Giáo án Học tốt Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 1 - Phạm Tuấn Anh

Tác phẩm là một văn bản nhật dụng.

Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý.

Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư tín.

Các bài học: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả) của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài, Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

 

doc171 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Học tốt Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 1 - Phạm Tuấn Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át Qua đèo Ngang Bát cú đường luật Bài ca Côn Sơn Lục bát Tiếng gà trưa Thể thơ khác Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Thể thơ khác Sông núi nước Nam Tuyệt cú 4. Các ý kiến không chính xác là: a, e, i, k. 5. Điền vào chỗ trống: a) Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ trình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng. b) Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát. c) Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ. ôn tập phần tiếng việt 1. ở sơ đồ 1, có thể tham khảo các ví dụ: - Từ ghép chính phụ: máy ảnh, máy bơm, máy chữ, máy kéo, máy khâu, máy nổ; cá mè, cá chép, cá thu, cá chim; hoa hồng, hoa lan, hoa huệ; vui tính, vui lòng, vui mắt, vui chân; mát tay, mát dạ; ăn ảnh, ăn ý; học gạo, học vẹt, học lỏm; bạn họ, bạn đọc; bà nội, bà ngoại; anh cả, anh trai, anh rể... - Từ ghép đẳng lập: đêm ngày, áo quần, nhà cửa, phố phường, trông nom, mua bán, đi lại, tươi sáng, buồn vui, ăn mặc, ăn ở, ăn nói, ăn uống; làng xóm, làng quê; tươi tốt, tươi cười, tươi sống, tươi trẻ, tươi vui... - Từ láy toàn bộ: xa xa, xanh xanh, xinh xinh, hây hây, bầu bầu, gật gật, lắc lắc; tim tím, vàng vàng, trăng trắng, đen đen, hồng hồng, nằng nặng, nhè nhẹ, xâu xấu, be bé, nho nhỏ, cao cao, gầy gầy, tôn tốt, đèm đẹp, khang khác... - Từ láy phụ âm đầu: dễ dãi, gượng gạo, mập mạp, múa may, đần độn, run rẩy, gọn gàng, trắng trẻo, hồng hào, ngộ nghĩnh, mềm mại, nõn nà, bầu bĩnh, chiều chuộng, chập chững, hóm hỉnh, mượt mà, bi bô, bập bẹ, nũng nịu, phổng phao, long lanh, tươi tắn; khấp khểnh, gập ghềnh, lập lòe, lấp ló... - Từ láy vần: lò dò, luẩn quẩn, lờ mờ, bắng nhắng, bỡ ngỡ, luống cuống, co ro, lơ thơ, lòa xòa, lẫm chẫm, kè nhè, lon xon, chới với, loạng choạng, lủi thủi, lẩm cẩm, lẩm bẩm, khệ nệ, bẽn lẽn, bối rối... Sơ đồ 2: - Đại từ để trỏ người, sự vật: tôi, tao, tớ, mình; chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình; mày, mi, chúng mày; nó, hắn, y, thị; chúng nó, họ - Đại từ để trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu. - Đại từ để trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế. - Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, chi,... - Đại từ để hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy,... - Đại từ để hỏi về họat động, tính chất: sao, thế nào,... 2. Có thể lập bảng so sánh: Từ loại Nội dung so sánh Quan hệ từ Danh từ, động từ, tính từ Về ý nghĩa Biểu thị ý nghĩa quan hệ (như: sở hữu, so sánh, nhân quả, đối lập, tăng tiến, đẳng lập...) Biểu thị người, sự vật, hiện tượng (danh từ); hoạt động, quá trình (động từ); tính chất, trạng thái (tính từ) Về chức năng Nối kết các thành phần của cụm từ, của câu; nối kết các câu trong đoạn văn Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu 3. Có thể tham khảo cách giải nghĩa sau: Yếu tố Hán Việt Trong các từ ngữ Nghĩa bán bạch cô cư cửu dạ đại điền hà hậu hồi hữu lực mộc nguyệt nhật quốc tam tâm thảo thiên thiết thiếu thôn thư tiền tiểu tiếu vấn bức tượng bán thân bạch cầu cô độc cư trú cửu chương dạ hương, dạ hội đại lộ, đại thắng điền chủ, công điền sơn hà hậu vệ hồi hương, thu hồi hữu ích nhân lực thảo mộc, mộc nhĩ nguyệt thực nhật kí quốc ca tam giác yên tâm thảo nguyên thiên niên kỉ thiết giáp thiếu niên, thiếu thời thôn xã, thôn nữ thư viện tiền đạo tiểu đội tiếu lâm vấn đáp nửa trắng lẻ loi ở chín đêm to, lớn ruộng sông sau trở lại có sức cây gỗ trăng ngày nước ba lòng cỏ nghìn sắt trẻ làng sách trước cười nhỏ hỏi Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) 1. Nguyễn Trãi có những câu thơ sau: (1) Suốt ngày ôm nỗi ưu tư Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên. (2) Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. Cả bốn câu thơ này đều nói lên nỗi sầu buồn sâu lắng của nhà thơ (nội dung trữ tình). Hai câu đầu của các câu (1) và (2) dùng phép kể và tả, diễn tả trực tiếp tình cảm của nhà thơ. Hai câu sau dùng lối ẩn dụ, tô đậm nỗi lo của câu thứ nhất. 2. Tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm trong hai bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mớivề quê có những điểm khác nhau: một bài là tình cảm yêu quê thể hiện ở lúc xa quê, bài kia là tình yêu quê thể hiện lúc mới về quê. Về cách thể hiện: bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh biểu cảm một cách trực tiếp, tinh tế, nhẹ nhàng; trái lại bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê biểu cảm một cách gián tiếp bằng một giọng thơ sâu lắng, ngậm ngùi. 3.* Hai bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều và Rằm tháng riêng tuy có nhiều nét tương đồng nhau về cảnh vật (đêm khuya, cảnh trăng, thuyền, sông) nhưng chủ thể trữ trình lại có tâm trạng khác nhau: một bên là người lữ khách không ngủ vì nỗi buồn xa xứ; một bên là người chiến sĩ và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Hơn nữa, ngay chính cảnh vật cũng mang những sắc thái biểu cảm khác nhau (một bài cảnh thanh tĩnh và u tối, một bài cảnh sống động, trong sáng). 4. Các câu đúng là: b, c, e. ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo) 1. Về khái niệm từ đồng nghĩa và các loại từ đồng nghĩa, xem lại bài "Từ đồng nghĩa" (Bài 9). - Hiện tượng từ đồng nghĩa (nhiều từ cùng biểu thị một sự vật, họat động, tính chất) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ của nó trong thực tế khách quan. 2. Về khái niệm từ trái nghĩa, xem lại bài "Từ trái nghĩa" (Bài 10). 3. Muốn tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với một từ cho sẵn nào đó, có thể dựa vào từ cho sẵn ấy (gọi là từ điểm tựa, từ kích thích ) để liên tưởng tìm từ. Có hai kiểu liên tưởng về ngữ nghĩa: liên tưởng tương đồng (liên tưởng tương tự) để tìm từ đồng nghĩa và liên tưởng trái ngược để tìm từ trái nghĩa. Vận dụng cách làm này vào việc giải bài tập, ta có: - bé: từ đồng nghĩa là “nhỏ”, từ trái nghĩa là “to”, “lớn”,... - thắng: từ đồng nghĩa là “được”, từ trái nghĩa là “thua”, “thất bại”... - chăm chỉ: từ đồng nghĩa là “siêng năng”, “cần cù”,... từ trái nghĩa là” “lười biếng”, “lười nhác”,... 4. - Về khái niệm từ đồng âm, xem lại bài "Từ đồng âm" (Bài 11). - Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa: Trong từ nhiều nghĩa (một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hoạt động, tính chất; biểu thị nhiều khái niệm), các nghĩa của từ có mối quan hệ với nhau. Còn trong từ đồng âm, các từ vốn là những từ hoàn toàn khác nhau, không có mối quan hệ nào giữa chúng. 5. - Về khái niệm thành ngữ, xem lại bài "Thành ngữ" (Bài 12). - Thành ngữ có giá trị tương đương từ. Do đó, về cơ bản, nó có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp giống như từ (làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu; làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ...). 6. Muốn tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa tương ứng với mỗi thành ngữ Hán Việt được nêu trong bài tập, trước hết, cần tìm hiểu nghĩa của từng yếu tố Hán Việt cấu thành. Ví dụ, trong thành ngữ bách chiến, bách thắng: bách có nghĩa là trăm; chiến: trận chiến; thắng: thắng lợi. Nghĩa của cả thành ngữ: trăm trận trăm thắng. Theo cách này, có thể tìm được các thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt. Cụ thể: - Bán tín bán nghi à Nửa tin nửa ngờ. - Kim chi ngọc diệp à Lá ngọc cành vàng. - Khẩu Phật tâm xà à Miệng nam mô bụng bồ dao găm. 7. Hãy đọc kĩ từng câu để nắm nội dung của câu, làm cơ sở cho việc tìm thành ngữ thay thế các từ ngữ in đậm: - Gợi ý: + đồng rộng mênh mông và vắng lặng: đồng không mông quạnh. + phải cố gắng đến cùng: còn nước còn tát. + làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái: con dại cái mang. + giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì: giàu nứt đố đổ vách. 8. Về khái niệm điệp ngữ và các dạng điệp ngữ, hãy xem lại Bài 13. 9. Cũng tương tự như trên, về khái niệm "chơi chữ", hãy xem lại bài Thành ngữ (Bài 14). mục lục STT Nội dung Trang Lời nói đầu Cổng trường mở ra Mẹ tôi Từ ghép Liên kết trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê Bố cục trong văn bản Mạch lạc trong văn bản Ca dao, dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Từ láy Viết bài tập làm văn số 1 Quá trình tạo lập văn bản Những câu hát than thân Những câu hát châm biếm Đại từ Luyện tập tạo lập văn bản Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) Từ Hán Việt Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) Từ Hán Việt (tiếp theo) Đặc điểm của văn bản biểu cảm Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Sau phút chia li Bánh trôi nước Quan hệ từ Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm Qua Đèo Ngang Bạn đến chơi nhà Chữa lỗi về quan hệ từ Viết bài tập làm văn số 2 Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn lộc bố) Từ đồng nghĩa Cách lập ý của bài văn biểu cảm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) Từ trái nghĩa Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Từ đồng âm Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm Cảnh khuya Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) Thành ngữ Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Tiếng gà trưa Điệp ngữ Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Một thứ quà của lúa non : Cốm Chơi chữ Chuẩn mực sử dụng từ Ôn tập văn bản biểu cảm Sài Gòn tôi yêu Mùa xuân của tôi Luyện tập sử dụng từ Ôn tập tác phẩm trữ tình Ôn tập phần Tiếng Việt Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) học tốt ngữ văn 7 (tập một) Phạm Tuấn Anh, Thanh Giang _____________________ Nhà xuất bản đại học quốc gia tp. hồ chí minh 03 Công trường Quốc tế, Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh ĐT: 8239 170 - 8239 171; Fax: 8239 172 Email: VNUHP@Fmail.vnn.vn ***** Chịu trách nhiệm xuất bản PGS, TS. nguyễn Quang Điển Biên tập nội dung Trình bày bìa Sửa bản in _________________________________________ In lần thứ nhất... cuốn (khổ 17 cm x 24 cm) tại Xí nghiệp in.... Giấy phép xuất bản số: cấp ngày tháng năm 2004 In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2004.

File đính kèm:

  • docHoc tot Van 7Tap 1.doc