Giáo án Kể chuyện 5 - Tháng 1

CHIẾC ĐỒNG HỒ

I. MỤC TIÊU

 1. Rèn kĩ năng nói:

· HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ.

· Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Qua câu chuyện chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ : nhiệm vụ nào của cách mạng cũng quan trọng, cần thiết; do đó cần làm tốt công tác được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.

2. Rèn kĩ năng nghe:

 Nghe thầy, bạn kể chuyện, nhận xét đúng và kể tiếp lời bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp viết những từ cần giải thích : tiếp quản, đồng hồ quả quýt.

- Tranh minh họa.

 

doc9 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kể chuyện 5 - Tháng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tranh 3: khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Bác mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thắm thía. - Gọi 1, 2 HS kể toàn bộ câu chuyện. - Mỗi nhóm, cá nhân kể xong, trình bày những điều có thể rút ra từ câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu đúng những điều câu chuyện muốn nói. 4. Củng cố dặn dò - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC tuần 20 Kể chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - Nhận xét - Lắng nghe - Cá nhân tiếp nối trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Cặp đôi - Cá nhân tiếp nối kể chuyện - Cá nhân tiếp nối kể chuyện - Lớp nhận xét, bổ sung. ? Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................ . .. Tuần 20 Tiết 20 Ngày dạy:16.1.2009 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU 1. Rèn kĩ năng nói: HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng lớp viết đề bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS kể lại câu chuyện Chiếc đồng hồ và nêu nội dung. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. GV gạch chân các từ : tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh. - Hỏi :Thế nào là tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh? (Là người sống, làm việc theo đúng qui định của pháp luật, nhà nước.) - Gọi HS đọc phần gợi ý. - Yêu cầu HS giới thiệu tên câu chuyện mình định kể. b) Kể trong nhóm - Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. c) Kể trước lớp. - Tổ chức cho HS kể trước lớp. - Sau mỗi HS kể, GV ghi tên HS, tên câu chuyện, nội dung câu chuyện trên bảng lớp. Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lưu với các bạn trong lớp. - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện, theo tiêu chuẩn: + Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? + Cách kể (giọng điệu, cử chỉ). + Khả năng hiểu chuyện của người kể. - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất. - GV nhận xét , ghi điểm HS. 3. Củng cố dặn dò - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC tuần 21Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia. - Nhận xét : - 2 HS kể. - Cá nhân - Cá nhân tiếp nối trình bày. - Cá nhân - Cá nhân tiếp nối trình bày. - Cặp đôi - Cá nhân tiếp nối kể chuyện - Cá nhân - Cá nhân - Cá nhân ? Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................... . .. Tuần 21 Tiết 21 Ngày dạy:6.2.2009 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU 1. Rèn kĩ năng nói: HS kể lại được câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử – văn hóa, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện. Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng lớp viết đề bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc 3 đề bài. - Hỏi :Đặc điểm chung của cả 3 đề là gì? (Kể lại chuyện được chứng kiến hoặc tham gia) - Em có nhận xét gì về các nhân vật trong truyện? (Đây là những việc làm tốt, tích cực, có thật của mọi người sống xung quanh em. ) - Nhân vật trong truyện là ai? (Là người khác hoặc chính em.) - Gọi HS đọc gợi ý trong SGK, lớp theo dõi SGK. -Yêu cầu HS đọc kỹ gợi ý cho đề các em đã chọn - Em định kể chuyện gì. Hãy giới thiệu cho các bạn nghe. - Tổ chức cho HS lập nhanh dàn ý câu chuyện. b) Kể theo nhóm - Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.gợi ý các câu hỏi : + Việc làm nào của nhân vật khiến bạn khâm phục nhất ? + Theo bạn, việc làm đó có ý nghĩa như thế nào? + Nếu bạn được tham gia vào công việc đó bạn sẽ làm gì? c) Kể trước lớp. - Tổ chức cho HS thi kể . - Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về ý nghĩa để tạo không khí sôi nổi cho lớp học. - GV ghi tên HS, tên câu chuyện, nội dung câu chuyện trên bảng lớp. - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất. - GV nhận xét , ghi điểm HS. 3. Củng cố dặn dò - Về kể lại câu chuyện em đã nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện Oâng Nguyễn Khoa Đăng. - Nhận xét : - 2 HS kể. - Cá nhân - Cá nhân tiếp nối trình bày. - Cá nhân - Cá nhân tiếp nối trình bày. - Cá nhân, VBT. - Cặp đôi - Cá nhân tiếp nối thi kể - Cá nhân - Cá nhân ? Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................... . .. Tuần 22 Tiết 22 Ngày dạy:13.2.2009 ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG I. MỤC TIÊU 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thơng minh tài trí, giỏi xét xử các vụ án, cĩ cơng trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân. Biết trao đổi với các bân về mưu trí tài tình của ông Nguyễn Khoa Đăng. 2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe thầy kể chuyện, nhớ chuyện. Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh họa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử – văn hóa, ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn thương binh liệt sĩ. - GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài 2. GV kể chuyện - GV kể lần 1: giọng chậm rãi. - GV kể lần 2 : vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. - Giải thích từ truông, sào huyệt, phục binh. - Hỏi : ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào? (Ông là một vị quan án có tài xét xử được dân mến phục.) +Ông đã làm gì để tên trộm tiền lộ nguyên hình? (Ông cho bỏ tiền vào nước, ván dầu nổi – tiền đó là của ngưới bán dầu) +Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp? (Ông đã cho quân sĩ cải trang thành dân phu, khiêng những hòm có quân sĩ bên trong qua truông để dụ bọn cướp rồi vào tận sào huyệt để bắt sống.) + Ông còn làm gì để phát triển làng xóm? (Ông đưa bọn cướp đi khai khẩn đất hoang, lập đồn điền rộng lớn, đưa dân đến lập làng xóm ở hai bên truông.) 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. a. Kể trong nhóm - Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm và trao đổi trả lời câu hỏi Biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào ? - GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. b. Thi kể trước lớp. - 2 tốp HS, mỗi tốp 2 em nối tiếp nhau lên bảng kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa. - Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn trước lớp. - Tổ chức cho HS trao đổi về biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào. - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện. - Gọi 1, 2 HS kể toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét , ghi điểm HS. 4. Củng cố dặn dò - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC tuần 23 để tìm được câu chuyện về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. - Nhận xét : - 2 HS kể. - Lắng nghe - Cá nhân tiếp nối trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - Nhóm đôi. - Cặp đôi - Cá nhân tiếp nối. - Trao đổi cặp đôi. - 2 HS kể - Lơp nhận xét, bổ sung. ? Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................... . ..

File đính kèm:

  • docTHANG 1.doc
Giáo án liên quan