I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS:
- Củng cố, nắm vững kiến thức các môn đã học để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ II.
- Vận dụng kiến thức cơ bản vào giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.
- Rèn kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm - Kĩ năng tư duy sáng tạo - Kĩ năng suy nghĩ tích cực -Kĩ năng đánh giá và tự đánh giá.
- Có hứng thú, chăm chỉ trong học tập.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1.Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi.
2. Nội dung:
- Những kiến thức cơ bản cần nắm vững.
- Những kiến thức vận dụng.
3. Hình thức hoạt động:
- Thi đua giữa các tổ.
- Văn nghệ xen kẽ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Các câu hỏi, bài tập.
- Cờ, ô cắm cờ
- Hoa
- Bảng điểm.
2.Về tổ chức:
- GVCN nêu yêu cầu, nội dung tiết hoạt động, hướng dẫn HS ôn tập.
- Phân công cán sự bộ môn liên hệ GVBM xin câu hỏi + đáp án.
+Dẫn chương trình: Quốc
+Thư ký: Diễm
+Cử 4 đội chơi (mỗi tổ 1 đội).
+BGK: Tín, Sương.
+Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ.
+Mua quà: Trang
IV.Tiến hành hoạt động:
1.Khởi động: Hát tập thể bài: “Bay trong đêm pháo hoa”.
2.Tuyên bố lý do:Năm học sắp kết thúc, mỗi chúng ta đang ra sức ôn tập để thi học kỳ 2 đạt kết quả. Nhằm tạo điều kiện cho các tổ thi đua với nhau và giúp chúng ta ôn lại những kiến thức để chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới, lớp chúng ta tổ chức “Hội vui học tập”
3.Giới thiệu thành phần: GVCN cùng tập thể lớp 82.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Nguyễn Thị Vân - Chủ Điểm Tháng 4: Hoà Bình Hữu Nghị Hoạt Động 3 Và 4: Hội Vui Học Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/04/10
TH: 15/04/10
Chủ điểm tháng 4: HOÀ BÌNH HỮU NGHỊ
Hoạt động 3& 4: HỘI VUI HỌC TẬP
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS:
- Củng cố, nắm vững kiến thức các môn đã học để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ II.
- Vận dụng kiến thức cơ bản vào giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.
- Rèn kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm - Kĩ năng tư duy sáng tạo - Kĩ năng suy nghĩ tích cực -Kĩ năng đánh giá và tự đánh giá.
- Có hứng thú, chăm chỉ trong học tập.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1.Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi.
2. Nội dung:
- Những kiến thức cơ bản cần nắm vững.
- Những kiến thức vận dụng.
3. Hình thức hoạt động:
- Thi đua giữa các tổ.
- Văn nghệ xen kẽ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Các câu hỏi, bài tập.
- Cờ, ô cắm cờ
- Hoa
- Bảng điểm.
2.Về tổ chức:
- GVCN nêu yêu cầu, nội dung tiết hoạt động, hướng dẫn HS ôn tập.
- Phân công cán sự bộ môn liên hệ GVBM xin câu hỏi + đáp án.
+Dẫn chương trình: Quốc
+Thư ký: Diễm
+Cử 4 đội chơi (mỗi tổ 1 đội).
+BGK: Tín, Sương.
+Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ.
+Mua quà: Trang
IV.Tiến hành hoạt động:
1.Khởi động: Hát tập thể bài: “Bay trong đêm pháo hoa”.
2.Tuyên bố lý do:Năm học sắp kết thúc, mỗi chúng ta đang ra sức ôn tập để thi học kỳ 2 đạt kết quả. Nhằm tạo điều kiện cho các tổ thi đua với nhau và giúp chúng ta ôn lại những kiến thức để chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới, lớp chúng ta tổ chức “Hội vui học tập”
3.Giới thiệu thành phần: GVCN cùng tập thể lớp 82.
4.Giới thiệu chương trình: Có 3 phần thi: Khởi động – Tăng tốc – Về đích
Xen kẽ giữa các phần thi là văn nghệ của các tổ.
5.Tiến hành:
HĐ1: Khởi động:
- Mỗi tổ chọn một chủ đề. Người điều khiển đọc câu hỏi theo chủ đề tổ chọn, nếu tổ trả lời đúng thì được 10đ, nếu không trả lời được thì đội khác trình bày bằng cách đưa cờ.
* Nội dung câu hỏi như sau:
+ Khoa học tự nhiên: Độ dài cạnh bên của hình lăng trụ được gọi là gì? (chiều cao)
+ Văn học xã hội: Bài thơ “Rằm tháng giêng”còn có tên là gì?Do ai sáng tác?Sáng tác năm nào?
( Nguyên tiêu - Hồ Chí Minh – 1948)
+ Lịch sử - Địa lý: Thành phần lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế là ai? ( Nông dân)
+ Tiếng Anh: how many boys are there in your class? ( there are 23 boys in my class)
* Văn nghệ tổ 1,2
HĐ2: Tăng tốc :
- Trong phần thi này có 4 câu hỏi, người điều khiển đọc câu hỏi, các đội thi đua trả lời bằng cách
lần lượt từng bạn viết kết quả lên bảng. Đội nào viết được nhiều kết quả đúng nhất 10đ, nhì 8đ,
ba 6đ, tư 4đ ( Mỗi câu 60 giây)
* Nội dung câu hỏi như sau:
1.Viết tên các kiểu rừng chính ở Việt Nam? ( Rừng lá kim, rừng tràm. rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng lá rộng thông xanh nhiệt đới, rừng khộp )
2. Kể tên các cách truyền nhiệt đã học? ( dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt)
3. Người ta chia ôxít thành những loại chính nào?
( ôxít axít, ôxít bazơ, ôxít lưỡng tính, ôxít trung tính)
4. Viết tên các di sản văn hoá thế giới được Unesco công nhận? (Vịnh Hạ Long,khu di tích Mỹ Sơn,cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Động Phong Nha, Nhã nhạc cung đình Huế)
* Văn nghệ tổ 3
HĐ3: Về đích:
- Phần thi này gồm 4 câu hỏi. Người điều khiển lần lượt nêu câu hỏi, các đội hội ý trả lời trên bảng con. Nếu đội nào trả lời đúng 10đ, sai không có điểm. ( Mỗi câu 60 giây)
* Nội dung câu hỏi như sau:
1. Bạn cho biết nguyên tố nào có nhiều nhất trong vỏ quả đất? (Nguyên tố Oxi)
2. Hãy điền thêm một số vào dãy số sau: 3, 5, 10,12, 24, 26, .... ( 52)
3. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây” là câu nói của ai? ( Nguyễn Trung Trực)
4. Ngày lịch sử đáng nhớ trong tháng tư là ngày nào? (30-4)
* Thư ký tổng hợp điểm.
* Văn nghệ tổ 4.
V.Kết thúc hoạt động:
- BGK công bố kết quả chung sau cuộc thi.
- Mời GVCN trao phần thưởng cho các đội.
- Người dẫn chương trình nhận xét sự chuẩn bị, thái độ tham gia giữa các tổ
- GVCN phát biểu ý kiến nhận xét tinh thần tham gia hoạt động của cá nhân, đội thi.
- GVCN hướng dẫn HS đánh giá hoạt động theo mẫu phiếu tự đánh giá (cá nhân, tổ, lớp,GV)
* Dặn dò: Để chuẩn bị cho hoạt động sau:
- Mỗi tổ chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ về Bác Hồ.
- Sưu tầm các tài liệu nói về công lao của Bác Hồ.
- CSL chuẩn bị câu hỏi tìm hiểu về Bác Hồ để tổ chức thi đua.
File đính kèm:
- HD3,4T4.doc