KỂ CHUYỆN:
RÙA VÀ THỎ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Biết nghe giáo viên kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện, dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó kể được toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết đổi giọng để phân biệt lời của rùa, của thỏ và lời của người dẫn chuyện.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan kiêu ngạo, chậm như rùa nhưng kiên trì nhẫn nại ắt thành công.
- HSK, G: Kể được 2 – 3 đoạn của câu chuyện.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Xác định giá trị (biết tôn trọng người khác).
- Tự nhận thức bản thân (biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân).
- Lắng nghe, phản hồi tích cực.
* Nội dung điều chỉnh: Chưa yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện; chưa yêu cầu phân vai tập kể lại câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ như sách giáo khoa . Mặt nạ rùa và thỏ
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4328 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kể chuyện lớp 1 tuần 25 đến 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm gì được , sói cúp đuôi lủi mất .
+ Dê mẹ về , gõ cửa và hát lên . Dê con nhận ra tiếng mẹ ngay , chúng mở cửa tranh nhau kể cho mẹ nghe chuyện sói đến nhưng chúng không mắc lừa . Dê mẹ âu yếm khen các con thật ngoan và biết nghe lời mẹ .
Hs nhìn tranh kể lại từng đoạn chuyện .- Cả lớp nhận xét
- Thi đua nhóm 4 bạn kể đóng vai
( Dê mẹ, dê con, Sói, người dẫn chuyện )
- Phải biết vâng lời
- Sói sẽ ăn thịt dê con .
- Có nhiều điều không tốt cho bản thân .
RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 32
Ngày dạy: 26/04/2012
KỂ CHUYỆN:
CON RỒNG CHÁU TIÊN
I.MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài, hs có khả năng:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn, toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc.
- HSK, G: Kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
* Nội dung điều chỉnh: Chưa yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện; chưa yêu cầu phân vai tập kể lại câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ : 5’
Yêu cầu 4 học sinh mở Sách giáo khoa kể nối tiếp 4 đoạn câu chuyện
3.Bài mới : 30’
Hoạt động 1: Giới thiệu: Cô kể cho các con nghe câu chuyện: Con rồng cháu tiên.
Hoạt động 2: Giáo viên kể chuyện.
Phương pháp: kể chuyện, trực quan.
-Giáo viên kể cho học sinh nghe lần 1.
-Kể lần 2 kết hợp với tranh.
+Ngày xưa có chàng Lạc Long Quân vốn là rồng ở dưới biển. Chàng kết duyên cùng này Âu Cơ là tiên trên núi.
+Nàng Âu Cơ sinh ra cái bọc có 100 trứng nở thành 100 con.
+Lạc Long Quân về biển, Âu Cơ nhớ chồng bèn gọi chàng trở về.
+Sau đó họ chia đôi con: 50 người con xuống biển theo cha, 50 người con lên núi theo mẹ. Người con thứ nhất sau này trở thành vua nước Văn Lang. Đó là vua Hùng thứ nhất của nước ta.
Hoạt động 3: Tập kể từng đoạn theo tranh.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Giáo viên treo tranh 1.
+ Âu Cơ và Lạc Long Quân vốn sinh ra ở đâu?
+ Việc Âu Cơ sinh con có gì lạ?
+ Gia đình Lạc Long Quân sống thế nào?
Tương tự cho tranh 2, 3, 4.
GV nhận xét .
Hoạt động 4: Hướng dẫn kể toàn chuyện.
Phương pháp: kể chuyện, động não.
Cho học sinh lên thi kể chuyện tiếp sức.
Nhận xét – cho điểm.
Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Phương pháp: đàm thoại.
Vì sao nhân dân ta gọi nhau là đồng bào?
Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
4/ Củng cố - Dặn dò: 4’
Kể lại đoạn chuyện thích nhất.
Qua câu chuyện khuyên con điều gì?
Tập kể lại cho mọi người ở nhà cùng nghe.
-Học sinh nghe.
-Học sinh quan sát.
… người ở biển, người ở núi.
… 100 trứng.
… rất đầm ấm.
Kể lại nội dung tranh 1.
Mỗi em kể 1 tranh.
- HS thi kể chuyện tiếp sức.
… vì cùng sinh ra từ cái bọc 100 trứng.
Học sinh kể.
RÚT KINH NGHIỆM :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 33
Ngày dạy: 03/05/2012
KỂ CHUYỆN:
CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÍ TÌNH BẠN
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài, hs có khả năng:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Biết được lời khuyên của truyện: Ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ sống cô độc.
- HSK, G: Kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Xác định giá trị.
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Lắng nghe tích cực.
- Tư duy phê phán.
* Nội dung điều chỉnh: Chưa yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện; chưa yêu cầu phân vai tập kể lại câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:5’
Yêu cầu 4 học sinh mở Sách giáo khoa kể nối tiếp 4 đoạn câu chuyện
3. Bài mới: 30’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Cô chủ không biết quí tình bạn
Hoạt động 2: Giáo viên kể chuyện.
MT: Học sinh nắm được nội dung truyện
Phương pháp: kể chuyện, trực quan.
-Giáo viên kể lần 1 với giọng chậm rãi nhấn giọng những chi tiết tả vẻ đẹp của các con vật, lợi ích của chúng, tình thân giữa chúng với cô chủ, sự thất vọng của chúng khi bị cô chủ xem như một thứ hàng hoá để đổi chác.
Giáo viên kể lần 2 – lần 3 kết hợp giảng tranh minh hoạ .
Hoạt động 2: Học sinh kể
MT: Học sinh biết kể lại từng đoạn cả câu chuyện
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Xác định giá trị.
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Lắng nghe tích cực.
- Tư duy phê phán.
- PP: + Động não, tưởng tượng.
+ Trải nghiệm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, phản hồi tích cực, đóng vai.
Giáo viên dựa vào từng tranh và câu hỏi gợi ý để kể các đoạn chuyện. Giáo viên bổ sung nếu học sinh kể thiếu
Chia lớp thành nhiều nhóm thi kể với nhau.
Hoạt động 3: Ý nghĩa
MT: Học sinh hiểu nghĩa câu chuyện
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Tư duy phê phán.
- PP: + Động não, tưởng tượng.
+ Trải nghiệm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, phản hồi tích cực, đóng vai.
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
Giáo viên chốt : SGV
4/ Củng cố dặn dò: 4’
Nhận xét tiết học
Dặn học sinh về nhà tập kể lại chuyện.
- HS nhắc lại .
-Học sinh nghe.
-Học sinh nghe.
- HS quan sát tranh và kể lại từng đoạn câu chuyện .
- HS thi kể theo nhóm .
- HS trả lời .
RÚT KINH NGHIỆM :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 34
Ngày dạy:10/05/2012
KỂ CHUYỆN:
HAI TIẾNG KÌ LẠ
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài, hs có khả năng:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Biết được ý nghĩa câu chuyện: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ.
- HSK, G: Kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Xác định giá trị.
- Thể hiện sự cảm thông, hợp tác.
- Ra quyết định.
- Lắng nghe tích cực.
- Tư duy phê phán.
* Nội dung điều chỉnh: Chưa yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện; chưa yêu cầu phân vai tập kể lại câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau kể chuyện : Dê con nghe lời mẹ.
3. Bài mới: 30’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
MT: Học sinh nắm được tên truyện.
Giáo viên giới thiệu ghi đề bài .
Giáo viên kể lần 1, sau đó kể lần 2 có kết hợp với tranh minh hoạ
Kỹ thuật kể : Đoạn đầu giọng chậm rãi
Lời cụ già : thân mật, khích lệ
Lời Paolích : nhẹ nhàng, âu yếm
Các chi tiết tả phản ứng của bà, của chị, của anh cần được kể với sự ngạc nhiên sau đó là sự thích thú trước sự thay đổi của Paolích
Hoạt động 2: Học sinh kể
MT: Học sinh biết kể lại từng đoạn cả câu chuyện
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Xác định giá trị.
- Thể hiện sự cảm thông, hợp tác.
- Ra quyết định.
- PP: + Động não, tưởng tượng.
+ Trải nghiệm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, phản hồi tích cực, đóng vai.
+ Diễn đạt bằng cách khác.
Yêu cầu học sinh dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý để kể chuyện. Mỗi tranh gọi 2, 3 học sinh kể.
Chia lớp thành nhiều nhóm thi kể với nhau.
Hoạt động 3: Ý nghĩa
MT : Học sinh hiểu nghĩa câu chuyện
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Lắng nghe tích cực.
- Tư duy phê phán.
- PP: + Động não, tưởng tượng.
Theo em 2 tiếng kỳ lạ mà cụ già dạy cho Paolích là gì ?
Vì sao Pao lích nói 2 tiếng đó, mọi người lại tỏ ra yêu mến và giúp đỡ em ?
4/ Củng cố dặn dò : 4’
Nhận xét tiết học
Dặn học sinh về nhà tập kể lại chuyện.
- HS nhắc lại .
-Học sinh nghe.
-Học sinh nghe.
- HS quan sát tranh và kể lại từng đoạn câu chuyện .
- HS thi kể theo nhóm .
- HS trả lời .
RÚT KINH NGHIỆM :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 35
Ngày dạy: 17/05/2012
TIẾNG VIỆT:
KIỂM TRA CUỐI HK II
Mục tiêu:
- Đọc được các bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng: 30 tiếng/phút; trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Viết được các từ ngữ, bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng: 30 chữ/15 phút.
File đính kèm:
- giao an ke chuyen lop 1 tuan 2535.doc