I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC :
Giúp học sinh :
- Ôn lại những bài hát của Đội, biết thưởng thức và biết hát các bài hát truyền thống ca ngợi trường lớp, bạn bè, thầy cô.
- Tạo tinh thần phấn khởi, lạc quan, gắn bó với trường lớp. Quí trọng thầy cô giáo,đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâmhọc tốt.
II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
a/ Nội dung :
Ca ngợi trường lớp thầy cô và bạn bè.
b/ Hình thức :
- Thi hát giữa các tổ cá nhân,tập thể.
- Sáng tác thơ.
- Tìm tên tác giảcủa bài hát (trắc nghiệm).
III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
a/ Về phương tiện hoạt động :
- Những bài hát truyền thống .
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
- Một số tặng phẩm.
22 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh lập Đội Thiếu niên Tiền Phong HCM.
-19/5:Ngày sinh BH.
-27/7:Ngày Thương binh,Liệt sĩ.
HOẠT ĐỘNG3:THI TRẢ LỜI CÂU HỎI
-Chủ tịch HCM sinh ra tại đâu? Vào ngày tháng năm nào?
(Làng Kim Liên-Huyện Nam Đàn-Tỉnh Nghệ An ; ngày 19/5/1890)
-Chủ tịch HCM mất vào ngày tháng năm nào? Lễ truy điệu tổ chức tại đâu?
(Ngày 02/9/1969-Hà nội)
-Ngoài năm điều BH dạy,bạn hãy cho biết BH còn có những lời dạy nào khác nữa
(+Trong1 cuộc nói chuyện vớiHS,BH có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
+ Khi nói về công tác huấn luyện và học tập vào tháng 5/1950, Hồ Chủ tịch có dạy: “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.
+Bài nói chuyện tại buổi khai mạc Trường ĐH Nhân Văn ngày 19/5/1955, BH có dạy: “Điều gì phải,thì cố làm cho kì được,dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh,dù là1 điều trái nhỏ”.
+Bác thấy được khả năng đóng góp của lứa tuổi nhỏ và nghĩ rằng nhiều người làm nhiều việc nhỏ sẽ tạo nên một kết quả lớn lao: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”.
VÒNG THI DÀNH CHO KHÁN GIẢ
1/Bạn hãy đọc 1 đoạn thơ có từ “øBÁC”.
“Ôi ! Lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa”
(Tố Hữu)
2/Bạn hãy đọc câu ca dao trong đó có từ “BÁC”.
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
3/Bạn hãy cho biết trong năm học 200 -200 ,Trường THCS MX có những HS nào đạt giải tại cuộc thi HSG tỉnh?
4/Trong quá trình đấu tranh Cách mạng ,trang sử vàng của đất nước ta không thiếu những gương thiếu niên VN “khiêm tốn,thật thà,dũng cảm”. Bạn hãy cho biết đó là ai?
5/Qua buổi SH hôm nay với chủ điểm “Thực hiện năm điều BH dạy”. Bạn có suy nghĩ gì?
(Bằng tình yêu thương TNNĐ ,BH đã để lại cho ta bao lời giáo huấn quí báu,phấn đấu thực hiện cho được những điều BH dạy ta sẽ trở thành cháu ngoan của Bác. 5 điều Bác dạy luôn được nhắc nhở hàng ngày giúp ta từng lúc soi rọi lại mình. Điều nào ta cũng phải nhớ là cố làm theo. Nếu ai cũng có ý thức như vậy chúng ta sẽ sớm trở thành con ngoan, trò giỏi và là người hữu dụng cho mai sau.
*THI KỂ CHUYỆN
Truyện về những tấm gương Thiếu Niên:
1/ Ở khu tập thể nhà máy toa xe Dĩ An (Sông Bé) mọi người đều yêu quý và thán phục cô bé Nguyễn Thị Thanh Hà, học sinh chuyên Toán trường PTCS Dĩ An. Trong sáu năm đến trường Hà đã giành được nhiều giấy khen. Từ năm học lớp một, Hà đã có mặt trong đội tuyển HSG của Trường,của Huyện. Năm 1994, Hà được giấy khen khuyến khích môn Toán toàn quốc. Hà không chỉ là 1 HSG mà còn là 1 đội viên chăm, 1 đứa con ngoan,hiếu thảo. Hà tự giác làm những việc phù hợp với sức mình để cha mẹ yên tâm công tác.
2/Trương Thị Nhung là 1 HSG của Trường THCS Tiên An (Hà Ninh-Hà Bắc). Bố Nhung mất sớm, chỉ có mấy, mẹ con đùm bọc nuôi nhau bằngđồng lương ít ỏi của mẹ. Thương gia đình khó khăn, địa phương cho mượn 1 mảnh ruộng. Thế là chị em Nhung xúm lại trồng rau, mùa nào thức ấy. Chẳng quản nắng mưa. Riêng Nhung còn nhận nhiệm vụ gánh rau ra chợ bán từ sáng sớm tinh mơ để bán xong còn kịp giờ đi học. Vậy mà 8 năm liền Nhung đều là HSG và đã nhiều lần đạt giải tại các cuộc thi.
SINH HOẠT LỚP-HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ THÁNG 2:
*Dẫn chưông trình:
I. SINH HOẠT LỚP:
-Kính thưa quí thầy cô cùng các bạn HS thân mến!
Hôm nay, nhân dịp đầu năm mới,thay mặt tập thể lớp, em kính chúc cô chủ nhiệm,quí thầy cô luôn vui vẻ,mạnh khoẻ, công tác tốt. Riêng các bạn luôn vui vẻ, học tập thật giỏi, gặt hái được nhiều điểm 10, luôn là con ngoan,trò giỏi.
-Tiếp theo đề nghị lớp chúng ta hát bài :Lớp chúng mình.
Hôm nay là ngày cuối tuần để mở đầu cho buổi sinh hoạt lớp,em xin mời các tổ báo cáo lại tình hình hoạt động trong tuần.
-Mời các tổ trưởng,;BCS lớp (lớpPHT,PLĐ,PPT,lớp trưởng. Cờ đỏ báo cáo điểm các tổ: tổ về I.
-Phần thảo luận.
-Mời cô chủ nhiệm sinh hoạt lớp.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ:
Để cho buổi sinh hoạt hôm nay thêm phần hào hứng. Chúng ta sẽ giao lưu văn nghệ giữa các tổ.
Thể lệ: các tổ hát xoay vòng đến khi nào bị “tắt” thì xem như thua. Các tổ cử ra 3bạn để thi hát, chú ý không hát trùng bài hát màbạn mình đã hát.
+Vòng 1: mỗi tổ sẽ trình bày 1bài hát hoặc 1đoạn trong bài hát có chữ “XUÂN”.
Mỗi bài (đoạn) sẽ được cộng 10 điểm.
+Vòng 2: mỗi tổ sẽ trình bày 1 bài hát hoặc 1 đoạn trong bài hát có chữ “ĐẢNG” hoặc “BÁC HỒ”. Mỗi bài (đoạn) sẽ được cộng 10 điểm.
+Vòng 3: Thi tìm hiểu về Đảng:
Hình thức: trắc nghiệm.
Câu 1: Đảng CSVN được thành lập vào ngày tháng năm nào?
a/3/2/1930 b/2/3/1930 c/3/2/1931 d/2/3/1931
Câu 2: Ai là Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng?
a/Đ/c Lê Duẩn; b/Đ/c Nông Đức Mạnh ; c/ Đ/c Phạm Văn Đồng ; d/Đ/c Trần Phú
Câu 3:Từ ngày thành lập đến nay Đảng đổi tên mấy lần?
a/2 lần b/3lần c/4lần d/5lần
Câu4: Đ/c Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí Thư của Đảng tại ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ mấy?
a/Lần IV (12/1976) B/Lần V(3/1982) c/LầnVI(12/1986) d/LầnVII(6/1991)
PHẦN THI DÀNH CHO KHÁN GIẢ:
+Chi bộ Đảng Trường THCS Mỹ xuyên gồm mấy đ/c?
+Ai là Bí thư chi bộ Trường THCS Mỹ xuyên?
*Sau mỗi vòng thi BGK công bố điểm.
*Thư kí công bố kết quả-Phát thưởng.
THÁNG 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
CHỦ ĐỀ: THI VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
Hiểu thêm những bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn
Củng cố thêm về ý nghĩa ngày TL Đoàn và lý tưởng của Đoàn viên thanh niên hiện nay trong nhận thức của các em.
Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và ngừoi ĐV.
Sống lạc quan, gắn bó trong tập thể trường lớp.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
Nội dung:
Những bài hát, điệu múa, bài thơ, câu chuyện kể, tiểu phẩm về Đoàn và những Đoàn viên ưu tú
Những sáng tác tự biên tự diễn về Đoàn.
Hình thức hoạt động:
Tổ chức thi tìm hiểu và trình diễn văn nghệ chào mừng ngày TL Đoàn 26-3 của lớp.
Thời gian: 45’
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
Về phương tiện hoạt động:
Sưu tầm, tập hợp các bài thơ, bài hát, câu chuyện về Đoàn.
Những bài sáng tác thơ, ca hát về Đoàn.
Một số nhạc cụ thông thường.
Về tổ chức:
GVCN nêu nội dung hoạt động biểu diễn văn nghệ của lớp và hướng dẫn các tổ và cá nhân chuẩn bị tập luyện.
Thống nhất thời gian kế hoạch tiến hành hoạt động cũng như thời gian các tổ và cá nhân, nhóm đăng kí tiết mục tham gia .
Cử người dẫn chương trình.
Phân công trang trí.
Mời đại biểu tới dự.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Khởi dộng: 5’
Người dẫn chương trình tổ chức trò chơi tập thể: 3’
Hát tập thể bài : Tiến lên Đoàn viên – 2’.
Dẫn chương trình:
Tuyên bố lý do.
Giới thiệu đại biểu: đến dự buổi lễ với lớp chúng ta hôm nay gồm có:
+
+
+ Ban giám khảo –3 người, 1 thư ký.
+ Các tổ tham gia.
Tổ chức cuộc thi (35’)
Vòng 1: Phần thi hiểu biết (10’)
Gồm 2 nội dung:
a. Thi viết tên các bài hát truyền thống về Đoàn (5’)
Thể lệ : Trong vòng 5’, các tổ viết tên các bài hát ra giấy. Yêu cầu viết đúng tên bài hát. Mỗi tên bài hát đúng được 1 điểm.
Dẫn chương trình công bố thời gian tiến hành cuộc thi.
Ban giám khảo thu giấy thi, chấm điểm.
Thư ký công bố điểm.
* Phần thi dành cho khán giả(5’)
Bạn hãy đọc 1 bài thơ mà bạn tự sáng tác hoặc sưu tầm nói về Đoàn TNCS HCM.
Bạn hãy kể tóm tắt 1 tấm gương về người Đoàn TNCS HCM.
( Tặng quà cho những khán giả có câu trả lời đúng)
b. Thi tìm tên tác giả đúng cho bài hát (5’)
Thể lệ: BGK đưa bảng giấy có ghi sẵn tên các bài hát và tên các tác giả. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Thời gian 3’.
Bài : Thanh niên làm theo lời Bác
Hoàng Lân
Hoàng Long
Hoàng Hà*
Bài : Lên đàng
Lê Hữu Phước*
Phạm Tuyên
Phạm Trọng Cầu
Tiến lên Đoàn viên
Phạm Tuyên*
Vũ Thanh
Trần Đức
w Noi gương anh Lý Tự Trọng
Hoàng Giai
Nguyễn Đức Toàn*
Đỗ Nhuận
Tuổi trẻ thế hệ BH
Triều Dâng
Phạm Tuyên
Trần Long Aån
BGK cho điểm các tổ.
Thư ký công bố điểm. Tổng hợp kết quả qua 2 nội dung thi .
Dẫn chương trình tổ chức trò chơi tập thể: Nặn tượng (2’)
Vòng 2 : Thi trình diễn văn nghệ (20’)
Thi hát tập thể các bài hát truyền thống về Đoàn (10’)
Thể lệ : các tổ lên trình bày bài hát. Yêu cầu hát đúng lời, đúng nhạc , đúng giọng, đúng chủ đề, phong cách biễu diễn
BGK cho điểm các tổ.
Thư ký công bố điểm (thang điểm 10)
Thi hát cá nhân (5’)
Mỗi tổ cử 1 đại diện HS lên trình bày bài hát.
Yêu cầu hát đúng lời, đúng nhạc , đúng giọng, đúng chủ đề, phong cách biễu diễn
BGK cho điểm (thang điểm 10). Thư kí tổng hợp công bố kết quả điểm thi ở nội dung thi hát cá nhân và nội dung trình diễn văn nghệ.
4. BGK công bố điểm ở cả 2 vòng thi
5. Trao giải.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
GVCN nhận xét về tiết HĐNGLL
Dẫn chương trình nói lời cảm ơn các quý vị đại biểu.
File đính kèm:
- NGLL chi tiet.doc