Giáo án hoạt động ngoài giờ lớp 6 - Chủ đề tháng 9: Truyền thống nhà trường.

I/ Mục tiêu hoạt động:

 - Giúp học sinh:

 + Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.

 + Tự giác rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ, nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới.

 + Hiểu vai trò và ý nghĩa quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.

 + Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình trong công tác, tôn trọng ủng hộ cán bộ lớp hoạt động, nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

doc22 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lớp 6 - Chủ đề tháng 9: Truyền thống nhà trường., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động: Nội dung: Tóm tắt ý nghĩa của ngày nhà giáo việt nam 20-11. Vị trí vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục xây dựng và phát triển đất nước. Lòng biết ơn đối với thầy cô giáo của các thế hệ học sinh. 2)Hình thức hoạt động: Tặng hoa chúc mừng thầy cô giáo. Trao đổi,thảo luận tâm sự những kỉ niệm thầy trò Văn nghệ chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam. C - Chuẩn bị: 1. Về phương tiện học tập: - Sưu tầm, tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện, bài hát, bài thơ về tình cảm thâỳ trò và những gương thầy giáo cô giáo tiêu biểu, những kĩ niệm sâu sắc của mình về tình cảm thầy trò. - Các câu hỏi có đáp án (phân công cho các tổ) - Hướng dẫn cả lớp sưu tầm, học hát, ngâm thơ, kể chuyện về chủ đề công ơn của các thầy giáo, cô giáo và tình cảm thầy trò. - Mỗi học sinh chuẩn bị những kỉ niệm của mình đối với các thầy cô giáo hoặc chuẩn bị câu hỏi để giao lưu với thầy cô. - Lớp trưởng chuẩn bị lời chào mừng . 2. Về tổ chức: Hội ý cán bộ lớp để thống nhất chương trình, hình thức, kế hoạch hoạt động và phân công: - Người điều khiển chương trình và thư kí. - Tổ nhóm, trang trí lớp. D - Các bước lên lớp: Ổn định tổ chức: Kiểm tra: Sự chuẩn bị các câu hỏi có đáp án của các tổ . Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức hái hoa dân chủ: Lớp trưởng: - Tuyên bố lí do và nêu thể lệ. Yêu cầu các bạn xung quanh lên hái hoa. Học sinh: Lên hái hoa và tự mỡ à đọc cho cả lớp nghe và tự trả lời. Các bạn khác bổ sung, tranh luận. Lớp trưởng: Nêu đáp án và ghi lên bảng điểm cho tổ bạn đó (Nếu không trả lời được thì bạn khác trả lời và ghi điểm cho tổ đó). Học sinh: Các tổ lên trình bày. Hoạt động 2: Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 : LT : Đọc lời chúc mừng và tặng hoa. GVCN: Phát biểu ý kiến. Học sinh: Hát 1 số bài hát tặng thầy cô. Hoạt động 3: Văn nghệ : LPVTM : Lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. Học sinh: Lần lượt trình bày các tiết mục văn nghệ và lời chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Kết thúc hoạt động: Lớp trưởng: - Cảm ơn chúc sức khoẻ và chúc mừng các thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 . - Chúc các bạn vui khoẻ tiếp tục học tập tốt để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo. *Hướng dẫn về nhà : - Chuẩn bị chủ điểm tháng 12 : Uống nước ngớ nguồn. - Về nhà tìm hiểu truyền thống cách mạng của quê hương Quảng Trị. - Tìm hiểu về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. - Sưu tầm thơ ca nói về chú bộ đội. - Về nhà làm một vài bài thơ nói về tình cảm lòng biết ơn, kính trọng đối với chú bộ đội. Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn * Mục tiêu chung: Giúp học sinh: - Hiểu ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân đân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22/12 cũng như vẽ đẹp truyền thống của “Anh bộ đội Cụ Hồ” qua các giai đoạn lịch sử. Hiểu biết những truyền thống cách mạng, sự kiện vẽ vang của quê hương. - Biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì quê hương đất nước. - Biết giữ gìn và bảo vệ truyền thống tốt đẹp của quê hương học tập và rèn luyện theo gương tốt của các thế hệ cha anh. -------*****-------- Tiết 7 : Ngày soạn: 01/12/2009 Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn Hoạt động 1 : Hội vui học tập Tìm hiểu Truyền thống cách mạng của địa phương. Mục tiêu: - Học sinh ôn tập, cũng cố, bổ sung và mở rộng kiến thức đã học trên lớp, cùng trao đổi kinh nghiệm và phương pháp học tập tốt. - Gây hứng thú học tập cho học sinh . - Rèn luyện tác phong chửng chạc, tư duy mạch lạc, sáng tạo, rèn luỵên trí thông minh cho các em. - Học sinh hiểu được những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ xây dựng quê hương mình . - Có ý thức tự hào về quê hương đất nước và thêm yêu tổ quốc . - Học sinh biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Chuẩn bị: Về phương tiện hoạt động: - Các câu hỏi, câu đố, bài toán vui và các câu hỏi phụ có liên quan. - Đáp án của các câu hỏi, câu đố trên. - Bản quy ước về thang điểm trên. - Những tư liệu sưu tầm được (như sách báo, thơ ca , tranh ảnh,) về truyền thống cách mạng ở quê hương. - Một số tiết mục văn nghệ. Về tổ chức: - Chuẩn bị tốt cho hội vui học tập. - Phân công các học sinh khá, giỏi chuẩn bị trình bày kinh nghiệm, phương pháp học tập tốt của mình trong buổi hoạt động. - Cử ban giám khảo. - Phân công người dẫn chương trình. - Phân công chuẩn bị tặng phẫm. - Giáo viên nêu nội dung, yêu cầu của họat động, hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu sách báo, tranh ảnh, thơ ca về truyền thống quê hương qua nhiều nguồn và đặc biệt có thể tìm hiểu ở nhà truyền thống quê hương mình. - Phân công các tổ trửơng đôn đốc , nhắc nhở và tập hợp tư lịêu sưu tầm, tìm hiểu tứ các tổ viên. - Các tổ tập hợp tư liệu, phân lọai, phân công tổ viên trình bày kết quả về thành tựu , truyền thống cách mạng quê hương mà tổ sưu tầm đựơc. - Hội ý cán bộ lớp, xây dựng và thống nhất chương trình hoạt động . - Phân công người chuẩn bị và điều khiển chương trình văn nghệ Tiến hành hoạt động :: Ổn định tổ chức: Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động: - LPVTM: Bắt bài hát tập thể. - LT: Tuyên bố lí do, giới thiệu các thầy cô giáo. Giới thiệu ban giám khảo lên vị trí bàn làm việc. Hoạt động 2: Hội thi học tập :: - LT: Lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố và mời các bạn xung phong trả lời. - HS: Xung phong trả lời và ghi điểm cho tổ. - BGK: Chấm điểm và ghi công khai theo tổ. - LT: Trong quá trình hoạt động có thể xen kẻ 1 vài tiết mục văn nghệ hoặc trình bày phương pháp và kinh nghiệm học tập. Hoạt động 3: Báo cáo kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương em : - LT : Lần lượt mời các tổ lên trình bày - Tổ trưởng : Trình bày khái quát kết quả sưu tầm, tìm hiểu được. Sau đó các tổ sẽ trình bày cụ thể từng vấn đề. (Ví dụ : Kể 1 câu chuyện về gương hy sinh dũng cảm hoặc gương lao động sản xuất giỏi, bảo vệ xây dựng quê hương; đọc bài thơ, bài hát, giới thiệu tranh ảnh,.. - LT : Tóm tắt lại khái quát " Truyền thống cách mạng quê hương". Kết thúc đánh giá: - GK: Công bố kết quả điểm số của từng tổ và các cá nhân có điểm cao nhất để phát thưởng. - GVCN: Nhận xét tinh thần và thái độ tham gia hoạt động của cả lớp. Tiết 8 : Ngày soạn: 15/12/2009 Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn Hoạt động 2 : Nghe nói chuyện về ngày 22-12 Vui văn nghệ. Mục tiêu: - Học sinh hiểu ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Vệt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22-12 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. - Học sinh biết ơn, tự hào về sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam cũng như lực lượng Quốc phòng của ta. - Học sinh rèn luỵên kĩ năng trình bày, biết lắng nghe, biết phân tích tổng hợp và chọn lọc thông tin. - Học sinh bíêt và hiểu thêm các bài hát về anh bộ đội, về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. Qua đó động viên và phát huy phong trào văn nghệ của lớp. - Học sinh thêm tự hào và yêu mến anh bộ đội, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc. - Bồi dưỡng kĩ năng, phong cách thể hiện các tiêt mục văn nghệ và tính mạnh dạn, tự tin Chuẩn bị: Về phương tiện hoạt động: - Các tư liệu về truyền thống quân đội và lực lượng vũ trang nhân dân. - Bản đồ, tranh ảnh có liên quan. - Phấn , bảng trang trí, tiêu đề. - Những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị sẳn theo nhóm, tổ ,cá nhân. - Bản giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ đã được xây dựng. Về tổ chức: - GVCN: Nêu chủ đề hoạt động yêu cầu mọi học sinh tìm đọc trước các tư liệu về truyền thống quân đội và lực lượng vũ trang nói chung. - Dự kiến mời người nói chuyện. - Phân công người điều khiển, xây dựng chương trình hoạt động. - Cán sự văn nghệ chuẩn bị chương trình văn nghệ. - GVCN yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ. - Cử lớp phó VTM dẫn chương trình. - Xây dựng chương trình hoạt động. - Các tổ và đội văn nghệ có kế hoạch tập luỵên. Các bước lên lớp: Ổn định tổ chức: Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Nghe nói chuyện - Trao đổi: - GVCN: Cung cấp 1 số thông tin về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày QPTD 22 -12 -1944. Giáo viên: Trong sự chuyển biến của cách mạng, Bác Hồ đã chỉ thị thành lập đội Việt Nam truyên truyền giải phóng quân. Ngày 22/12/1944, tại một khu rừng ở Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam truyên truyền giải phóng quân đã được thành lập. Lúc đầu đội chỉ có 34 người với 34 khẩu súng các loại, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Thành lập được hai ngày đội đã lập được chiến công vang dội: diệt 2 đồn Phay Khắt và Nà Ngần, mở đầu truyền thống đánh thắng trận đầu, mưu trí dũng cảm cảu quân đội ta. Ngày 15/5 1945 Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và các trung đội Cứu quốcquân ở Bắc Sơn hợp nhất thành đội Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/8/1945, từ cây đa Tân Trào, đơn vị chủ lực của Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho tổng khởi nghĩa toàn quốc. Tổng khởi nghĩa thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, quân đội ta mang tên Vệ quốc đoàn. Trong khấng chiến chống thực dân Pháp, quân đội ta mang tên quân đội nhân dân Việt Nam. Với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, quân đội ta đã bước vào thời kỳ trưởng thành. Từ đó đến nay, trên chặng đường dài giải phóng và bảo vệ đất nước, quân đội ta đã lập nên những chiến công hiển hách, được Tổ Quốc và nhân dân tin yêu, trìu mến gọi bằng cái tên Bộ đội Cụ Hồ. - LT: Đề nghị các bạn tham gia ý kiến. - GVCN: Giải thích 1 số thắc mắc. 2. Hoạt động 2 : Hát về anh bộ độ cụ Hồ : - LPVTM : Nêu các lí do và y/c lần lượt các tiết mục văn nghệ đã đăng kí lên biểu diễn. - Học sinh : Lắng nghe và động viên các bạn bằng các tràng pháo tay hoặc tặng hoa. - LPVTM: Giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã đăng ký. - Các tổ: Lần lượt trình bày các tiết mục văn nghệ đã đăng ký. Tổng kết - Đánh giá: - LT: Mời đại diện lớp phát biểu ý kiến về nội dung và cảm nghỉ của mình sau buổi nói chuyện. - GVCN: Nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động.

File đính kèm:

  • docNGLL6-LTV.doc
Giáo án liên quan