I/ MỤC TIÊU:+ Kể tên một số hoạt động công nghiệp,thương mại mà em biết.
+ Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại .
*KNS cần đạt: tìm kiếm và xử lí thông tin; tổng hợp các thông tin liên quan đến hđộng
nông nghiệp và thương mại nơi mình sống
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh trong SGK- Phiếu thảo luận nhóm
- Đồ dùng học sinh: Hoa quả
11 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học kì 1 Lớp 3 Tuần 16 Năm 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Đô thị: Làm việc ở công sở, nhà máy, ...
- HS theo dõi, đọc ghi nhớ ( SGK
- HS nêu ý kiến của nhóm mình. VD: + Làng quê: Làm ruộng, các nghề thủ công, trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá,....
+ Đô thị: Làm ở công sở, nhà máy, bán hàng ở cửa hàng, siêu thị, làm xây dựng,....
- HS : Vẽ tranh nơi mình đang sống
Đạo đức 3 Tuần 16 Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2013
BÀI BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng và biết ơn, quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
*Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
II. Đồ dùng dạy học:- - Một số bài hát về chủ đề bài học.- Tranh ảnh minh hoạ truyện Một chuyến đi bổ ích.- Phiếu giao việc dùng cho hoạt động 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Kể tên những việc đã làm để giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Gv nhận xét đánh giá.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Phân tích truyện.
- Gv kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích.
Tổ chức đàm thoại:
+ Các bạn lớp 3a đã đi đâu vào ngày 27/ 7 ?
+ Qua câu chuyện trên em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
+ Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với thương binh và gia đình liệt sĩ?
- Gvkl: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để dành độc lập, tự do cho hoà bình, cho Tổ quốc...
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, phát phiếu và giao nhiệm vụ cho các nhóm nhận xét các việc nên làm hay không nên làm.
- Gvkl: Các việc a, b, c là đúng. Việc d không nên làm
* Liên hệ:
- Ở địa phương ta có những gia đình thương binh liệt sĩ nào? Em đã làm được các việc gì để giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ?
3. Củng cố dặn dò:
- HDTH: Tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
Sưu tầm các bài thơ, bài hát...các tấm gương chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ thiếu nhi.
- 2 Hs nêu
.
- HS theo dõi kết hợp quan sát tranh.
Và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn lớp 3a đi thăm các cô chú thương binh nặng ở trại điều dưỡng.
+Thương binh, liệt sĩ là những người hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
+Chúng ta phải có thái độ tôn trọng và biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
- HS thảo luận nhóm nhận xét các việc trong phiếu:
a. Nhân ngày 27/ 7 lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ.
b. Chào hỏi lễ phép các cô chú thương binh, liệt sĩ.
c. Thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
d. Cười đùa làm việc riêng trong khi chú thương binh đang nói chuyện với HS toàn trường.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*Nên làm các việc:a, b, c, không nên làm việc d.
- Hs tự liên hệ và nêu trước lớp.
- Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
Tuần 16 Tiết :16 Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2013
Bài: GẤP CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
Biết cách gấp ,cắt ,dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
Gấp ,cắt ,dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt không còn mấp mô. Biển báo cân đối.Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn.
Với HS khá : - Gấp ,cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt ít mấp mô .Biển báo cân đối.
II/ CHUẨN BỊ :GV - Mẫu biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
HS -Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
1. Kiểm tra : việc chuẩn bị của HS
1’
2. Bài mới :
a)Giới thiệu bài : Gấp cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều (t2)
- HS nêu tên bài.
32’
b)Hướng dẫn các hoạt động:
Hoạt động 1 :
- Đặt câu hỏi để HS nêu quy trình
Bước 1 : Gấp, cắt biển báo cấm xe đi ngược chiều
- HS trả lời, cả lớp quan sát
Bước 2 : Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều
Hoạt động 2 :
- Thực hành gấp cắt, dán biển báo.
- Theo dõi giúp đỡ
- Cả lớp thực hành theo nhóm
ÇĐánh giá sản phẩm của HS
- Từng nhóm trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đẹp.
3’
3. Nhận xét – Dặn dò:
TUẦN 16 Đạo đức lớp 2 Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2013
BÀI GIỮ GÌN TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
-Nêu và hiểu được lợi ích, của việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng.
-Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng,ngõ xóm.
*HS Khá-Giỏi:-Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện kể cả ở những nơi công cộng khác.
* GDKNS:-Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.- Tranh ảnh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: (5’)
-Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp ?
-Em đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Gv nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: (25’)
Hoạt động 1: Phân tích tranh.
-GV cho hs quan sát tranh VBT/ 26
Hỏi:
+Nội dung tranh là gì ?
+Việc chen lấn, xô đẩy như vậy có tác hại gì?
+Qua sự việc này em đã rút ra điều gì?
* Gvkl: Cần giữ gìn trật tự nơi công cộng.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
-GV g/t tình huống qua tranh yc thảo luận và đóng vai
* Gvkl
GV hỏi:
+Cách ứng xử như vậy có lợi, có hại gì?
+Chúng ta cần chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
HĐ3: Tổ chức đàm thoại
+Các em biết những nơi công cộng nào?
+Mỗi nơi đó có ích lợi gì?
+Để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng, các em cần làm gì, và tránh những việc gì?
+Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng có tác dụng gì?
* Liên hệ:
-Em đã làm gì để góp phần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
3. Củng cố dặn dò: (5’)
- GD HS
- Xem trước bài mới.
- 2 Hs nêu
-Lớp nhận xét
.
-HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trả lời.
+Trên sân trường có buổi diễn văn nghệ, Hs đang chen lấn xô đẩy nhau.
+Làm ồn ào, gây cản trở cho buổi diễn văn nghệ.
+Không nên chen lấn xô đẩy nhau ở những nơi công cộng.
-HS thảo luận nhóm 4 và đóng vai
-Nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung
+Có lợi là giữ sạch sàn xe và bản thân mình được mọi người yêu mến.
+Nên cho lá bánh vào túi ni- lon đợi xe dừng, bỏ rác vào nơi qui định
+Trường học, bệnh viện, đường xá, công viên,chợ...
+Trường học là để học tập.....
+Không chen lấn xô đẩy nhau, không ăn quà vặt vứt rác bừa bãi, đi tiểu, tiêu đúng nơi qui định.
+Làm cho môi trường sống tốt hơn, tạo không khí trong lành đảm bảo sức khỏe học tập và làm việc.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
TUẦN 16 Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2013
BÀI GẤP CÁI QUẠT (Tiết 2)
I.Mục tiêu : - Biết cách gấp cái quạt
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy, các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng, phẳng.
*Với HS khéo tay: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy, đường dán nối quạt tương đối chắc chắn, các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu gấp cái quạt.- Quy trình cái quạt.
- HS chuẩn bị giấy màu có kẻ ô và tờ giấy vở HS, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : (5’) - KT dụng cụ học tập
- Nhận xét bài thủ công hoàn thành tuần trước
-GV nhận xét, nêu số tồn tại cần khắc phục.
B. Bài mới :
HĐ1 : (13’) Y/C HS khá giỏi
Làm mẫu
-GV nhận xét
HĐ2 : (12’) - Thực hành : cho HS gấp cái quạt.
- GV theo dõi uốn nắn những học sinh còn chậm.
- Chấm một số bài của HS.
C. Nhận xét, dặn dò: (5’) - Nhận xét tinh thần học tập. Chuẩn bị tiết học sau.
- HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập môn thủ công.
-HS trình bày.
-HS khá giỏi làm mẫu.
-Lớp quan sát
- Đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều để gấp cái quạt (H1)
- Giữa quạt mãu có dán hồ, nếu không có dán hồ thì 2 nửa quạt nghiêng về 2 phía (H2)
- Đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều (H3)
- Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa phết hồ dán kín nếp gấp ngoài cùng (H4)
- Gấp đôi hình 4, dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau (H5). Khi hồ khô mở ra được chiếc quạt như (H1)
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
TUẦN 16 Đạo đức lớp 1 Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2013
BÀI TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
-Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
-Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
-Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng
* HSK-G: -Biết nhắc bạn bè cùng thực hiện việc giữ gìn trật tự trong trường hoc.
II. Đồ dùng dạy học:- Vở bài tập đạo đức.- Tranh ảnh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: (5’)
-Để đi học đúng giờ em cần phải làm gì?
GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: (25’)
Hoạt động 1: Quan sát tranh BT1 và thảo luận nhóm đôi:
+Nhận xét việc ra vào lớp của các bạn trong tranh 1 và 2
+Theo em nên thực hiện theo bức tranh nào?
+Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
*GVKL: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã
Hoạt động 2: Thực hiện BT2
Thi sắp hàng ra vào lớp giữa các tổ.
-thành lập BGK gồm GV và các cán bộ lớp.
GV nêu yc:
+Tổ trưởng biết điều khiển các bạn (1đ)
+Ra vào lớp không chen lấn, xô đẩy(1đ)
+Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo cặp xách gọn gàng(1đ)
+Không kéo lê giày dép gây bụi, gây ồn(1đ)
-YC các tổ thực hiện phần thi
-BGK nhận xét .Công bố kết quả
3. Củng cố dặn dò: (5’)
- GD HS- Tìm hiểu trước bài mới.
- 2 Hs nêu
-Lớp nhận xét
-HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trả lời.
+Tranh1:Các bạn rất trật tự.
Tranh 2: Các bạn chen lấn, xô đẩy nhau khi sắp hàng làm ồn ào mất trật tự.
+Không nên thực hiện theo Tranh 2
+Nếu có mặt ở đó, em sẽ nhắc nhở bạn mình trật tự, không chen lấn, xô đẩy.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-Các tổ thực hiện lần lượt
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
File đính kèm:
- hjfkaflwjpoffđfudfjfjdjfiuwêaiohfsdlklads (14).doc