Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường THCS Suối Ngô

I/ MỤC TIỆU:

 1.1/Kiến thức :

-Hiểu được công lao to lớn của thầy cô, xác định trách nhiệm và bổn phận của người học sinh đối với thầy cô giáo .

-HS nắm được những đặc điểm và truyền thống của đội ngũ giáo viên trong trường (Số lượng, tuổi đời, tuổi nghề, tinh thần tận tuỵ, thành tích, )

 1.2/Thái độ : Thông cảm, kính trọng, biết ơn các thầy – cô giáo.

 1.3/ Kĩ năng:HS khi gặp giáo viên phải biết chào hỏi lễ phép; Chăm học và luôn luôn có ý chí vươn lên đạt kết quả cao.

 II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG VÀ NỘI NỘI DUNG TÍCH HỢP :

- KN giao tiếp/ứng xử với thầy cô giáo.

- KN thể hiện sự cảm thông với lao động sư phạm của thầy cô

 

doc17 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3042 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường THCS Suối Ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:17/3/2013 CHỦ ĐIỂM THÁNG 3 :TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY 8-3 VÀ 26-3 HOẠT ĐỘNG 1: I.MỤC TIÊU : 1.1/Kiến thức: - Giúp HS biết thêm nhiều bài hát về ngày 8- 3 và ngày 26- 3. - Thông qua các bức tranh HS biết thêm các hoạt động của Đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên. 1.2/ Kĩ năng : - Hát, múa các bài hát về ngày 8-3 và ngày 26 – 3. - Vẽ và tô màu. 1.3/ Thái độ: - Yêu văn nghệ. - Yêu thích và có tinh thần tham gia các hoạt động của Đoàn. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG VÀ NỘI DUNG TÍCH HỢP: 1. Các kĩ năng sống có liên quan: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin về tổ chức Đoàn - KN trình bày suy nghĩ về truyền thống vẻ vang của Đoàn. 2. Nội dung tích hợp: Không III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Thảo luận - Hỏi và trả lời - Báo cáo một phút. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Sách GDKNS trong HĐNGLL ở trường THCS - Các bài hát về ngày 8 -3 và 26-3. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: Hoạt động 1: Thảo luận. Hát tập thể bài hát:" Tiến Lên Đoàn Viên". DCT: Trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, đấu tranh thống nhất đất nước. Đoàn thanh niên đã có nhiều cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc, có nhiều đoàn viên đã anh dũng hy sinh để góp phần đem lại hòa bình cho đất nước, hôm nay lớp chung ta sẻ cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của đoàn và thi tìm hiểu về tổ chức đoàn, đó là lí do của buổi hoạt động hôm nay. 2. Kết nối: Hoạt động 2: Hỏi và trả lời: Các tổ chuẩn bị các phần thi trả lời câu hỏi về đoàn và các tiết mục văn nghệ. CÂU HỎI Câu 1:/ Đoàn TNCS HCM được thành lập vào ngày tháng năm nào? Do tổ chức nào thành lập? _Đoàn TNCS HCM được thành lập ngày 26/3/1931, do Đảng Cộng Sản Việt Nam ra nghị quyết thành lập. Câu 2:/ Đoàn đã đổi tên bao nhiêu lần? Vì sao? Kể các tên mà đoàn đã trãi qua? _Đoàn đã đổi tên 7 lần để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng +Từ 1931_1937 là đoàn TNCSVN rồi đoàn Thanh Niên Cộng Sản Đông Dương. +Từ 1937_1939 Đoàn thanh niên dân chủ Đông Dương. +Từ 1939_1941 Đoàn thanh niên phản đế Đông Dương. +Từ tháng 5/1941_1956 Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam. +Từ 25/10/1956_ 1970 Đoàn thanh niên lao động Việt Nam. +Từ 3/2/1970_1976 Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh +Từ 1976 đến nay : Đoàn TNCS HCM . Câu 3:/Mục đích lý tưởng của Đoàn TNCS HCM là gì? _ Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân chủ, văn minh. Câu 4:/ Hiện nay ai là bí thư Đoàn Trường? _ Đ/c Vi Tuấn Anh. Câu 5:/ Bí thư xã đoàn xã Suối Ngô là ai? _ Đ/c Đỗ Ngọc Lưu. Câu 6:/ Những tấm gương đoàn viên tiêu biểu đã hy sinh trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước là ai? _ Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót, La Văn Cầu, Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi. Câu 7:/ Bạn sẻ làm gì đễ phấn đấu trở thành người đoàn viên Đoàn TNCS HCM? _ Ban giám khảo nhận xét và cho điểm. _ Thư kí tổng hợp điểm và công bố kết quả. 3. Thực hành/ luyện tập: Hoạt động 3 : Văn nghệ _ Các đội trình bày các tiết mục văn nghệ, Ban giám khảo nhận xét cho điểm. 4. Vận dụng: Liên hoan văn nghệ. _ GVCN phát biểu ý kiến và nhắc nhở các em cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức tác phong xứng đáng là đội viên đội TNTP HCM phấn đấu để được đứng vào hàng ngũ của Đoàn TNCS HCM. VI.TƯ LIỆU : VII.RÚT-KINH-NGHIỆM : **************************************************************************** Ngày soạn : 25/3/2013 TUẦN CM: 30 NGÀY DẠY :31/3/2013 CHỦ ĐIỂM THÁNG 3 :TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN TRAO ĐỔI KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN THEO GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN HOẠT ĐỘNG 2: I. MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa ngày thành lập đoàn 26/ 3/ 1931 và những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn. - Trao đổi kế hoạch rèn luyện theo các gương sáng Đoàn viên. 1.2/Kĩ năng : - Thảo luận tập thể và thể hiện ý kiến của mình trước đám đông. 1.3/Thái độ: - Có lòng tự hào về truyền thống vẽ vang của Đoàn, tôn trọng tổ chức Đoàn. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG VÀ NỘI DUNG TÍCH HỢP: - Kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực bài nói chuyện của báo cáo viên. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn, về truyền thống vẻ vang của Đoàn . - Kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực các ý kiến, truyện kể về gương sáng Đoàn viên. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Thảo luận. - Kể chuyện - Hỏi và trả lời - Trình bày 1 pht - Suy nghĩ - thảo luận – cặp đôi – chia sẽ. - Biểu đạt sáng tạo IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Sách GDKNS trong HĐNGLL ở trường THCS - Các tư liệu về Đoàn mà báo cáo viên cung cấp cho Hs - Một số câu hỏi định hướng cho Hs thảo luận. - Một số tiết mục văn nghệ về Đoàn V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá: NĐK: mời đội văn nghệ của lớp hát múa bài: “Tiến lên đoàn viên” NĐk phỏng vấn nhanh một số HS với các câu hỏi như sau : Em có biết Đoàn được thành lập ngày tháng năm nào không ? Người Đoàn viên đầu tiên là ai? Đoàn hiện nay mang tên là gì ? 2. Kết nối: Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA ĐOÀN - Báo cáo viên cung cấp cho Hs những kiến thức về Đoàn + Ngày tháng năm thành lập đoàn + Người đoàn viên đầu tiên ( Lí Tự trọng ) + Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn + Tên của Đoàn qua từng thời kì + Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do ai sáng lập ? + Một số gương đoàn viên tiêu biểu + Một vài thông tin về Đoàn trường ta - Trong quá trình nói chuyện, báo cáo viên có thể nêu cáu hỏi hoặc cho HS nêu câu hỏi cho báo cáo viên giúp các em ghi nhớ và khắc sâu những thông tin đã được nghe báo cáo. Hoạt động 2 : TRAO ĐỔI KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN THEO GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN . NĐK: mời các tổ trình bày các kế hoạch rèn luyện để trở thành một Đoàn viên Các tổ trình bày NĐK: mời các tổ đóng góp ý kiến. Các tổ cùng nhau đóng góp bản kế hoạch rèn luyện. NĐK: chốt lại các nội dung chính và yêu cầu thư kí ghi lại để hoàn chỉnh bản kế hoạch chung cho lớp Kết thúc hoạt động NĐK mời GVCN nhận xét và góp ý cho bản kế hoạch. Hoạt động 3 : VĂN NGHỆ - NĐK: mời đội văn nghệ của các tổ trình diễn cc tiết mục văn nghệ đ chuẩn bị của tổ mình - Cc tổ trình diễn văn nghệ. 3.Thực hành/ luyện tập: Hoạt động 4 : trình bày 1 phút + Điều quan trọng nhất bạn thu hoạch được hôm nay sau khi nghe báo cáo và tham gia thảo luận là gì ? + Theo em, còn vấn đề gì là quan trọng m chưa được giải đáp ? + Cc em làm gì để được kết nạp vào Đoàn ? - HS suy nghĩ trình bày các câu hỏi trong 1 phút. 4. Vận dụng: GV hướng dẫn HS về nhà viết thu hoạch và liên hệ. tìm hiểu cc phong trào Đoàn ở địa phương. VI. TƯ LIỆU: Đoàn được thành lập ngày: 26/3/1931 Người Đoàn viên đầu tiên là: Lí Tự trọng Đoàn hiện nay mang tên là: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Tên của Đoàn qua từng thời kì VII. RÚT KINH NGHIỆM: .. Ngày soạn : 8/4/2013 TUẦN CM: 32 NGÀY DẠY : 14 /4/2013 CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 :HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ THI TÌM HIỂU VỀ CÁC DI SẢN VĂN HÓA TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI HOẠT ĐỘNG 1: I. MỤC TIÊU: 1.1/ Kiến thức: - Biết thêm các bài hát cách mạng ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước - Biết thêm các bài hát mừng chiến thắng 30-4 - Có hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước và trên thế giới. 1.2/ Kĩ năng : - Ca hát, múa, đọc thơ, diễn kịch - Tích cực góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ các di sản, di tích lịch sử. 1. 3/Thái độ: - Biết tôn trọng, ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ. - Biết tôn trọng và tích cực bảo vệ các di sản, di tích lịch sử của địa phương và của đất nước. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG VÀ NỘI DUNG TÍCH HỢP: - Kĩ năng tự tin khi tham gia giao lưu văn nghệ. - Kĩ năng giao tiếp ứng xử trong giao lưu. - Kĩ năng quản lí thời gian phù hợp trong giao lưu. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong giao lưu. - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về ngày chiến thắng lịch sử 30-4 - Kĩ năng trình by suy nghĩ về ngày 30 -4 lịch sử. - Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin về UNESCO; trình bày suy nghĩ về mục đích, chức năng của UNESCO - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn tìm hiểu về UNESCO. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Đóng vai - Trò chơi giáo dục - Biểu đạt sáng tạo - Hỏi chuyên gia. - Trình bày 1 phút IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Sách GDKNS trong HĐNGLL ở trường THCS - Các tư liệu tranh ảnh về các di sản văn hóa, di tích lịch sử trong nước và trên thế giới - Các số câu hỏi . - Một số tình huống, bút dạ, giấy A0 V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá: - NĐK: nêu 1 vài câu hỏi động não: ? Trong tháng 4 có các ngày lễ lớn nào? ? Bài hát thiếu nhi nào được xem là gắn liền với ngày này? - NĐK: yêu cầu các bạn đại diện lớp trả lời. 2. Kết nối: Hoạt động 1: Sinh Hoạt Văn Nghệ: - NĐK: mời các tổ lần lượt trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị sẳn - Các tổ lần lượt biểu diễn các tiết mục văn nghệ. - NĐK: mời đại biểu trình bày diễn biến ngày 30 – 4 lịch sử. - NĐK: nêu câu hỏi: ? Chúng ta phải lm gì để xứng đáng với công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng giành độc lập ấm no cho chúng ta ngày nay? - Đại diện các tổ lần lượt trả lời - NĐK: chốt lại các ý chính và xem đó là mục tiêu của lớp ở HKII. Hoạt động 2 : Thi Tìm Hiểu Về Các Di Sản Văn Hóa Trong Nước Và Trên Thế Giới - NĐK: yêu cầu các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu các di sản văn hóa đất nước đã sưu tầm. - Các tổ trình bày. - NĐK: yêu cầu các tổ còn lại đặt câu hỏi cho phần di sản trên mà mình chưa hiểu - Các tổ đặt câu hỏi. - NĐK: nhận xét chốt lại. 3.Thực hành/ luyện tập: Hoạt động 3 : trình bày 1 phút - NĐK: phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập để các tổ ghi câu trả lời vào: ? Hãy nêu tên 3 di tích lịch sử hoặc di sản văn hoá mà em biết? ? Bạn thích thú với hoạt động này không? 4. Vận dụng: GV giao nhiệm vụ về nh cho HS hãy tìm hiểu sưu tầm thêm các di sản, di tích lịch sử VI. TƯ LIỆU: - 30 – 4: ngày miền nam hoàn toàn giải phóng. - Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng. - Vịnh hạ long; động phong nha; tháp chàm VII. RÚT KINH NGHIỆM: ..

File đính kèm:

  • docNGLL LOP 7.doc