Giáo án Học vần 1 bài: ep – êp

BÀI DẠY : EP – ÊP

 A.Mục tiêu :

 - Nhận biết được cấu tạo của vần ep,êp,phân biệt chúng với nhau và với các vần đã học.

 - Học sinh đọc và viết được vần ep,êp,cá chép,đèn xếp.

 - Học sinh đọc được các từ ứng dụng : Lễ phép,xinh đẹp,gạo nếp,bếp lửa.

 B. Đồ dùng dạy học :

 * Giáo viên:

 - Sách tiếng việt tập 1

 - Tranh minh hoạ từ : cá chép,đèn xếp

 - Viết sẵn câu ứng dụng ở tiết trước để kiểm tra bài cũ.

 - Các thanh chữ viết sẵn từ ứng dụng: Lễ phép,xinh đẹp,gạo nếp,bếp lửa.

 * Học sinh : Bảng con,bộ lắp ghép Tiếng việt lớp1

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4807 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học vần 1 bài: ep – êp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/01/2010 Ngày dạy : 26/01/2010 BÀI DẠY : EP – ÊP A.Mục tiêu : - Nhận biết được cấu tạo của vần ep,êp,phân biệt chúng với nhau và với các vần đã học. - Học sinh đọc và viết được vần ep,êp,cá chép,đèn xếp. - Học sinh đọc được các từ ứng dụng : Lễ phép,xinh đẹp,gạo nếp,bếp lửa. B. Đồ dùng dạy học : * Giáo viên: - Sách tiếng việt tập 1 - Tranh minh hoạ từ : cá chép,đèn xếp - Viết sẵn câu ứng dụng ở tiết trước để kiểm tra bài cũ. - Các thanh chữ viết sẵn từ ứng dụng: Lễ phép,xinh đẹp,gạo nếp,bếp lửa. * Học sinh : Bảng con,bộ lắp ghép Tiếng việt lớp1. C. Các hoạt động dạy học : I. Khởi động : Hát II. Kiểm tra bài cũ: T: Ở tiết trước các em đã học vần gì ?( H: ôp,ơp) T : Đính đoạn ứng dụng lên bảng : Đám mây xốp trắng như bông Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào Nghe con cá đớp ngôi sao Giật mình mây thức bay vào rừng xa. H : 02 em lên bảng : H1: Đọc bài,tìm tiếng có vần đã học H2 : Đọc bài,phân tích tiếng đớp. Gọi H nhận xét – T nhận xét,ghi điểm. III. Dạy - học bài mới : * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Hôm nay cô giới thiệu tiếp với các em hai vần mới có âm cuối p đó là vần ep,êp. T : Ghi bảng : ep,êp ( HS nhắc lại) * Hoạt động 2 : Dạy vần a. Vần ep: T : Đính vần ep lên bảng - đọc : ep H : đọc T : Vần ep được cấu tạo bởi những âm nào ? H : Vần ep gồm hai âm: âm e và âm p.âm e đứng trước,âm p đứng sau H : 1- 2 nhắc lại T : Cho H ghép vần ep H: Ghép vần ep – đưa bảng – T lấy 1 bảng cho H nhận xét,phân tích lại vần ep T: Ghi bảng : ep – T : đọc mẫu : e - pờ - ep H : Đánh vần : e- pờ - ep ( Cá nhân,nhóm,lớp) T : Đọc trơn : ep H : Đọc trơn : Cá nhân,nhóm,lớp T : Đã có vần ep Cô thêm âm ch vào trước vần ep và dấu sắc trên đầu âm e ta được tiếng gì ? ( H : chép) H: Ghép tiếng chép T : chọn một bài,gọi H nhận xét và phân tích tiếng chép ( H : Tiếng chép có âm ch đứng trước vần ep đứng sau và dấu thanh sắc trên đầu âm e) T : Ghi bảng : chép T : Đánh vần tiếng chép : chờ - ep - chep - sắc – chép H : Đánh vần tiếng chép : cá nhân,nhóm,lớp T : Đọc trơn tiếng chép H : Đọc trơn tiếng chép : Cá nhân,nhóm,lớp T : Cho H quan sát tranh ? Bức tranh vẽ con gì ?( H : Bức tranh vẽ con cá chép) - Cá chép dùng làm thức ăn rất ngon và bổ ... T có từ cá chép : Ghi bảng - đọc mẫu H : Đọc từ cá chép : cá nhân,nhóm,lớp T : Chúng ta vừa tìm hiểu xong vần ep. H : Xung phong đọc lại toàn bài : ep - chép - cá chép : Cá nhân,nhóm,lớp b. Vần êp : T : Đưa mô hình vần ep. Nếu cô thay âm e bằng âm ê,giữ nguyên âm p ta được vần gì? ( H : êp) T : Đính lên bảng vần êp : T : Đọc – H : Nhắc lại H : Phân tích vần êp H : Vần êp có 2 âm đó là âm ê và âm p,âm ê đứng trước âm p đứng sau H : Nhắc lại 2 em H : Ghép vần êp – đưa bảng T : Nhận xét,yêu cầu H phân tích vần êp T : Ghi bảng êp H : Xung phong đánh vần vần êp ( ê - pờ - êp): Cá nhân,nhóm,lớp H : Đọc trơn vần êp : Cá nhân,nhóm,lớp Các em đã có vần êp.Bây giờ muốn có tiếng xếp ta làm thế nào ? H : Thêm âm x đứng trước vần êp và thanh sắc trên đầu âm ê T : cho H ghép tiếng xếp - chọn bài - nhận xét H : Phân tích tiếng xếp : tiếng xếp gồm âm x ghép với vần êp và thanh sắc trên đầu âm ê. T : Ghi bảng : xếp H : Xung phong đánh vần tiếng xếp : xờ – êp – xêp - sắc - xếp : Cá nhân,nhóm,lớp H : Đọc trơn tiếng xếp : cá nhân,nhóm,lớp T : Cho H quan sát bức tranh và cho biết bức tranh vẽ gì ? ( H : ... vẽ đèn xếp) T : Có từ đèn xếp - ghi bảng - đọc mẫu H : Đọc : đèn xếp: Cá nhân,nhóm,lớp H : Xung phong đọc vần vừa học : êp - xếp - đèn xếp : cá nhân,nhóm,lớp T : yêu cầu H đọc lại 2 vần vừa học : ep êp chép xếp cá chép đèn xếp T : Cho H so sánh vần ep và vần êp giống và khác nhau điểm nào ? H : Giống : Cả hai vần đều kết thúc bằng âm p Khác : Vần ep có âm e đứng trước; vần êp có âm ê đứng trước T : Chính vì sự khác nhau như vậy nên có cách đọc khác nhau. H : Giải lao : Hát c. Hướng dẫn viết : T : Vần ep được viết bởi những con chữ nào ? ( H : Vần ep được viết bởi con chữ e và con chữ p,chữ e viết trước,chữ p viết sau) T : Vừa viết mẫu vữa giảng quy trình cho H quan sát : Khi viết vần ep,ta bắt đầu từ con chữ e,điểm kết thúc của con chữ e ta không dừng bút mà đưa bút nhẹ nhàng lên viết tiếp chữ p,điểm kết thúc của chữ e coi như điểm bắt đầu của chữ p H : Viết bảng con T : Nhận xét - chọn 1 bảng đẹp cho H nhận xét – H đọc lại : ep ( đồng thanh) T : Hướng dẫn viết tiếng chép : Tiếng chép có chữ ch ghép với vần ep và dấu sắc nằm trên đầu âm e H : Viết bảng : chép – đưa bảng – T nhận xét – T Chọn 1 bài yêu cầu H nhận xét H : Đọc cá nhân - đồng thanh H : Nêu cách viết vần êp : Chữ êp được viết bằng 2 con chữ : Chữ ê đứng trước nối liền với chữ p đứng sau H : Viết bảng : êp – đưa bảng – T nhận xét – T Chọn 1 bài yêu cầu H nhận xét T : Hướng dẫn H viết từ đèn xếp: ( Chú ý khoảng cách giữa hai chữ - cách nhau một thân chữ H : Viết bảng : đèn xếp – đưa bảng – T nhận xét – T Chọn 1 bài yêu cầu H nhận xét d. Đọc từ ứng dụng : T : Ghi bảng : Lễ phép,xinh đẹp,gạo nếp,bếp lửa H : Đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa học T : Gạch chân có tiếng đó H : Đọc các tiếng : phép,đẹp,nếp,bếp : Cá nhân,nhóm,lớp H : Xung phong đọc cả từ : Lễ phép,xinh đẹp,gạo nếp,bếp lửa :Cá nhân,nhóm,lớp. H : Thi đọc các từ trên – T nhận xét T : Đọc mẫu và giảng từ : - Lễ phép : Khi một H biết vâng lời thầy cô giáo,biết chào hỏi ... ta nói H đó lễ phép. - Xinh đẹp : Là từ chỉ người con gái có khuôn mặt ,dáng người đẹp. - Gạo nếp : Là loại gạo dùng để thổi xôi,rất dẻo và thơm. - Bếplửa : Cho H xem tranh H : Đọc lại các từ ứng dụng trên T : Nhận xét H : Đọc lại toàn bài IV. Củng cố - dặn dò : Hôm nay chúng ta học vần gì ? ( H : ep,êp) T : Cho HS chơi trò chơi : Lật tranh đọc từ. T : Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docBai EP EP.doc
Giáo án liên quan