I- YÊU CẦU GIÁO DỤC.
+ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn.
+ Kỹ năng: Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tốt.
+ Tư tưởng: Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực.
II- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG.
1- Nội dung:
- Nội dung và ý nghĩa của việc "học tập tốt".
- Các kinh nghiệm để học tốt các môn học.
- Các phương pháp cụ thể giúp học tốt các môn học.
12 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Tháng 10: Chủ điểm chăm ngoan học giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân học sinh.
- Các biện pháp để thực hiện giao ước thi đua.
2- Hình thức hoạt động.
- Các tổ, cá nhân giao ước thi đua
- Thảo luận về các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện
- Vui văn nghệ
III- Chuẩn bị hoạt động:
1- Về phương tiện hoạt động:
- Thư Bác Hồ gửi học sinh 1945 - 1968
- Các bản đăng ký giao ước thi đua (của cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể.
- Phương tiện trang trí.
2- Về tổ chức:
- Nhiệm vụ:
+ Nêu nội dung, yêu cầu và kế hoạch tổ chức hoạt động "Lễ giao ước thi đua" cho cả lớp.
+ Phân công, giúp đỡ cán bộ lớp và học sinh chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động như:
ă Xây dựng các nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu
ă Xây dựng chuẩn và thang đánh giá
ă Người điều khiển chung, người điều khiển thảo luận, người phụ trách chương trình văn nghệ.
ă Trang trí, kẻ tiêu đề
ă Thư ký ghi biên bản
ă Mời đại biểu dự.
- Nhiệm vụ của học sinh:
+ Bàn bạc, thực hiện các việc được phân công
+ Chuẩn bị tốt các bản giao ước thi đua của cá nhân
IV- Tiến hành hoạt động:
1- Khởi động:
2- Tiến hành: Giao ước thi đua:
- Người điều khiển nêu thể lệ giao ước thi đua và lần lượt mời các tổ trưởng thay mặt tổ lên giao ước thi đua.
- Bản giao ước thi đua của tổ đã có chữ ký của các tổ viên, tổ trưởng khi lên giao ước thi đua cần nêu rõ nội dung, các chỉ tiêu phấn đấu chung của tổ, của các tổ viên, các biện pháp thực hiện và xin giao ước thi đua với lớp hay với một tổ cụ thể nào đó.
- Tổ trưởng giao ước thi đua xong có thể mời một tổ viên của tổ mình lên đọc giao ước thi đua cá nhân.
- Sau khi các tổ trưởng giao ước thi đua người điều khiển mời lớp trưởng lên trình bày tóm tắt "chương trình thi đua của lớp" gồm các chỉ tiêu cụ thể về học tập, về rèn luyện đạo đức và đề xuất một số biện pháp thực hiện.
3- Thảo luận:
- Người điều khiển lần lượt nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp và các biện pháp thực hiện để xin giao ước thi đua với lớp hay với 1 tổ cụ thể.
- Tổ trưởng giao ước thi đua xong có thể mời một tổ viên của tổ mình lên đọc giao ước thi đua cá nhân.
- Sau khi các tổ trưởng giao ước thi đua, người điều khiển mời lớp trưởng lên trình bày tóm tắt "Chương trình thi đua của lớp" gồm các chỉ tiêu cụ thể về học tập, rèn luyện đạo đức và đề xuất một số biện pháp thực hiện.
4- Chương trình văn nghệ.
- Cả lớp hát tập thể bài hát truyền thống của lớp (nếu có)
- Người điều khiển lần lượt giới thiệu các bạn lên trình bày các tiết mục
V- Kết thúc hoạt động
Cả lớp hát một bài
Ngày dạy: 15/10/2011
Tiết 8: thi tìm hiểu các tấm gương học tập tốt
I- Yêu cầu giáo dục:
Qua những gương sáng học tốt:
- Kiến thức: Giáo dục cho học sinh tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh vực tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
- Kỹ năng: Phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, năng lực học tập, năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tập tốt.
- Tư tưởng: Có tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh vực tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
II- Nội dung và hình thức hoạt động:
1- Nội dung:
- Tư liệu về các tấm gương học tốt, ham học, hiếu học, những gương vượt khó vươn lên để học tốt... sưu tầm được hay tìm hiểu được trong sách báo và trong đời sống thực tế dưới dạng các mẩu chuyện, bài viết, thơ ca, tranh ảnh, người thật, việc thật.
- Các hiện tượng tự nhiên, các câu đố khoa học có liên quan để rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo...
2- Hình thức hoạt động:
- Thi tìm hiểu, thi kể chuyện.
- Văn nghệ xen kẽ
III- Chuẩn bị hoạt động:
1- Về phương tiện hoạt động:
- Các tư liệu liên quan đến chủ đề hoạt động
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố...
- Bảng quy định điểm chuẩn và thang chấm điểm cũng như đáp án
- Phần thưởng.
- Các lá cờ nhỏ hoặc chuông
2- Về tổ chức:
- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
+ Nêu nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho cả lớp và hướng dẫn các em sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan. Nêu kế hoạch chuẩn bị và thời gian tiến hành.
+ Phân công, giúp đỡ và hướng dẫn lực lượng cốt cán trong lớp chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động, cụ thể là:
Phân công chuẩn bị các phương tiện cho hoạt động.
Mỗi tổ cử một đội dự thi (từ 3-5 người)
Cử một ban giám khảo (mỗi tổ cử 1 người)
Cử người dẫn chương trình
Cử nhóm trang trí lớp.
Mời đại biểu
- Nhiệm vụ của học sinh:
+ Thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
+ Các học sinh trong đội tuyển dự thi trong mỗi đội trao đổi, bàn bạc, chuẩn bị tư liệu và nội dung sẵn sàng cho cuộc thi.
+ Các tổ cùng đội dự thi của mình hỏi ý kiến để thống nhất hoạt động: các tổ viên cũng chuẩn bị về nội dung hoạt động để vừa là cổ động viên cho đội nhà, vừa sẵn sàng tham gia cùng đội nhà khi cần thiết để giải đáp những câu hỏi hoặc câu đố "khó" của cuộc thi có yêu cầu của người dẫn chương trình.
IV- Tiến hành hoạt động:
1- Khởi động
2- Tiến hành: Cuộc thi
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi hoặc câu đố. VD: "Bạn hãy kể một câu chuyện về gương vượt khó vươn lên trong lập tập"; "Trường ta hiện có bao nhiêu học sinh giỏi toàn diện liên tục từ lớp 6 đến lớp 9? Bạn hãy kể một tấm gowng cụ thể".
- Đội nào có câu trả lời trước sẽ đánh tín hiệu xin trả lời (rung chuông hoặc cắm cờ) nếu không người dẫn chương trình sẽ gọi lần lượt từng đội.
- Ban giám khảo chấm điểm, điểm được công bố ngay và thư ký giám khảo sẽ ghi lên ô điểm của từng đội lên bảng.
- Trong tình huống một câu hỏi nào đó không có đội nào trả lời được, người dẫn chương trình sẽ hỏi các cổ động viên; cổ động viên trả lời đúng sẽ có phần thưởng và được tính điểm. Điểm đó được tính vào ô điểm của đội nhà.
- Ban giám khảo công bố tổng số điểm của từng đội và công bố đội đạt giải nhất, nhì, ba.
- Người dẫn chương trình mời giáo viên chủ nhiệm hoặc đại biểu lên trao thưởng cho các đội.
V- Kết thúc hoạt động:
Cả lớp hát một bài
Ngày dạy:22/10/2011
Tiết 9: HộI VUI HọC TậP
I- Yêu cầu giáo dục
- Kiến thức: Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8
- Kỹ năng: Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
- Tư tưởng: Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
II- Nội dung và hình thức hoạt động.
1- Nội dung:
- Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp 8
- Những nhiệm vụ trong năm học này.
- Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
2- Hình thức hoạt động:
Trao đổi, thảo luận.
III- Chuẩn bị hoạt động.
1- Về phương tiện hoạt động:
- Một số câu hỏi thảo luận.
Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8? (vị trí, vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8)
Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
Câu 3: Để làm tốt những nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào? (về chủ quan, khách quan).
- Bảng phụ để ghi kết quả thảo luận.
- Một vài tiết mục văn nghệ.
2- Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung hoạt động và họp cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các việc cụ thể sau:
- Thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động.
- Phân công chuẩn bị các phương tiện.
- Phân công người điều khiển chương trình và thư ký.
- Mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
- Phân công trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê bàn ghế.
- Cử người mời đại biểu.
IV- Tiến hành hoạt động.
1- Khởi động:
2- Tiến hành: Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học.
- Người điều khiển nêu câu hỏi 1 và 2 ở mục 3
- Học sinh trao đổi thảo luận theo tổ. Tổ trưởng hoặc thư ký tổ ghi kết quả thảo luận lên giấy khổ to.
- Đại diện từng tổ trình bày kết quả thảo luận của tổ mình.
- Lớp góp ý bổ sung, phân tích, lựa chọn và thống nhất ý kiến về vị trí và nhiệm vụ của năm học.
- Cuối cùng, người điều khiển tổng kết thảo luận.
3- Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Người điều khiển phát phiếu cho từng học sinh và yêu cầu ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Từng học sinh suy nghĩ và ghi vào phiếu của mình.
- Mời một số học sinh trình bày trước lớp về những biện pháp của mình. Thư ký lớp ghi tóm tắt nhanh các ý chính lên bảng.
- Cả lớp góp ý kiến bổ sung, cùng nhau phân tích, lựa chọn các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học.
- Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản để mỗi học sinh, tổ, lớp vận dụng.
4- Văn nghệ.
- Cán bộ văn nghệ giới thiệu các tiết mục đã được phân công chuẩn bị và mời các bạn lên biểu diễn.
- Hoạt động này có thểm xen vào giữa phần 2, 3.
V- Kết thúc hoạt động.
Giáo viên chủ nhiệm nêu khái quát vị trí, nhiệm vụ của năm học và động viên học sinh phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Ngày dạy: 29/10/2011
Tiết 10: Hát về mái trường và quê hương
I- Yêu cầu giáo dục:
+ Kiến thức: Phát triền tiềm năng văn nghệ, biết thêm các bài hát về tuổi học trò, về mái trường thân yêu và quê hương đất nước, kích thích phong trào văn nghệ của lớp.
+ Kỹ năng: Có tình cảm với trường lớp, quê hương, càng thêm yêu cuộc sống hồn nhiên tuổi học trò.
+ Tư tưởng: Lạc quan, tự tin trong học tập và rèn luyện.
II- Nội dung và hình thức hoạt động:
1- Nội dung:
Các bài hát, bài thơ về nhà trường, về quê hương, về tuổi học trò.
2- Hình thức hoạt động:
Thi hát theo chủ đề "Mái trường và quê hương"
III- Chuẩn bị hoạt động.
1- Về phương tiện hoạt động:
- Sưu tầm, lựa chọn các bài hát, bài thơ, điệu múa... theo chủ đề trên.
- Một số nhạc cụ thông thường (đàn, sáo...)
- Hoa và tặng phẩm.
2- Về tổ chức:
- GVCN nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức thi, động viên các cá nhân, nhóm... đăng ký các tiết mục tham gia dự thi.
- Cử ban giám khảo.
- Cử người dẫn chương trình.
- Cá nhân, nhóm đăng ký các tiết mục và có kế hoạch tập luyện.
- Cử nhóm trang trí và chuẩn bị tặng phẩm.
- Dự kiến mời đại biểu.
IV- Tiến hành hoạt động.
1- Khởi động:
2- Tiến hành:
Cuộc thi
- Ban giám khảo công bố thể lệ thi và cách thức chấm điểm (thang điểm 10)
- Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các bạn có tiết mục lên trình diễn.
- Ban giám khảo cho điểm và ghi lên bảng.
- Công bố kết quả, trao thưởng và tặng hoa cho cá nhân, nhóm đạt giải nhất, nhì, ba.
V- Kết thúc hoạt động.
Cả lớp hát một bài
File đính kèm:
- TIET 6-7-8-9-10.doc