Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 9

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Chủ điểm tháng 9:

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Ngày soạn : 3/9/07

 Tuần 1:

 BẦU CÁN BỘ LỚP

1Yêu cầu giáo dục:

 Giúp học sinh:

-Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động các lớp trong năm học này.

-Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động ,sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống cúa nhà trường, của lớp.

-Tự giác ,tích cực hợp tác trong mọi hoạt động của lớp .

2.Nội dung và hình thức hoạt động:

a.Nội dung:

-Tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động trong năm học mới .

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc - Các đội có thể đưa ra câu hỏi, câu đố cho các đội khác Ví dụ : Đội sao Hôm hát một bài , các đội khác nói tên bài , tên tác giả hoặc yêu cầu các đội khác hát tiếp . - Nên dành một số câu hỏi , câu đố cho khán giả - Ban giám khảo chấm điểm cho các đội chơi - Công bố kết quả cuộc thi - Trao phần thưởng c. Văn nghệ : Người điều khiển văn nghệ , giới thiệu các tiết mục văn nghệ 5. kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhân xét , đánh giá. Tuần 27, 28 Thảo luận kế hoạch chuẩn bị hội trại 1.Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh: -Hiểu các nội dung ,công việc phải chuẩn bị để tham gia hội trại do cơ sở hoặc do nhà trường tổ chức . - Nhiệt tình ,sãn sàng tham gia -Có quan điểm riêng của mình và biết bày tỏ các quan diểm đó trong thảo luận, bàn bạc chuẩn bị, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công. 2. Nội dung và hình thức hoạt động: a. Nội dung: - Các nhiệm vụ chuẩn bị hội trại của lớp theo yêu cầu của nhà trường - Các nội dung tham gia hoạt động trại như: Thể thao ,văn nghệ, trò chơi - Các kế hoạch chuẩn bị 3. Chuẩn bị hoạt động: a. Về phương tiện : -Bản thông báo của nhà trường về kế hoạch , nội dung tổ chức hội trại, nhiệm vụ nhà trường phân công cho lớp. - Câu hỏi thảo luận -Điều 12,13,31 Công ước liên hợp về quyền trẻ em b. Về tổ chức : - Phân công người điều khiển chương trình thảo luận - Chuẩn bị nội dung thảo luận Ví dụ : Hình thức lều trại, địa điểm cắm trại, phương tiện đi lại , nội dung hoạt động trại, kế hoạch thực hiện. -Dự kiến phân công chuẩn bị tham gia hội trại cho các tổ ,nhóm, cá nhân 4. Tiến trình hoạt động: a. Khởi động: Cả lớp hát bài :Lửa trại đêm nay( Nhạc và lời Hoàng Hạnh) b.Thảo luận hình thức lều trại : - Người điều khiển chương trình có thể nêu các nội dung mà lớp đã tham gia : Ví dụ : Tham quan, văn nghệ ,thể thao trò chơi… Liên hệ Điều 31 Công ước liên hợp Quốc Tế về quyền trẻ em -Lần lượt cho lớp thảo luận - Sau khi thống nhất các nội dung tham gia, lớp sẽ phân công cụ thể cho các tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị. d. thảo luận kế hoạch và phương tiện đi lại 5 .Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá . Tuần 29 Tổ chức diễn đàn thanh niên về chủ đề “ Hoà bình và hữu nghị” 1.Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: -Nâng cao hiểu biết về vấn đề hoà bình, ý nghĩa của hào bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc. Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như : Như môi trường ,đói nghèo , chiến tranh. - Có kĩ năng phát triển các sự kiện , các tình huống, có liên quan đến hoà bình, biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một số vấn đề bán cầu nào đó . - Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống đích thực. 2. Nội dung và hình thức hoạt động: a. Nội dung: - Một số nội dung cơ bản trong Công ước liên hợp Quốc Tế về quyền trẻ em . -Hoà bình và sự cần thiết phải bảo vệ và giữ gìn hoà bình trong bối cảnh hiện nay .Trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn hoà bình -Những biện pháp để thực hiên hoà bình trong một quốc gia và giữa các dân tộc. - Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc thực hiện hoà bình bằng hành động cụ thể thiết thực. b. Hình thức : - Diễn đàn : Trình bày những suy nghĩ và quan điểm của các nhân và nhóm - Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ 3. Chuẩn bị hoạt động: a. Về phương tiện: -Bản trình bày ý kiến của cá nhân ,của nhóm về chủ đề hoà bình và hữu nghị, Công ước liên hợp Quốc tế về quyền trẻ em . - Ba lô, khẩu hiệu, tranh vẽ, tranh ảnh minh hoạ cho chủ đề hoạt động - Giấy vẽ, bút màu - Một số bài hát tiểu phẩm trò chơi b. Về tổ chức : - Phân công cá nhân chuẩn bị ý kiến cá nhân của mình( có thể viết trên giấy) - Mỗi tổ , nhóm định hướng số lượng người sê lên diễn đàn theo sự phân công của lớp , cử người trình bày ý kiến , những ngưới khác bổ sung - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, phục vụ chủ đề hoạt động - Xây dưng chương trình diễn đàn - Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí lớp , mời đại biểu 4. Tiến trình hoạt động: a. Khởi động: Cả lớp hát bài ánh trăng hoà bình ( nhạc và lời : Hồ Bắc –Mộng Lân) b. Diễn đàn: -Người điều khiển chương trình lần lượt mời đại diện từng tổ trình bày ý kiến của mình về một trong những vấn đề nhân loại . Như hoà bình ,môi trường ,Công ước liên hợp Quốc Tế về quyền trẻ em theo chương trình diễn đàn , mỗi ý kiến được trình bày trong 5 phút Sau mỗi vấn đề lớp trao đổi bổ xung hoặc nêu băn khoăn thắc mắc. Những băn khoăn nay có thể được giải đáp ngay hoặc được giá tri nhận lại để giảI quyết tiếp . Có thể sắp xếp trình bày của các tổ như sau: -Tổ 1: Nêu suy nghĩ về ý nghĩa hoà bình đối với sự phát triển ổn định và phát triển của xã hội . -Tổ 2: Trình bày trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường -Tổ 3: Giới thiệu 4 nhóm quyền trẻ em và một số nội dung về quyền trẻ em được ghi trong Công ước liên hợp Quốc về Quốc Tế. Ví dụ như điều 12 Công ước nêu rõ trẻ em có quyền biểu đạt ý kiến về mọi mặt có liên quan đến các em như học tập, những vấn đề trong gia đình , vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên . Điều 13; Quy định về quyền trẻ em được thu thập thông báo , thông tin về và quyền biểu đạt ý kiến của mình .Trong nhà trường ,điều này có nghĩa trẻ em có quyền phat biểu trong những vấn đề có liên quan đến trẻ, có quyền tiếp nhận những thông tin về sự phát triển trong xã hội và nêu những ý kiến về những diễn biến này .Nhà trường nên khuyến khích trẻ em phát huy khả năng nhận xét , tư duy độc lập . - Sau phần trình bày của đại diện các tổ , mỗi thành viên trong lớp có thể phát biểu tự do. Người điều khiển khéo léo dẫn dắt để buổi diễn đàn sôi nổi . -Văn nghệ xen kẽ - Mời đại biểu tham dự phát biểu và chủ đề “ Hoà bình và hữu nghị” . 5. Kết thúc hoạt động. Tuần 30: Tổ chức hội vui học tập 1.Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: -Thi đua học tập trong cuối năm để đat kết quả tôt nhất trong kì thi học kì và thi cuối năm - Biết thêm được cách thức mới trong học tập , trong học kì - Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập 2. Nội dung và hình thức học tập: a. Nội dung: - Kiến thức của một số môn học mà kết quả đạt được chưa cao, hoặc kiến thức của các môn học do lớp định chọn đã đưa vào hoạt động ôn tập. b. Hình thức: - Thi giảI câu đố , thi giảI nhanh bài tập, tình huống ứng xử ,sự kiện lịch sử của dân tộc - Hoạt động theo đội ( Nhóm)>. 3.Chuẩn bị hoạt động: a. Về phương tiện: - Hệ thống các câu hỏi , câu đố , bài tập, tình huống … phục vụ cho việc học tập, do lớp lựa chọn, xây dựng - Phần thưởng( nếu có ) b. Về tổ chức : - Lụa chọn các môn học sẽ đưa vào danh sách xây dựng câu hỏi , bài tập tình huống .. . Định hướng cả lớp vào việc chuẩn bị nội dung cho hoạt động hội vui học tập. - Tập hợp một số học sinh khá giỏi của lớp để xây dựng hệ thống câu hỏi , bài tập, tình huống … - Thông qua giáo viên chủ nhiệm, để xin ý kiến giáo viên bộ mônnhằm hoàn thiện nội dung của các câu hỏi, bài tập đó , đồng thời giúp học sinh đáp án trả lời - Để hình thành nhóm dự thi có thể làm theo cách sau: Cho lớp điểm số theo thứ tự từ 1đến 5 theo chiều kim đồng hồ . sau đó những người có số trùng nhau tự tìm về nhóm mình , theo vị trí phân công của người điều khiển chương trình -Biểu điểm - cử ban giám khảo - Mời giáo viên bộ môn tham gia - Phân công người điều khiển chương trình , nhóm trang trí lớp , chuẩn bị phần thưởng( Nếu có ) 4.Tiến trình hoạt động: A, Khởi động: Cùng hát bài thiếu nhi thế giới vui liên hoan Nhạc và lời của Lưu Hữu Phước b. Thi giải câu đố: - Người điều khiển chương trình ra hiệu lệnh bắt đầu thi - Đại diện các nhóm bốc thăm một câu hỏi , đọc to cho các nhóm khác cùng nghe. Các nhóm thực hiện trong một phút . Nhóm nào giơ tay trước thì trả lời đầu tiên . Nếu không trả lời được gọi nhóm khác trả lời thay. Điểm ssố chỉ tính cho nhóm trả lời đúng > - Biểu điểm do ban giám khảo quyết định và thông báo cho toàn lớp biết - Ban giám khảo công bố kết quả c. Văn nghệ : 5. Kết thúc hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá __________________________________________________ Tuần 31,32 : Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước 30 -4 1.Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh: -Tự hào về ngày lịch sử của dân tộc, từ đó xác định rõ trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần quê hương đất nước bằng việc phấn đấu học tập tốt. - Rèn kĩ năg tham gia và tổ chức văn nghệ của lớp. 2. Nội dung và hình thức hoạt động: a. Nội dung : Ca ngợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước , ca ngợi những tấm gương hy sinh quên mình của những cá nhân và tập thể, của các binh chủng quân đội. b. Hình thức: - Biểu diễn văn nghệ - Trình bày tiểu phẩm 3. Chuẩn bị hoạt động: a. Về phương tiện: -Bài hát, bài thơ , tiểu phẩm - Các nhạc cụ ( nếu có ) - Khẩu hiệu trên bảng: “Mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30- 4” - Khăn trải bàn , lọ hoa - Trang phục của cá nhân theo từng bài hát hoạc tiểu phẩm( nếu cần) b. Về tổ chức: Mỗi nhóm chuẩn bị 3 hoặc 4 tiết mục văn nghệ theo các thể loại khác nhau như: Hát , đọc thơ , kể chuyện, ngâm thơ tiểu phẩm… Báo cáo cho cán bộ lớp về số tiết mục văn nghệ của tổ để xây dựng chương trình - cán bộ lớp sắp xếp các tiết mục đăng kí của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn. - Phân công người điều khiển chương trình. -Phân công nhóm trang trí lớp - Mời đại biểu 4. Tiến hành hoạt động: a. Khởi động: - Bắt nhịp cả lớp hát bài trái đất này là của chúng em Nhạc và lời của Trương Quang Lục, Đinh HảI b. Biểu diễn văn nghệ: - Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ lên biểu diễn . - Trong quá trình văn nghệ có thể xen kẽ bằng những câu đố vui để thay đổi không khí hoạt động, khích lệ sự tham gia của cả lớp. 5. Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá.

File đính kèm:

  • docHOAT DONG NGOAI GIO LEN LOP(9).doc
Giáo án liên quan