2,Kiểm tra bài cũ:
Giờ giải lao em nên cơi trò chơi nào?
3,Bài mới
a.Hướng dẫn chơi trò chơi :người đi đường
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
-Giáo viên giao nhiệm vụ :quan sát h1 sgk và các tranh dã chuẩn bị
-Chuẩn bị 4 phiếu bắt thăm
_Yêu cầu học sinh chơi
_Kết luận: ở mỗi tỉnh ,thành phố đều có nhiều cơ quan công sở ,đó là các cơ quan nhà nước như: UBND, HDDND, công an, các cơ quan y tế, GD, trường học, nơi vui chơi giải trí
_Nêu các cơ quan công sở trong SGK?
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học kì 1 Lớp 3 Tuần 14 Năm 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e
- Thảo luận nội dung báo cáo và cử người báo cáo:
VD: Đây là quang cảnh trường tiểu học Trần Tống ở đây có nhiều HS học tập siêng năng, chăm chỉ,...
TUẦN 14 Đạo đức 3 Thứ năm ngày 21 tháng 11 năm 2013
BÀI QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm , giúp đỡ hàng xóm , láng giềng.
- Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em.
- Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức lớp:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải tham gia việc lớp, việc trường?
- GV nhận xét đánh giá
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Phân tích truyện Chị Thuỷ của em.
- Gv kể chuyện ( sử dụng tranh minh hoạ)
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?
- Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
- Vì sao mẹ bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?
- Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
- Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Gvkl: Ai cũng có lúc khó khăn hoạn nạn, lúc đó rất
cần sự cảm thông giúp đỡ của những người xung quanh
. Vì vậy không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức.
b. Hoạt động 2: Đặt tên cho tranh
- Gv chia nhóm giao cho mỗi nhóm thảo luận một nội
dung của một bức tranh và đặt tên cho tranh.
- Gvkl nội dung từng bức tranh, khẳng định các việc
làm của các bạn nhỏ trong tranh.
c. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Chia nhóm 4 và yêu cầu thảo luận bày tỏ thái độcủa
các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội
dung bài học.
Gvkl: Các ý a, c, d là đúng, ý b là sai
3. Củng cố dặn dò:
- HDTH: Thực hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Hát
- Hs nhắc lại đầu bài, ghi tên bài.
- Hs theo dõi, quan sát tranh.
- Các nhân vật: Thuỷ, bé Vân, mẹ của bé Vân.
- Viên còn nhỏ cả nhà đi vắng hết không có ai trông bé Viên, Viên chơi một mình ngoài trời nắng.
- Thuỷ nghĩ ra nhiều trò chơi để bé Viên chơi không bị chán.
- Vì bạn Thuỷ đã giúp đỡ quan tâm đến bé Viên , chơi với bé Viên và dạy cho bé Viên biết nhiều điều.
- Việc làm của bạn Thuỷ là rất tốt thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Em cần học tập bạn Thuỷ.
- Giúp đỡ, quan tâm đến hàng xóm láng giềng để tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn bó.
Hs thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến.
- Hs thảo luận đưa ra ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe ghi nhớ
TUẦN 14 Đạo đức lớp 2 Thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2013
BÀI GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (TIẾT 1)
I / Mục tiêu :
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu được giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
*HS Khá-Giỏi:Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
*KNS:Biết hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp
Biết đảm nhận trách nhiệm để giữ trường lớp sạch đẹp
II/ Đồ dùng dạy học: - VBTĐĐ , Tranh bài học.
III/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ :(5’) – Em đã làm những việc gì để quan tâm giúp đỡ bạn bè
2/ Bài mới : (25’)
HĐ1: - Bày tỏ thái độ
- Cho HS quan sát tranh 1,2,3,4,5 trang 27,28 và bày tỏ thảo luận
+Em có đồng ý với việc làm của các bạn trong tranh không? Vì sao?
+Là bạn trong tranh, em sẽ làm gì?
+Các em cần làm gì để giữ gìn trường sạch đẹp
HĐ 2: Bày tỏ ý kiến
-GV hướng dẫn HS làm phiếu học tập.
- Mời số Hs trình bày ý kiến của mình
và giải thích lý do
*Củng cố, dặn dò : (5’)
– GD hs luôn có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp để đảm bảo sức khỏe và học tập tốt.
-1,2 HS trả lời
- Cả lớp nhận xét cùng GV
-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi
-Đại diện nhóm trình bày
+Đồng ý với việc làm của các bạn trong tranh2,4,5. Vì các bạn có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp
+Nếu là bạn trong tranh, em sẽ nhắc nhở các bạn giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-HS trả lời, nêu một số biểu hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
+Không vứt rác bừa bãi, tiểu, tiêu đúng nơi quy định...
+Làm tốt nhiệm vụ trực nhật.
-HS bày tỏ ý kiến của mình.
-HS khá giỏi giải thích lí do.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
TUẦN :14Thủ công lớp 2
TIẾT :14 GẤP CẮT DÁN HÌNH TRÒN (tiết 2).
I/ MỤC TIÊU :
-Biết cách gấp ,cắt ,dán hình t ròn.
-Gấp ,cắt ,dán được hình tròn .Hình có thể tròn đều và có kích thước to ,nhỏ tùy thích .Đường cắt có thể mấp mô.
* Với HS khá :
-Gấp ,cắt ,dán được hình tròn .Hình tương đối tròn. Đường cắt mấp mô .Hình dán phẳng.
-Có thể gấp ,cắt ,dán được thêm hình tròn có kích thước khác.
II/ CHUẨN BỊ :
-GV: Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
-HS: Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
1. Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt hình tròn.
- Nhận xét, đánh giá.
- Gấp cắt dán hình tròn /tiết 1.
- 2 em lên bảng thực hiện các thao tác gấp.- Nhận xét.
1’
2. Dạy bài mới :
a)Giới thiệu. Gấp, cắt dán hình tròn (t2)
- Gấp cắt dán hình tròn / tiết 2.
32’
b)Hướng dẫn các hoạt động:
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét.
- Cho HS nhắc lại 3 bước gấp hình tròn?
Bước 1 : Gấp hình.
Bước 2 : Cắt hình tròn.
Bước 3 : Dán hình tròn.
Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành.
- Nhắc nhở: lưu ý một số em còn lúng túng.
- Gợi ý cho HS trình bày sản phẩm như làm bông hoa, chùm bóng bay …
ÇĐánh giá sản phẩm của HS – Nhận xét
- Tuyên dương sản phẩm làm đúng , đẹp.
-HS thực hành theo nhóm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm , chú ý cách trình bày theo chùm bóng bay, như bông hoa. ….
3’
3. Nhận xét – Dặn dò:
TUẦN 14 Thủ công lớp 1 Thứ năm ngày 21 tháng 11 năm 2013
BÀI GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I.Mục tiêu : - Biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều
- Gấp các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ. Các nếp gấp có thể chưa thẳng, phẳng.
II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu gấp các nếp gấp cách đều
- Quy trình các nếp gấp- HS chuẩn bị giấy màu có kẻ ô và tờ giấy vở HS, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : (5’) - KT dụng cụ học tập
- Nhận xét bài thủ công tuần trước B. Bài mới :
HĐ1 : (13’) – Quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng (H1)
- HD cách gấp :
a/ Gấp nếp thứ nhất : - Ghim tờ giấy màu lên bảng mặt màu úp sát vào mặt bảng.
- Gấp khoảng cách ô đủ lớn để HS dễ quan sát (H2)
b/ Gấp nếp thứ hai : - Ghim lại tờ giấy, mặt màu ở phía ngoài để gấp nếp thứ hai (H3)
c/ Gấp nếp thứ ba : - Lật tờ giấy màu và ghim lại mẫu gấp lên bảng để gấp nếp thứ ba (H4)
d/ Gấp các nếp tiếp theo : - Cách thực hiện như các nếp gấp trước (H5)
HĐ2 : (12’) - Thực hành : cho HS
gấp theo khoảng cách 2ô để dễ gấp
- GV theo dõi uốn nắn những học sinh còn chậm.
- Chấm, đánh giá xếp loại một số bài của HS
C. Nhận xét, dặn dò: (5’) -Nhận xét. Chuẩn bị bài “Gấp cái quạt”
- HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập môn thủ công.
“Các quy ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình”
- HS nhận xét : các đoạn thẳng cách đều nhau có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
- Gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu
- Cách gấp giống như nếp thứ nhất.
- Gấp vào 1 ô như 2 nếp gấp trước.
- Mỗi lần gấp đều lật mặt giấy và gấp vào 1 ô theo giấy kẻ ô.
- HS nêu lại cách gấp
- HS thực hành gấp theo khoảng cách 2ô theo quy trình mẫu.
- Gấp trên giấy nháp
- Gấp trên giấy màu và dán vào vở thủ công.
- HS lắng nghe ghi nhớ.
TUẦN 14 Đạo đức lớp 1 Thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2013
BÀI ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1)
I / Mục tiêu : - Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ.
- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
*HS Khá-Giỏi:Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
*KNS:-Giải quyết vấn đề,giải quyết thời gian để đi học đều và đúng giờ
II/ Đồ dùng dạy học: Vở B T. Đ Đ 1; Tranh trang 23, 24, 25.
- Điều 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ :(5’) - Vì sao chúng ta cần phải nghiêm trang khi chào cờ ?
2/ Bài mới :
HĐ1: (10’) – Quan sát tranh bài tập 1
- Thỏ và Rùa là 2 bạn học cùng lớp. Thỏ nhanh nhẹn, Rùa chậm chạp. Chúng ta hãy đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra với 2 bạn ?
- Vì sao bạn Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ ?
- Qua câu chuyện em thấy bạn nào đáng khen ? Vì sao ? Ai tiếp thu bài giảng tốt hơn ?
-Kết luận:
HĐ2: (10’) – Đóng vai
- Trong 2 tình huống, tình huống nào đúng, tình huống nào sai ?
- Trong tình huống sai nếu em có mặt ở đó em sẽ ứng xử như thế nào ? (HS khá, giỏi)
HĐ3: (5’) - HS liên hệ.
- Bạn nào lớp mình đi học đúng giờ ?
- Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ ?
- Kết luận :
*Củng cố, dặn dò : (5’) - Nhiệm vụ của HS cần phải đi học như thế nào ?
- Chuẩn bị bài “ Đi học đều và đúng giờ” (T2).
- Phải nghiêm trang khi chào cờ để tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam.
- HS thảo luận nhóm và trình bày :
- Đến giờ vào học, bác Gấu đánh trống vào lớp. Rùa đã ngồi vào bàn học. Thỏ đang la cà, nhởn nhơ ngoài đường hái hoa, bắt bướm chưa vào lớp học.
- Thỏ la cà nên đi học muộn.
- Rùa chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ.
- Bạn Rùa đáng khen vì bạn Rùa chậm chạp nhưng cố gắng đi học đúng giờ, tiếp thu bài tốt.
- Tranh vẽ mẹ và con. Con ngủ mẹ gọi con dậy đi học kẻo muộn.
- HS thảo luận phân vai và trình diễn trước lớp một số tình huống như
+ Bạn dậy đi học ngay.
+ Bạn không chịu dậy đi học.
+ Em khuyên bạn dậy đi học ngay kẻo muộn.
- HS đi học đúng giờ đưa tay - Tuyên dương.
- Để đi học đều và đúng giờ cần phải :
+ Chuẩn bị quần, áo, sách vở từ tối hôm trước.
+ Không thức khuya.
+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi để đi học đúng giờ…
… HS cần phải đi học đều và đúng giờ.
File đính kèm:
- hjfkaflwjpoffđfudfjfjdjfiuwêaiohfsdlklads (16).doc