Có khả năng tập trung nghe cô, thầy kể chuyện, nhớ chuyện.
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.(HS yếu không yêu cầu nhận xét, đánh giá và kể tiếp lời bạn)
56 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Kể chuyện lớp 4 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu cầu của đề bài .GV gạch chân những từ ngữ quan trọng: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện .
- HS đọc gợi ý 1,2.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể
- Kể chuyện trong nhóm : Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về cuộc du lịch hoặc cắm trại của mình .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Một vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp . Mỗi HS kể xong, cùng các bạn trao đổi về ấn tượng của cuộc du lịch, cắm trại .cả lớp nhận xét về nội dung câu chuyện, cách kể, cách dùng từ, đặt câu, giọng điệu, cử chỉ.
- Gv nhận xét chung .
3/ Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân hoặc có thể viết lại nội dung câu chuyện đó .
TUẦN 32
KHÁT VỌNG SỐNG
I. Mục đích, yêu cầu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Khát vọng sống, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện: Ca ngợi con người có khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
- Chăm chú nghe thầy cô kể, nhớ chuyện.
- Lắng nghe bạn kể lại chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
* GDBVMT (trực tiếp)
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK (tranh phóng to – nếu có).
III. Các hoạt động trong dạy – học
1/ Kiểm tra bài cũ
GV mời 1 – 2 HS kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em tham gia.
- GV nhận xét.
2/ Dạy bài mới
Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nghe kể một trích đoạn từ truyện Khát vọng sống rất nổi tiếng của nhà văn người Mỹ tên là Giắc Lơn-đơn. Câu chuyện sẽ giúp các em biết: khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết như thế nào.
- Trước khi nghe thầy (cô) kể chuyện, các em hãy quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK.
- HS quan tranh minh hoạ
Hoạt động 1: .GV kể chuyện
- GV kể lần 1, HS nghe.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng (hoặc yêu cầu HS nghe, kết hợp với nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK).
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a. Kể chuyện trong nhóm.
- Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ, HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 4 em (mỗi em kể theo 2 – 3 tranh) ; sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện. Cả nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b. Thi kể chuyện trước lớp.
- Một vài tốp HS (mỗi tốp 2, 3 em) thi kể từng đoạn của câu chuyện.
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Cuối giờ, cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu chuyện nhiều nhất.
* GDBVMT: Câu chuyện giáo dục chúng ta điều gì? (Giáo dục ý chí vượt mọi khó khăn, khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên)
4 Củng cố, dặn dò:
- GV mời 1 HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi con người có khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân. Dặn HS đọc trước bài.
TUẦN 33
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích, yêu cầu
- Rèn luyện kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, đoạn truyện.
- Rèn luyện kỹ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số báo, sách, truyện viết về những người trong hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời, có khiếu hài hước (GV và HS sưu tầm); truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài, dàn ý kể chuyện.
III. Các hoạt động trong dạy – học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS kể 1 – 2 đoạn của câu chuyện Khát vọng sống, nói ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét.
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay giúp các em được kể cho nhau nghe những câu chuyện đã nghe, đã đọc về những con người có tính cách đáng quý và rất đáng khâm phục; những người biết sống vui, sống khoẻ, có khiếu hài hước, những người sống lạc quan, yêu đời trong mọi hoàn cảnh.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập.
- HS đọc đề bài
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng để HS không kể chuyện lạc đề: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- GV nhắc: Qua gợi ý 1, có thể thấy người lạc quan, yêu đời không nhất thiết phải là người gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc không may. Đó có thể là một người biết sống vui, sống khoẻ – ham thích thể thao, văn nghệ, ưa hoạt động, ưa hài hước. Phạm vi đề tài vì vậy rất rộng. Các em có thể kể về các nghệ sĩ hài như vua hề Sác-lô, Trạng Quỳnh, những nhà thể thao,
+ Hai nhân vật được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1, 2 đều là nhân vật trong SGK. Các em có thể kể về các nhân vật đó.
- HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV gợi ý cho học sinh tìm truyện ngoài sách giáo khoa và kể lại cho lớp nghe.
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Phân chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ.
- GV nhắc HS nên kết chuyện theo lối mở rộng (nói thêm về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện) để các bạn cùng trao đổi. Có thể chỉ kể 1 – 2 đoạn của câu chuyện.
- Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện mình sẽ kể. (VD: Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện: “Oâng vua của những tiếng cười”. chuyện kể về vua hề Sác-lô lần đầu tiên lên sân khấu mới 5 tuổi đã bộc lộ tài năng, khiến khán giả rất hâm mộ.)
-Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp:
- HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Lớp nhận xét. bình chọn bạn tìm được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện lôi cuốn nhất, bạn đặt câu hỏi thông minh nhất.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân.
- Dặn HS đọc trước để chuẩn bị nội dung cho bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 34 (Kể về một người vui tính mà em biết).
TUẦN 34
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục đích, yêu cầu.
- HS chọn được 1 câu chuyện về người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
- Rèn kỹ năng nghe: lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết đề bài. Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3.
III. Các hoạt động trong dạy – học
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Kiểm tra việc chuẩn bị kể chuyện của HS.
- GV nhận xét.
2/ Dạy bài mới
Giới thiệu bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài:
- Một HS đọc đề bài.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- GV nhắc HS:
+ Nhân vật trong câu chuyện của mỗi em là một người vui tính mà em biết trong cuộc sống thường ngày.
+ Có thể kể chuyện theo 2 hướng:
(a) Giới thiệu một người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách đó (kể không thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người thật, quen.
(b) Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính (kể thành chuyện). Nên kể theo hướng này khi nhân vật là người em không biết nhiều.
- Một số HS nói nhân vật mình chọn kể.
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện:
a. Kể chuyện theo cặp: từng cặp HS quay mặt vào nhau, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.
b. Thi kể chuyện trước lớp:
- Một vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp. GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể, tên câu chuyện của các em.
- Mỗi em kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi của bạn (nếu có). GV hướng dẫn cả lớp nhận xét nhanh về lời kể của từng HS theo tiêu chí đánh giá.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân hoặc viết lại vào vở nội dung câu chuyện đã kể miệng ở lớp.
TUẦN 35
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II (ĐỌC)
File đính kèm:
- KC tuan 1-35.doc