I.Mục tiêu giáo dục:
- HS hiểu rõ hơn về truyền thống của trường, của lớp.
- Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy truyền thống của trường lớp.
- Tự hào và trân trọng các truyền thống tốat đẹp đó.
II. Nội dung hoạt động:
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Phạm Thị anh Minh - THCS Việt Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ đã đăng kí.
5/ Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến " Biểu dương tinh thần xây dựng tập thể đoàn kết tinh thần quyết tâm phấn đấu đăng kí tuần học tốt của tập lớp
Hướng dẫn chuẩn bị cho tuần sau
+ Tóm tắt ý nghĩa ngày 20-11
+ Lời chúc mừng ,Hoa
+ Các câu hỏi thảo luận.
Các tiết mục văn nghệ
Hoạt động 2
Thi sáng tác theo đề tài công ơn thầy cô giáo
1/ Yêu cầu giáo dục :
Giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng cao đẹp về thầy cô giáo ,tình nghĩa thầy trò
Có thái độ tôn trọng tình nghĩa thầy trò ,tôn vinh nghề dạy học, biết ơn thầy cô giáo .
Rèn luyện các kỹ năng viết vẽ ,để phát huy năng lực sáng tạo, khả năng mĩ của học sinh.
2/ Nội dung và hình thức :
a/ Nội dung:
Các bài văn ,thơ ,tranh ảnh, do học sinh sáng tác vẽ hoặc chụp ảnh... về công ơn thầy cô giáo và tinh nghĩa thầy trò .
Lời bình cho những sản phẩm sáng tác nêu trên.
b/ Hình thức:
Thi ,viết, vẽ trưng bày và giới thiều sản phẩm sáng tác dưới các thể loại tập san , báo tường.
Một số tiết văn nghệ.
3/Chuẩn bị hoạt động:
a/Phương tiện hoạt động:
Giấy A4 và bìa khổ to ,bút ,mực.
Các bài văn , bài thơ, tranh ảnh.... được trang trí trên các loại báo tường hoặc tập san.
Vị trí trưng bày của các tổ.
b/ Về tổ chức :
Giáo viên chủ nhiệm nêu đề tài ,yêu cầu,thể lệ cuộc thi.
Mỗi học sinh được tham gia , số tác phẩm không hạn chế.
Các sáng tác của cá nhân tập hợp theo tổ.
Mỗi tổ tự chọn một thể loại và đặt tên cho tờ báo của mình theo đề tài cuộc thi.
Tờ báo mỗi tổ phải trang trí đẹp,có ý nghĩa.
Phân công người dẫn chương trình :Trịnh Hải Hạnh
Ban giám khảo: Mỗi tổ 1 người.
Ban cố vấn :Gồm giáo viên văn, giáo viên mĩ thuật.
Phân công trang trí : Tổ 3
Mời đại diện phát biểu.
4/ Tiến hành hoạt động:
a/ Khởi động:
Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn học sinh .Thầy cô giáo như người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta các thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô luôn là biểu tượng cao đẹp. Được sự nhất trí của cô giáo chủ nhiệm lớp 8B tiến hành hoạt động với chủ đề " Thi sáng tác về đề tài công ơn thầy cô"
Giới thiệu ban giám khảo: +Lường Ngọc Yên
+Cầm Thị Uyên
+ Nguyễn Thùy Linh
Ban cố vấn : Cô Lê Khánh Hồng
Cô: Nguyễn Mai Hương
b/Thi trưng bày
Các tổ trưng bày tác phẩm (thời gian 5 phút) để trưng bày và giới thiệu.
Lần lượt các tổ giới thiệu khái quát tờ báo của mình và nêu ý tưởng thực hiện.
Ban giám khảo chấm điểm trưng bày của các tổ.
c/ Thi bình luận về tác phẩm tự chọn của tổ.
Mỗi tổ chọn từ 1 đến 2 tác phẩm đại diện cho tổ.
Các tổ cử đại diện lên trình bày thể hiện các tác phẩm đó
Ban giám khảo chấm.
5/Kết thúc hoạt động:
Ban giám khảo công bố kết quả.
Trao phần thưởng cho các tổ và cá nhân.
Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm về thái độ tham gia của các cá nhân .
III/Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm:
1/ Học sinh đánh giá xếp loại;
2/Tổ dánh giá xếp loại:
3/Giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại.
Ngày thiết kế: 30/11/2006 Ngày thực hiện:2/12/2006
Chủ điểm tháng 12
Uống nước nhớ nguồn
I/ Mục đích giáo dục:
Học sinh nhận thức được truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quân đội ta.
Biết trân trọng gìn giữ và phát huy truyền thống đó
Tự hào biết ơn, kính trọng anh bộ đội cụ Hồ.
II/Nội dung:
Hoạt động 1
Hát về quê hương đất nứơc
1/ Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh biết hát và thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương đất nước.
Có tinh thần yêu thích văn nghệ , yêu quê hương đất nước phát triển tình cảm đối với quê hương.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
a/ Nội dung:
Ca ngợi quê hương đất nước.
Ca ngợi Đảng, Bác, quân đội ta anh hùng.
Ca ngợi các anh hùng, liệt sỹ, các mẹ việt nam anh hùng.
b/ Hình thức hoạt động:
a/ Phương tiện hoạt động:
Các bài hát bài thơ, câu chuyện về quê hương đất nước
Giải phóng Điện Biên, quê hương.
Sơn La mùa xuân đã về .
Câu đố vui và các câu hỏi.
Bạn hãy trình bày 1 đoạn bài hát " Baóng người in trên đèo" tên bài hát là gì do ai sáng tác?
hát bài hát có tên địa danh tây bắc, quê hương, đất nước
Hát bài hát ca ngợi quê hương Sơn La đổi mới.
Bạn có biết tên bài hát nào nói về Mai Sơn.
Phần thưởng.
b/ Tổ chức :
Giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho cả lớp yêu cầu nội dung và hình thức hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình.
Mỗi tổ lựa chọn 6 thành viên dự thi cho 3 nội dung mỗi nội dung 2 thành viên, chuẩn bi 1 câu đố vui giành cho khán giả mọi thành viên khác đều tìm hiểu , ôn tập và xung phong tham gia.
Phân công dẫn chương trình: Cầm Thị Uyên
Chuẩn bị phần thưởng.
4/ Tiến hành hoạt động:
a/ Khởi động:
Tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu
Đất nước được hoà bình ,chúng em được vui chơi học hành, dẫu phải đổ bao xương máu của cá thế hệ cha anh tấm gương hy sinh anh dũng đó , công lao to lớn đó được ghi lại bằng những bài hát .Để hiểu hơn về những hy sinh to lớn đó hôm nay tập thể lớp 8B tổ chức thảo luận với chủ đề " Hát về quê hương đất nước".
b/ Du lịch trên quê hương đất nước qua các bài hát , bài thơ
Hát các bài hát có tên địa danh đất nước
Các tổ lần lượt thực hiện ( Bài hát trùng tên với bài cuả các tổ không được tính)
c/ Tìm ẩn số trong các bài hát bài thơ.
Yêu cầu tìm nhanh đúng , tổ nào tìm được nhiều thì thắng
Người dẫn chương trình nêu từng ẩn số.
Các tổ dùng tín hiệu trả lời ( Theo từng mức độ , thời gian, đúng sai để cho điểm.
Ví dụ : Tổ đầu tiên trả lời đúng 30 điểm, nếu tổ đầu tiên trả lưòi sai thì tổ thứ 2 sẽ trả lời nếu sai thì tổ thứ 3 trả lời nnếu đúng chỉ được 10 điểm. Nếu tổ nào không trả lời được khán giả trả lời.
d/ Hát về mẹ việt nam anh hùng, cá anh hùng.
Yêu cầu hát, ngâm thơ.
Tổ chức bốc thăm theo thứ tự biểu diễn, mỗi tổ hát 1 bài , mỗi lần hát đúng được 10 điểm, hát sai chủ đề không đảm bảo thời gian thì bị trừ điểm. Sau số lượt qui định tổ nào được điểm cao thì tổ đó thắng.
Ban giám khảo chấm điểm công khai ghi điểm lên bảng.
Giữa các hoạt động là các câu hỏi câu đố vui giành cho khán giả hoặc theo chỉ định của người dẫn chương trình.
Sau khi khán giả xung phong trả lời đại diện tổ nhận xét đánh giá câu trả lời của khán giả và nêu đáp án.
5/ Kết thúc hoạt động:
giáo viên chủ nhiệm trao phần thưởng cho các đội tham gia .
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá chung.
Nhắc nhở hoạt động sau " Giao lưu với cựu chiến binh"
Ngày thiết kế
Hoạt động 2
Hội vui học tập
1. Yêu cầu giáo dục.
- Giúp học sinh:
+ Nắm vững cơ bản kiến thức của các môn học.
+ Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
+ Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a. Nội dung.
+ Những kiến thức cơ bản cần nắm vững ở một số môn học.
+ Những kiến thức cơ bản để vận dụng vào cuộc sống.
+ Những hiện tượng tự nhiên xã hội.
b. Hình thức hoạt động.
+ Khi hỏi đáp, trả lời câu hỏi, giải bài toán, giải câu đố, giải thích hiện tượng tự nhiên xã hội cần được giải thích.
+ Tìm ẩn số của từ, ngữ, tìm tác giả của bài thơ, bài hát, một tác phẩm văn học, một định lý, định luật.
3. Chuẩn bị hoạt động.
a. Về phương tiện.
Các câu hỏi - Đáp án
Câu 1: Bé kia chăn vịt khác thường
Buộc đi cho được, chẵn hàng mới ưa
Hàng hai xếp thẳng chưa vào
Hàng ba xếp vẫn còn thừa một con
Hàng 4 xếp cũng chưa tròn
Hàng 5 xếp thiếu 1 con chưa đầy
(Biết số vịt chưa đến 200 con)
Câu 2: Ba bạn Hồng - Hoa - Lan tranh luận với nhau:
Hồng nói rằng có thể tìm được 2 số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ. Hoa khẳng định: Không thể tìm được; Lan nói: Còn có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số trừ và số bị trừ.
Bạn đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Cho ví dụ?
Câu 3:
Chỉ có muỗi cái đốt người đúng hay sai?
Câu 4:
Nếu cắt một con giun đất ra làm đôi, thì mỗi phần sẽ thành một con giun khác đúng hay sai?
Câu 5:
Giữ đóng từng cắm cọc lim
Mấy thời thuyền giặc đắm chìm nơi đây.
Câu 6:
Nơi nào rừng núi một màu
Cửa ải tướng giặc mất đầu lăn quay.
Câu 7:
Hãy ghép mỗi từ sau đây với một từ khác để tạo thành một từ ghép có nghĩa.
Đồng.
Con.
Tổ
Giấy bút, tín hiệu để trả lời.
Một số tiết mục văn nghệ
* Phần thưởng.
Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu hoạt động
Lớp thảo luận thống nhất các môn học, các tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với giáo viên bộ môn để giúp cán sự các môn học, xây dựng câu hỏi, đáp án.
Mỗi tổ cử 3 bạn dự thi.
Cử người điều khiển chương trình: Nguyễn Hạnh Thương
Cử BGH: Cầm Thị Uyên, Trịnh Hải Hạnh, Lường Ngọc Yên
Thư ký: Phạm Thùy Linh
Cử nhóm trang trí: Tổ 1
4. Tiến hành hoạt động.
a, Khởi động.
Kính thưa quý vị đại biểu
Thưa toàn thể các bạn!
Để củng cố ôn lại kiến thức về các môn học và để các bạn trong lớp học tập kinh nghiệm học tập. Ngoài ra hội nữ trong lớp còn rèn cho các bạn sự tự tin nhanh nhẹn, thông minh. Hôm nay được sự nhất trí của cô giáo chủ nhiệm lớp 8a tiến hành hoạt động chủ đề vui học tập.
Giới thiệu BGK và thư ký.
b, Thi tiếp sức giải bài toán.
Giới thiệu các thí sinh dự thi của mỗi tổ.
Giao bài tập và quy đình thời gian hoàn thành qua 3 đợt.
Đợt 1: Mời thí sinh số 1 của tổ lên giải.
Đợt 2: Mời thí sinh số 2 lên thay số 1 hết bài tập.
Đợt 3: Mời thí sinh số 3 lên thay số 2 hết bài tập.
Hết thời gian quy định tổ nào giải song đúng thì thắng.
c. Ghép từ.
Nếu đề thi: cho một số từ yêu cầu ghép mỗi từ đó với một từ khác để tạo thành từ ghép có nghĩa.
Hết thời gian quy định, tổ nào ghép được nhiều tổ đó thắng.
d. Tự do lựa chọn.
Câu hỏi của môn học hội vui được đánh số thứ tự mỗi lượt thí sinh của mỗi tổ được chọn một câu hỏi của môn học chính mình.
Người điều khiển đọc câu hỏi - thí sinh trả lời.
Ban giám khảo cho điểm, công bố giải.
Giáo viên chủ nhiệm lên trao giải.
5. Kết thúc hoạt động.
IV. Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm.
1.Học sinh tự đánh giá xếp loại.
Câu 1: Qua các hoạt động của chủ điểm “uống nước nhớ nguồn” em thu hoạch được những gì?
Câu 2: Về tinh thần thái độ và kết quả tham gia các hoạt động của chủ điểm em tự xếp loại ở mức độ nào?
Tốt 20 Khá 13 TBình2
Giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại.
Tốt 21 Khá 13 T.Bình 1
File đính kèm:
- giao an NGLLMinh.doc