A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập. Trách nhiệm của nhà nước đối với việc học của công dân.
2. Kĩ năng: HS thực hiện tốt những qui định về quyền và nghĩa vụ học tập có phương pháp học tập tốt để đạt kết quả cao trong học tập.
3. Thái độ: HS yêu thích việc học, tự giác và sáng tạo trong quá trình học tập.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lớp 6 - Tiết 26 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MỘ ĐỨC NGÀY:05/03/2010
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI NGƯỜI DẠY:NG.H.HIẾU
TIẾT 26: BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (T2)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập. Trách nhiệm của nhà nước đối với việc học của công dân.
2. Kĩ năng: HS thực hiện tốt những qui định về quyền và nghĩa vụ học tập có phương pháp học tập tốt để đạt kết quả cao trong học tập.
3. Thái độ: HS yêu thích việc học, tự giác và sáng tạo trong quá trình học tập.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Luật giáo dục. một số gương vượt khó trong học tập. Giấy khổ lớn và bút. Đồ dùng trực quan.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
Ổn định: ( 1 phút).
Kiểm tra sĩ số lớp
II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút).
- GV nêu câu hỏi:
1) Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ học tập?.
2) Em hãy kể các bậc học hiện nay ở nước ta?.(câu hỏi phụ).
- Gọi HS lên trả lời bài
- Cho HS nhận xét câu trả lời của ban và bổ sung nếu thiếu.
- GV nhận xét và đánh giá.
Câu trả lời:
Quyền:
- Học không giới hạn.
- Học bằng nhiều hình thức.
Nghĩa vụ:
- Hoàn thành Giáo dục bậc tiểu học.
- Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho các em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
Tiết trước chúng ta đã học tiết 1 của bài Quyền Và Nghĩa Vụ Học Tập, tiết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp tiết 2.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (5 phút):
*HOẠT ĐỘNG 1:
Giới Thiệu Bài Mới.
Cho HS quan sát một tấm ảnh
Mời cô mua vé số giùm con ạ!
GV: Đặt câu hỏi. Em nào biết bức ảnh này nói về điều gì?
Giới thiệu về tấm ảnh đó và nội dung của bức ảnh đó:Đây là bạn Nguyễn Thị Tuyền (lớp 6D, trường THCS Nguyễn Thị Định, TP Tuy Hòa, Phú Yên) . Gia đình bạn gặp rất nhiều khó, nên vào dịp hè là Tuyền đi vào TP Hồ Chí Minh bán vé số để phụ giúp Gia Đình. Hằng ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc lúc 11- 12 giờ khuya là Tuyền đi bán vé số.Nhưng khó khăn đã không làm cho bạn lùi bước trước học tập, mà trái lại bạn vẫn hoc rất giỏi. Tuyền đạt danh hiệu Học sinh giỏi, là tấm gương vượt khó tiêu biểu được thầy Hiệu trưởng tuyên dương trước toàn trường. Bạn bè của Tuyền rất lấy làm khâm phục về tấm gương của một bạn gái với những nỗ lực không ngừng để thắp sáng cho ước mơ hằng ấp ủ: “Trở thành một cô giáo dạy toán- Môn học mà Tuyền thích và học giỏi nhất”.
Nhưng ngoài nổ lực của bạn Tuyền thì còn có một phần trách nhiệm của Nhà Nước. Để hiểu rõ hơn ngoài nổ lực vươn lên của bạn Tuyền thì trách nhiệm của Nhà Nước như thế nào thì chúng ta sẽ vào phần 3. Trách Nhiệm Của Nhà Nước.
GV: ghi phần 3. Trách Nhiệm Của Nhà Nước lên bảng
GV: Chúng ta sẽ cùng nhau xử lý tình huống để tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước
2 Triển khai bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* Hoạt Động 2: (8 phút) Xử Lý Tình Huống
Tìm hiểu trách nhiệm của Nhà Nước.
GV: Treo tình huống lên bảng(sử dụng đồ trực quan).
Tình Huống: Ở lớp 6 nọ, An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập.
An nói:
- Học tập là quyền của mình thì mình học cũng được mà không học cũng chẳng sao, không ai bắt được mình!
Còn Khoa nói:
- Tớ chẳng muống học ở lớp này tý nào vì toàn các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng.
GV: Mời HS đọc tình huống.
HS: Đọc tình huống.
GV: Đặc câu hỏi cho HS.
Câu hỏi:
Em suy nghĩ gì về suy nghĩ của An và Khoa?
Ý kiến của em về việc học là gì?
HS: suy nghĩ giải quyết tình huống.
GV: lắng nghe cách giải quyết của HS và nhận xét bổ sung.
GV: Đặt tiếp câu hỏi. Em có biết nhờ đâu mà những trẻ em nghèo lại có điều kiện đi học không?
HS: suy nghĩ trả lời.
GV: lắng nghe và chốt lại nội dung bài học(trách nghiệm của nhà nước).
GV: Giới thiệu Điều 9 – Luật Giáo dục.
* Hoạt Động 3: (8 phút) Thảo Luận Nhóm.
Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
GV: Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu cử nhóm trưởng và thư ký. Sau đó đọc câu hỏi.
- Nhóm 1: Tìm những biểu hiện tốt trong học tập.
- Nhóm 2: Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập.
GV:Phát giấy khổ lớn và bút để HS thảo luận và ghi vào.
HS: tiến hành thảo luận.Ghi vào giấy khổ lớn và lên treo lên bảng.Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm còn lại góp ý kiến và bổ sung.
GV: Nhận xét và nói trách nhiệm của HS về học tập.
* Hoạt Động 4:( 14 phút)
Liên hệ thực tế và Luyện tập.
GV: Giới thiệu câu danh ngôn “Học, học nữa, học mãi” của V.I.LÊ-NIN. Sau đó hỏi các Em.
Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về câu danh ngôn trên?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi để các HS liên hệ thực tế.
Câu hỏi:
Vậy bản thân Em đã thực hiện tốt những gì và chưa thực hiện tốt những gì trong học tập?
và cách khắc phục những cái chưa tốt để học tập tốt?
GV: Chốt lại và rút ra bài học cho HS “Việc học tập rất là quan trọng, học tập đem lại tương lại tốt đẹp cho cuộc sốngvì vậy chúng ta phải không ngừng học tập, phải phấn đấu học tập và vươn lên, cần thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập.
GV: Đọc bài tập C-SGK/trang42.
HS: Lắng nghe bài tập và suy nghĩ trả lời.
GV: Chú ý lắng nghe và nhận xét.
GV: Cho HS làm bài tập đ SGK/trang43. GV sử dụng đồ dùng trực quan treo lên bảng nội dung của bài đ.
HS: suy nghĩ trả lời.
GV: Chú ý lắng nghe và nhận xét.
- Suy nghĩ của An và Khoa đều sai
3. trách nhiệm của nhà nước:
- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:
+ Mở mang hệ thống trường lớp.
+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.
+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.
- Say mê, kiên trì và tự lực, phải có phương pháp học tập
- Chưa tích cực trong học tập, phương pháp học tập không phù hợp
4. Trách nhiệm của học sinh:
- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.
- Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập.
Dự kiến câu trả lời của HS: Cần phải học nhiều, không ngừng học tập, học suốt đời
Các ý kiến của HS có thể là:
+ Ban ngày đi làm, tối học ở trung tâm giáo dục thường xuyên.
+ Có thể phải tạm nghỉ học một thời gian, khi đỡ khó khăn lại học tiếp.
+ Học ở trường vừa học vừa làm.
+ Học ở lớp tình thương.
Bài tập đ: ý đúng là:
- Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp đỡ Cha Mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể.
Vì: phải cân đối giữa nhiệm vụ học tập với nhiệm vụ khác, phải có phương pháp học tập đúng đắn.
IV. Kiểm tra nhận thức HS: ( 3 phút)
GV đặt câu hỏi cho HS trả lời về phần vừa học
Câu hỏi: 1) Nhà nước có trách nhiệm gì trong học tập?
2) Em nào cho Thầy biết trách nhiệm của HS trong học tập?
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: ( 2 phút).
- Về nhà các Em học bài và làm các bài tập còn lại
- Và chủng bị bài mới bài “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”.
File đính kèm:
- Quyen va nghia vu hoc tap T2.doc