I/ Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh
Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh , sẽ duy trì và phát triển được nền hoà bình trên hành tinh, từ đó nhận thức được trách nhiệm của mỗi người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị.
Tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị , có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết nhau .
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp , xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động :
1/ Nội dung: Học sinh hiểu được
a/ Tình đoàn kết là gì ?
b/ Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình như thế nào ?
c/ Vì sao phải có tình đoàn kết hưuz nghị?
d/ Làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ?
2/ Hình thức hoạt động:
Hái hoa dân chủ
Thảo luận
Văn nghệ
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Trường THCS Trần Phú - Chủ điểm 2: Tình đoàn kết hữu nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :29
Ngày thiết kế : 2/4/2007
Ngày thực hiện : 7/4/2007
CHỦ ĐIỂM 2 : TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ
I/ Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh
Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh , sẽ duy trì và phát triển được nền hoà bình trên hành tinh, từ đó nhận thức được trách nhiệm của mỗi người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị.
Tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị , có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết nhau .
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp , xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động :
1/ Nội dung: Học sinh hiểu được
a/ Tình đoàn kết là gì ?
b/ Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình như thế nào ?
c/ Vì sao phải có tình đoàn kết hưuz nghị?
d/ Làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ?
2/ Hình thức hoạt động:
Hái hoa dân chủ
Thảo luận
Văn nghệ
III/ Chuẩn bị hoạt động:
1/ Về phương tiện hoạt động:
Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện,,,ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị .
Một số câu hỏi dành cho hoạt động hái hoa dân chủ.
2/ Về tổ chức:
GVCN phối hợp với GV Ngữ Văn, GV Công Dân, GV Địa Lý để soạn ra một số câu hỏi cho hoạt động
Từng tổ học sinh họp bàn bạc cách thức sưu tầm tài liệu , câu chuyện liên quan đến nội dung của hoạt động .
+ Cử BGK GV bộ môn
+ Cử người điều khiển : Minh Nhật
+Trang trí : Tổ 2
+ Người tổ chức văn nghệ : NGọc Thảo
IV/ Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
T/Lượng
Ngọc Thảo cho lớp hát tập thể
Minh Nhật
Tổ trực +lớp phó lao động
Minh Nhật
Cả lớp
BGK
GVCN
Lớp phó văn thể mỹ điều khiển chương trình văn nghệ
1/ Khởi động:
Hát tập thể bài : “Em như chim bồ câu trắng”
Nhạc và lời : Trần Ngọc
Tuyên bố lý do : .
2/ Hoạt động :
Kê bàn ghế theo hình chữ U , ở giữa có cây hoa trang trí đẹp mắt với những bông hoa câu hỏi đủ màu sắc rực rỡ.
Nêu yêu cầu thảo luận và mời GVCN điều khiển hoạt động cùng với sự hợp tác của BGK
Lần lượt mời các đại diện của tổ lên hái hoa , mỗi bông hoalà một câu hỏi (Hay một tình huống) cần thảo luận như :
+ Em hiểu như thế nào là tình đoàn kết hữu nghị ?
+ Nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức đoàn kết hữu nghị và hợp tác thì sẽ có tác dụng như thế nào cho gia đình, cho cộng đồng, cho dân tộc?
+ Cần phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị?
+ Thử trình bày kế hoạch của tổ em về kế hoạch xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ?
Cả lớp chú ý theo dõi các câu trả lời của các tổ và bổ sung cho hoàn chỉnh hơn.
BGK nhận xét bổ sung
GVCN nhận xét bổ sung cho các câu hỏi
Các ý kiến của tập thể được thư ký ghi lại đầy đủ .
Xen kẻ chương trình văn nghệ (Ngọc Thảo điều khiển)
GVCN Tổng kết các thông tin cơ bản về nội dung của hoạt động
BGK công bố kết quả và phát thưởng cho đội về Nhất , Nhì
5’
30’
V/ Kết thúc hoạt động: 10’
Đại biểu nêu ý kiến nhận xét nội dung của hoạt động về ưu, khuyết điểm
GVCN nhận xét chung và nêu ra yêu cầu cho tiết hoạt động tiếp theo
Dẫn chương trình nhận xét về thái độ tham gia của các bạn trong lớp và rút kinh nghiệm cho tiết sau.
VI/ Rút kinh nghiệm bổ sung:
File đính kèm:
- hoat dong tiet 29.doc