I. MỤC ĐÍCH
Giúp học sinh:
. Hiểu được các Quyền được sống còn của trẻ em là một trong các nhóm Quyền cơ bản được ghi nhận trong công ươớ quốc tế về Quyền trẻ em.
. Chỉ ra những tình huống đe doạ sự sống còn của trẻ em
. Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến Quyền sống còn của trẻ em.
. Nâng cao ý thức thực hiện Quyền sống còn của trẻ em
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Giấy khổ to A0
- Bút dạ
- Băng dính
- Những mảnh giấy ghi nhiệm vụ, câu hỏi hay những câu chuệyn về nhóm thảo luận
- Bộ tranh về Quyền trẻ em
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lớp 6: Quyền được sống còn của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mối liên hệ mật thiết với nhau (cho học sinh làm bài tập tranh về sự liên hệ 4 nhóm Quyền).
* Họat động 2: Thế nào là Quyền sống còn của trẻ em?
Mục tiêu: Giúp cho học sinh nhận thức được rằng trong xã hội của chúng ta có những nhóm trẻ mà Quyền sống còn đang bị đe dọa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Chia lớp thành 4-5 nhóm.
Bước 2: Học sinh xem tranh và thảo luận:
+ Hãy tìm những hình vẽ trong tranh có liên quan đến Quyền sống còn của trẻ em ?
+ Những gì các em đang xem trong tranh có diễn ra trong thực tế cuộc sống không? Hãy nêu các ví dụ
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
Bước 4: Giáo viên liệt kê các nhóm trẻ em mà các nhóm vừa nêu lên bảng, tổng hợp ý kiến trình bày của các em.
Trẻ sơ sinh
Trẻ lang thang
Trẻ phải lao động sớm
Trẻ mồ côi
Trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV
.
Trẻ em trong chiến tranh
Trẻ em các dân tộc thiểu số
Trẻ em bị khuyết tật
Trẻ em tị nạn
Trẻ em bị bỏ rơi
Kết luận: Quyền được sống còn bao gồm Quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời
* Hoạt động 3: Những yếu tố cần thiết để bảo đảm Quyền sống còn của trẻ em.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được các yếu tố cần thiết để bảo đảm và tăng cường Quyền sống còn của trẻ em.
Các tiến hành:
Bước 1 : Chia lớp thành 6 nhóm, cử 2 nhóm đóng vai dựa theo một trường hợp cụ thể:
Các tình huống và câu hỏi thảo luận:
Tình huống 1: Thắng là một em trai 10 tuổi, bị liệt một chân. Cha me em làm nghể nông. Trong một lần khi đi thăm bà con ở xa, học đã bị tai nạn ôtô và chết. Thắng có hai người thần là cô ruột và chú ruột nhưng họ không muốn nuôi em. Gia đình họ đông con và rất khó khăn về kinh tế. Thắng đành bỏ nhà lang thang đi xin ăn để kiếm sống.
* Câu hỏi thảo luận:
- Những Quyền gì của em Thắng đã bị ảnh hưởng?
- Những nguy cơ nào có thể xảy ra với Thắng khi em kiếm sống trên đường phố?
- Ai có thể giúp đỡ em Thắng?
Tình huống 2:
Em T.H 13 tuổi, ở xã Bảo Vinh, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai một buổi chiều xin cha mẹ đi học nhóm rồi mất tích. Mười ngày sau, có người gọi điện thọai cho cha me em đến đón em tại một nơi xa lạ. Lúc gặp cha mẹ, trông em ốm yếu tiều tụy, không nhận được ra bố mẹ, lúc nào cũng hỏang hốt lo sợ, và trông thấy đàn ông thì bỏ chạy. Bệnh viện xác định em đã bị cưỡng hiếp.
* Câu hỏi thảo luận:
- Những Quyền nào của em đã bị vi phạm?
- Làm thế nào để bảo vệ những trẻ em này?
Tình huống 3:
Đêm 23/8/1997, cháu Vàng Mí Vừ, 6 tháng tuổi ở xóm Pắc Ngàm Cót Cọt xã Yên Minh và cháu Mí Sìn 2 tuổi, xóm Khuổi Hao xã Yên Minh đã bị bọn cướp bắt cóc.
* Câu hỏi thảo luận:
- Những điều gì có thể xảy ra với các cháu?
- Làm thế nào để bảo vệ những trẻ em này?
Bước 2: Các nhóm thảo luận, phân vai
Bước 3: Từng nhóm thể hiện tình huống sắm vai của nhóm mình. Sau mỗi tình huống, cả lớp thảo luận tình huống theo câu hỏi. Giáo viên tóm tắt ý kiến vào một tờ giấy to chung cho cả lớp:
Trẻ em trong những hoàn cảnh khác nhau
Những nguy cơ đe dọa đối với sự sống còn của trẻ em
Trẻ bị tước đọat những Quyền sống còn nào?
Các biện pháp giải quyết
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Trường hợp 3
Kết luận: Những nguy cơ đe dọa sự sống còn của trẻ em hiện nay gồm:
· Thiên tai
· Nạn đói
· Bị người lớn lạm dụng sức lao động
· Bị đánh đạp, xâm hại
· Bị người lớn bỏ rơi
· .
· Chiến tranh
· Ốm đau,, bệnh tật
· Nghiện hút
· Bị lôi kéo vào các họat động phạm pháp
· Bị nhiễm HIV
· .
* Họat động 4: Trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện Quyền sống còn của trẻ em
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được trách nhiệm của bản than và cộng đồng với những nhóm trẻ đặc biệt khó khăn mà Quyền sống còn bị đe dọa.
Các tiến hành:
Bước 1: Học sinh tự liên hệ và viết ra mảnh giấy nhỏ:
- Ai có trách nhiệm giúp đỡ những trẻ em bị thiệt thòi?
- Các tổ chức có thể làm gì để giúp đỡ các em đó?
- Bản thân các em có thể làm gì?
Bước 2: Trao đổi trong nhóm 4-5 HS
Bước 3: Các nhóm cùng nhau chia sẻ trước lớp. Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của các em và kết luận:
Kết luận: Thực hiện và bảo vệ các Quyền sống còn của trẻ em là trách nhiệm ching của các cá nhân và tổ chức xã hội bao gồm:
- Trẻ em, người lớn.
- Gia đình, nhà trường, cộng động
- Chính phủ, các tổ chức quốc tế
Các giải pháp mà xã hội và các tổ chức từ thiện khác nhau dành cho các nhóm trẻ bị thiệt thòi có thể là:
- Cung cấp lương thực, nhường cơm sẻ áo cho các bạn gặp khó khăn
- Chương trình tiêm phòng
- Cung cấp nơi tạm trú cho trẻ
- ..
- Giúp trẻ được đòan tụ với gia đình
- Chăm sóc y tế
- Cải thiện môi trường
- Giáo dục, dạy nghề..
PHỤ LỤC 1: NHỮNG ĐIỀU KHỎAN CỦA CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM
Điều 2
Không phân biệt đối xử
Điều 4
Thực hiện các Quyền trẻ em
Điều 5
Trách nhiệm của bố mẹ đối với trẻ em
Điều 6
Quyền được sống và phát triển
Điều 7
Quyền có tên và quốc tịch
Điều 8
Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc mình
Điều 9
Quyền được sống cùng cha me
Điều 18
Quyền được gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng
Điều 19
Quyền được bào vệ để không bị lạm dụng
Điều 21
Quyền của trẻ em không gia đình
Điều 22
Quyền dành cho trẻ em tị nạn
Điều 23
Quyền của trẻ em khuyết tật
Điều 24
Quyền có sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế
Điều 26
Quyền được hưởng an tòan xã hội
Điều 27
Quyền được có mực sống thỏa đáng
Điều 28
Quyền được giáo dục
Điều 29
Quyền được giáo dục về các giá trị
Điều 30
Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ
Điều 31
Quyền được vui chơi giải trí
Điều 32
Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế
Điều 33
Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy
Điều 34
Quyền được bảo vệ để không bị khai thác, lạm dụng tình dục
Điều 35
Quyền được bảo vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc
Điều 36
Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác
Điều 37
Quyền được tự do và không bị hành hạ về thể xác
Điều 38
Quyền được bảo vệ khỏi mọi ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang
Điều 39
Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc phục hồi
Điều40
Quyền được áp dụng những quy định pháp luật dành riêng với vị thành niên
THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN
1. Công ước Quốc tế và Quyền trẻ em
Công ước về Quyền trẻ em là lụât quốc tế để bảo vệ Quyền trẻ em bao gồm 54 điều khỏan.
Công ước đề ra các Quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên tòan thế giới đều được hưởng và được Liên hiệp quốc thong qua năm 1989.
Công ước đã được hầu hết các nước trên thế giới đồng tình và phê chuẩn.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia.
Ví dụ: Luận bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự.. được ban hành và sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến Quyền lợi của trẻ em.
Các bộ, ban ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện tốt các chương trình liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Nhà nước và tòan xã hội phải hỗ trợ cha mẹ và người chịu trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc trẻ để họ làm tròn trách nhiệm của mình.
- Cộng đồng phải đảm bảo các chính sách, chế độ của nhà nước dành cho trẻ. Tham gia phong trào tòan dân bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, huy động tình cảm và vật chất sẵn có trong cộng đồng chăm lo cho trẻ em. Phối hợp, đòan kết bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ và tệ nạn xã hội.
- Gia đình là môi trường đầu tiên chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Không có cha mẹ và người thân, đứa trẻ sẽ cảm thấy cô đơn và rất dễ bị lôi cuốn vào các nguy cơ và con đường phạm tội. Môi trường gia đình lành mạnh giúp trẻ em phát triển đầy đủ và hài hòa cả về thể chất và tinh thần, giúp cho việc hình thành nhân cách tòan diện của trẻ.
-Công ước thể hiện tập trung vào 8 nội dung cơ bản (theo công thức 4-3-1) sau:
Bóm nhóm Quyền
+ Quyền được sống còn
+ Quyền được bảo vệ
+Quyền được phát triển
+ Quyền được tham gia
Việc phân chia 4 nhóm Quyền này là chỉ mang ý nghĩa tương đối, trên thực tế, các nhóm Quyền có liên hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau.
Ba nguyên tắc
+ Công ước quốc tế quy định trẻ em là những người dưới 18 tuổi.
+ Tất cả các Quyền và nghĩa vụ được nêu trong công ước đều được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử
+ Mọi hoạt động được thực hiện đều vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em
Một quá trình
+ Tất cả mọi người đều có trách nhệim giúp nhà nước thực hiện và theo dõi thực hiện công ườc.
2. Thực trạng của trẻ em trên thế giới hiện nay (theo số liệu của UNICEF)
- Hiện nay mà thòi gian trẻ em gái phải làm các công việc gia đình nhiều hơn trẻ em trai là 80%
- Ấn Độ và Trung Quốc đã ban hành việc cấm lựa chọn giới tính trẻ em trước khi sinh và cấm giết bé gái sơ sinh.
- Trên thế giới hàng năm có khoảng 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết do thiếu văcxin vì những căn bệnh có thể ngăn ngừa được như bệnh sởi, bạch hầu, bại liệt, lao và uốn ván; 2,2 triệu trẻ em chết do ỉa chảy. Khoảng 3-5 triệu thanh thiếu niên từ 14 -24 tuổi bị nhiểm HIV, 183 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng nhẹ hoặc nặng, 226 triệu trẻ em bị thấp so với chiều cao đáng có, 51% trẻ dưới 4 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu máu (UNICEF 1998), thế giới có 8,2 triệu trẻ em mồ côi do AIDS.
- Khoảng 40 triệu trẻ em trên thế giới không được khai sinh, có nghĩa là trẻ không được hưởng Quyền công dân đầu tiên (ở trên 20 nước).
- 250 triệu trẻ ở độ tuổi 5-14 đang phải lao động kiếm sống. Khoảng 150-250 triệu trẻ em gái phải lao động kiếm sống mà không được trả công.
3. Thực trạng trẻ em ở Việt Nam (UNICEF – 2000)
- Tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV / AIDS dưới 18 tuổi: 4% trong số các trường hợp báo cáo.
- 50.000 trẻ đường hpố thuộc diện nghèo nhất.
- 2 triệu trẻ em không đến trường, tỷ lệ bỏ học là 7,16% (96-97).
File đính kèm:
- QUYEN DUOC SONG CON CUA TRE EM.doc