Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8 từ tiết 1 đến tiết 8

I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:

Giúp HS

- Hiểu được nội quy nhà trường và nhiệm vụ năm học mới

- Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới

- Tích cực rèn luyện thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới

II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

1/ Nội dung

- Nội quy của nhà trường

- Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà HS cần biết

2/ Hình thức hoạt động

- Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới

- Trao đổi, thảo luận trong lớp

- Văn nghệ

III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG

1/ Về phương thức hoạt động

- Một bản nội quy của nhà trường

- Một bản ghi những nhiệm vụ chủ yếu của năm học

- Một số bài hát

2/ Về tổ chức

- GV nêu yêu cầu, kế hoạch học tập những quy định, nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới. Chuẩn bị một vài câu hỏi có liên quan để hướng dẫn HS thảo luận

- Cung cấp cho HS bản nội quy của nhà trường để HS tìm hiểu trước khi thảo luận

- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ

IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8 từ tiết 1 đến tiết 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu tổ chức của lớp -Tuyên dương đội thắng cuộc. Dặn dò: - Chuẩn bị một số bài hát chủ đề mái trường và quê hương -Sưu tầm thơ có cùng chủ đề. & Chủ điểm tháng 11. Tôn sư trọng đạo Ngày soạn : ../.. Ngày dạy: /.. Tiết 6 Thảo luận về chủ đề Tình nghĩa thầy trò I/ Yêu cầu giáo dục: 1. Nhận thức HS khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo. Hiểu được truyền thống “Tôn sư trọng đạo” 2. Thái độ : HS thêm yêu quí và tin tưởng các thầy cô giáo. 3. Kỹ năng : - Biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung : -Những kỷ niệm sâu sắc về tình cảm của HS đối với thầy cô giáo. -Những chuyện kể, bàI thơ, bàI hát ca ngợi thầy cô giáo,ca ngợi tình nghĩa thầy trò. 2. Hình thức : Trao đổi, thảo luận, kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ. III/ Chuẩn bị hoạt động : 1. Phương tiện : - Tư liệu HS sưu tầm: Truyện kể, thơ, bài hát, tranh ảnh và những kỷ niệm về tình thầy trò. - Câu hỏi để HS trao đổi, thảo luận. 2. Tổ chức : Nhiệm vụ của GV: -Nêu nội dung, ý nghĩa, định hướng hoạt động cho HS -Hướng dẫn HS làm báo tường – Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Nhiệm vụ HS: - Sưu tầm, sắp xếp tư liệu theo chủ đề. - Sáng tác thơ, văn theo chủ đề. IV/ Tiến hành hoạt động : Người thực hiện Nội dung hoạt động TL Phó VTM Phó HT V 1.Khởi động: Hát tập thể: “Những bông hoa những bài ca” -Giới thiệu chương trình hoạt động: Các bạn thân mến! “Bài học làm người em vẫn khắc ghi. Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Lời bài hát đã chứa bao tâm tình của mỗi thế hệ hoùc trò thầy đã “đưa qua sông”. Chính vì thế: tình nghĩa thầy trò mãi sâu đậm, mãi thắp sáng, dẫn lối mỗi bước chân chúng ta đi. Ghi nhớ công ơn thầy cô, chúng em nguyện học tập thật tốt - để không khỏi phụ lòng của thầy cô giáo. Giờ ngoại khóa hôm nay, chúng ta hãy cùng trao đổi, thảo luận, trình bày những cảm xúc của mình về “Tình nghĩa thầy trò”. 2. Trưng bày hoặc giới thiệu kết quả trưng bày: -Các tổ trưng bày (dán lên bảng phụ-chia các bài viết, tranh ảnh theo chủ đề-đề mục) - Đại diện tổ giới thiệu kết quả sưu tầm. +Số lượng (cá nhân nào đóng góp nhiều nhất) +Nội dung. 3. Trao đổi, thảo luận: */Câu hỏi: 1/ bạn có nhận xét gì về 1 số hành vi của 1 số bạn HS thiếu tôn trọng thầy cô giáo? 2/ Để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo ta phải làm gì? 3/ Bạn có suy nghĩ gì về 1 số HS không còn học ở trường, gặp thầy cô giáo cũ không chào hỏi? 4/ Bạn hãy kể 1 kỷ niệm làm bạn nhớ mãivề thầy, cô giáo mà bạn đã học? 5/ Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về sự biết ơn thầy cô. 4. Văn nghệ: -Mỗi tổ đóng góp 1 tiết mục văn nghệ về tình nghĩa thầy trò và công ơn của thầy cô giáo. -Cá nhân đóng góp những bài thơ (tự sáng tác) cũng theo chủ đề đó Kết thúc hoạt động: Người điều khiển: Cảm ơn các bạn đã nhiệt tình tham gia hoạt đọng, đặc biệt là các bạn đã sưu tầm nhiều bàI viết, bài thơ hay. Các bài thơ các bạn sáng tác tuy chưa đạt đến mức “điêu luyện” nhưng đã thể hiện được phần nào tinh thần tập thể và biểu hiện tình cảm thầy trò, những tâm tư của các bạn. - GVCN nhận xét tinh thần thái độ tham gia của HS và cảm ơn các em đã ý thức được công lao dạy dỗ của thầy cô giáo. *Dặn dò: -Cán bộ lớp chọn bài viết hay, xuất sắc, trình bày lên tờ báo tường của lớp . -Chuẩn bị hoạt động “Lễ đăng ký thi đua của lớp”. (Bảng đăng ký tuần học toỏt của cá nhân, bảng đăng ký thu đua của lớp). 7’ 5’ 5’ 18’ 5’ V. Kết thúc hoạt động: 3’ GVCN: - Nhận xét về tinh thần thái độ tham gia của HS - Nhận xét về khâu tổ chức của lớp -Tuyên dương đội thắng cuộc. Chủ điểm tháng 12. Uống nước nhớ nguồn Ngày soan : .../.. Ngày giảng :.../.. Tiết 7 Thoả luận về TRUYềN THốNG CáCH MạNG CủA QUÊ HƯƠNG EM I.Yêu cầu giáo dục: 1.Nhận thức: - Giúp học sinh hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đ/v sự phát triển của quê hương, di gia đình và bản thân. 2.Thái độ: - Học sinh tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương. 3.Kỹ năng: - Rèn cho học sinh các kỹ năng viết, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương. II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1.Nội dung: - Các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nước. -Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương 2.Hình thức: -Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi, thảo luận -Một số tiết mục văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động: 1.Phương tiện: -Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của quê hương -Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương -Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương 2.Tổ chức: -GVCN phổ biến kế hoạch hoạt động. -Tổ phân công người trình bày kết quả sưu tầm -Phân công người điều khiển (LT); trang trí lớp (tổ 1) -Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. IV. Tiến hành hoạt động. Người điều khiển Nội dung hành động TL Phó VTM LT đại diện tổ Phó VTM Tập thể 1.Khởi động: -Hát một bài hát tập thể liên quan chủ điểm. -Tuyên bố lý do: Để có được độc lập, tự do, hòa bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến cống ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến đó, dân tộc ta đã giành được những chiến công vang dội, có biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết bao bà mẹ tiễn đưa con ra trận mà không trở về, có biết bao người thương binh đã để lại cho một phần máu thịt của mình nơi chiến trường. Những chiến công như vậy, những con người ưu tú đó, có ở khắp mọi miền Tổ quốc và có ở địa phương. Chúng ta hôm nay trong buổi sinh hoạt lớp này, chúng ta sẽ ôn lại truyền thống cách mạng quê hương, kể lại cho nhau nghe về những con người cao cả đó qua báo cáo kết quả tìm hiểu của các tổ. Giới thiệu chương trình của tiết. 2. Hành động : Hoạt động 1: Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương. -Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương của tổ mình (khi trình bày nếu có tranh ảnh, tư liệu kèm theo để minh họa thì càng tốt). Hoạt đọng 2 : Văn nghệ ca ngợi truyền thống quê hương -Các tổ lần lượt thực hiện những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. Hát, ngâm thơ, kể chuyện. -Cả lớp bình chọn tiết mục văn nghệ hay nhất và biểu dương. 5’ 18’ 15’ V.Kết thúc hoạt động -Ban tổ chức nhận xét chung về kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương, về sự chuẩn bị và thái độ tham gia của các tổ. -GVCN nhận xét về sự chuẩn bị và tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh. +Trao phần thưởng cho tổ có kết quả tìm hiểu xuất sắc (nhiều, hay, chính xác). -Ban cán sự lớp cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thành viên trong lớp. ..&.. Ngày soạn :../. Ngày giảng :/.. Tiết 8 THI VĂN NGHệ Chủ đề về bác hồ I. Yêu cầu giáo dục: 1.Nhận thức: - Giúp học sinh biết hát và biết thưởng thức các bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước. 2.Tư tưởng: - Học sinh có tinh thần văn nghệ, yêu quê hương, đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ. 3.Kỹ năng: Biết và cảm thụ các bài hát về quê hương, đất nước II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1.Nội dung: - Ca ngợi về phê hương đất nước. - Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quân đội đội anh hùng. - Ca ngợi các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ VNAH. 2.Hình thức: - Thi hát cá nhân - Trả lời câu hỏi đố vui. - Thi hát giữa các tổ. III. Chuẩn bị hoạt động: 1.Phương tiện: -Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về quê hương, đất nước. -Một số câu hỏi đố vui. 2.Tổ chức: -GVCN phổ biến kế hoạch hoạt động cho cả lớp về yêu cầu, nội dung hình thức: học sinh hát, đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện về quê hương, đất nước qua hìnht hức thi văn nghệ song song với các tổ. -Phân công các tổ tập dượt theo chủ đề, nội dung. -CBL xây dựng chương trình hoạt động, cử người đầu khiển,.. -Học sinh : Viết bài, vẽ tranh; chuẩn bị tiết mục văn nghệ. II.Tiến trình hoạt động: Người điều khiển Nội dung hoạt động TL Phó VTM BGK Các tổ BGK Cá nhân Phó VTM 1.Khởi động: -Hát tập thể một bài hát. -Tuyên bố lý do. Những chiến công thầm lặng, những hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, những đóng góp to lớn của các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh trong chiến tranh, những đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân trong thời bình đã làm cho đất nước ta được hoà bình, độc lập, phát triển như ngày hôm nay. Đã có rất nhiều bài hát, bài thơ, truyện kể, được viết ra để ca ngợi quê hương, đất nước, những con người làm nên lịch sử. Trong tiết SHL ngoài giờ của chúng ta hôm nay, các tổ có dịp hát; đọc thơ, kể chuyện từ trái tim mình để thể hiện tình cảm “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” của mình đ/v về quê hương, đất nước mình, -Giới thiệu chương trình hoạt động. -Giới thiệu BGK Nhung + Vinh + GVCN. 2.Hoạt động: Hoạt động 1: Thi văn nghệ của các tổ -Giới thiệu thể lệ cuộc thi: mỗi tổ lần lượt diễn 2 tiết mục (1 bài hát bắt buộc, 1 bài hát tổ tự chọn). -Tiêu chuẩn đánh giá: nội dung, chất Vinhthực hiện, tính sáng tạo, phong cách thể hiện,..) bài hát trùng với tổ bạn không được tính điểm. -Lần lượt hát các bài hát có tên địa danh của quê hương đất nước hoặc ca ngợi quê hương, đất nước. Hoạt động 2: Thi văn nghệ của các cá nhân: -Thể lệ : Hát 1 bài có từ”đất nước”. -Tiêu chuẩn đánh giá (tương tự trên) -Xung phong hát – Tổ nào có nhiều bạn xung phong hát nhất được cộng điểm (1 bài hát: 5 điểm) Hoạt động 3: Thi trả lời các câu đố -Đọc câu hỏi –Đội nào có tín hiệu (phất cờ) trả lời trước – được 30 điểm, nếu trả lời không đúng, tổ khác trả lời, tổ đó sẽ được 30 điểm, nếu không đúng nữa -> khán giả. 1.Bài hát “Mùa hoa Lêkima nở” hát về ai? Bạn hãy thử hát 1 đoạn xem? 2.Nói về anh Kim Đồng có bài hát nào không? Bạn hãy hát cho cả lớp cùng nghe? 3.Hãy hát một bài hát ca ngợi Bác Hồ kính yêu cuả chúng ta? 5’ 11’ 12’ 12’ V.Kết thúc hoạt động -BTC nhận xét chung về kết quả thi văn nghệ theo tổ, cá nhân, về sự chuẩn bị và tham gia của các tổ. -BGK công bố kết quả -BCS lớp cảm ơn sự giúp đỡ và đến dự của thầy cô giáo.

File đính kèm:

  • docGiao an HDGDNG 8.doc