Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Lớp 7 - Nguyễn Mai Phương

1. Yêu cầu giáo dục:

- Học sinh hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của cả tập thể lớp.

- Học sinh biết lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác được giao đồng thời mỗi học sinh phải có ý thức tôn trọng và ủng hộ cán bộ lớp trong các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

 

doc82 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Lớp 7 - Nguyễn Mai Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhạc đã chuẩn bị của mình. Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình. Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa. Kết thúc phần văn nghệ bạn Trang bắt nhịp bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Kết thúc hoạt động: Mời đại biểu phát biểu ý kiến Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn. Hoạt động 4 “Hội vui học tập” Yêu cầu giáo dục: Nâng cao tinh thần học tập của mỗi học sinh đồng thời các em thấy được trách nhiệm của chính mình trong việc học tập để từ đó củng cố kiến thức đã học quyết tâm giành kết quả cao trong kỳ thi cuối năm. Học sinh có phương pháp học tập thích hợp với từng môn học, có kỹ năng huy động các kiến thức trên lớp áp dụng vào các hoạt đông tập thể. Học sinh có động cơ học tập đúng đắn, có thái độ chăm chỉ, tích cực học tập và rèn luyện. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Kiến thức các môn học, đặc biệt là phần nội dung chuẩn bị cho cho kì thi cuối năm học. Những kiến thức liên hệ thực tế, phục vụ cho việc củng cố bài học. Hình thức hoạt động: Thi tiếp sức đồng đội. Văn nghệ Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện hoạt động: Hệ thống các các hỏi ôn tập của các môn học. Phần thưởng Khăn bàn, lọ hoa Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm đề nghị các giáo viên bộ môn đưa câu hỏi ôn tập và giúp học sinh đưa ra đáp án đúng cho các phần ôn tập khó mà học sinh chưa nắm vững. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Nhiệm vụ của học sinh: Cán bộ lớp bàn bạc và lựa chọn vài môn học tiêu biểu để cùng thảo luận. Thành lập ban giám khảo: cán sự bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn... Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm. Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Tiến hành hoạt động: Khởi động: Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Tia nắng hạt mưa” Nhạc sĩ Khánh Vinh – Lê Bình. Tổ chức hội thi: Bạn Quỳnh Anh phổ biến cách thi “tiếp sức”: Mỗi tổ cử 1 đội thi gồm 3 người. Các đội thi ngồi vào vị trí qui định của ban giám khảo. Trưởng ban giám khảo bốc thăm câu hỏi, đọc to cho cả lớp cùng nghe rồi yêu cầu các đội thi chuẩn bị trong 2 phút. đội nào giơ tay trước, đội đó giành được quyền trả lời trước. Khi đại diện của tổ trả lời, các thành viên còn lại chú ý nghe để kịp thời tiếp sức bạn trả lời nhanh và đầy đủ, đúng với đáp án. Nếu đội nào trả lời chậm và không đúng với đáp án, ban giám khảo có thể quyết định cho dừng lại để đội khác tham gia trả lời. Cứ như vậy cho đến hết thời gian qui định đội nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ là đội thắng cuộc. Qui định của cuộc thi: Các đội phải trả lời nhanh, lưu loát và đúng đáp án. Trả lời đúng sẽ ghi được 10 điểm. Nếu thiếu hoặc sai thì sẽ bị trừ điểm. Ban giám khảo chấm và cho điểm ngay sau mỗi câu hỏi. Công bố kết quả và mời cô chủ nhiệm lên trao giải thưởng. Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập giành thứ hạng cao trong kỳ thi cuối năm. CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 BÁC HỒ KÍNH YÊU Hoạt động 1 “Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi” Yêu cầu giáo dục: Học sinh hiểu rõ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Học sinh có thái độ tích cực thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thể hiện trong học tập và rèn luyện hàng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Những tấm gương học sinh trong trường thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Hình thức hoạt động: Thi giữa 4 tổ Văn nghệ Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện hoạt động: Pa nô 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Phần thưởng. Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Thống nhất yêu cầu, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời gợi ý cho các em một vài vấn đề cần thảo luận. Nhiệm vụ của học sinh: Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm. Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Phân công ban giám khảo Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ Phân công từng tổ chuẩn bị ý kiến của tổ về 5 điều Bác Hồ dạy. Tiến hành hoạt động: Khởi động: Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ai yêu các nhi đồng” của nhạc sĩ: Phạm Tuyên. Thảo luận: Đại diện các tổ lên trình bày ý kiến của mình về 5 điều Bác dạy, đồng thời giới thiệu những thành tích tổ đạt được trong năm học. Ban giám khảo đánh giá nhận thức của học sinh và cho điểm Cô giáo chủ nhiệm lên tóm tắt lại các ý chính và thống nhất biện pháp cùng thực hiện 5 điều Bác dạy. Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi. Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập. Hoạt động 2 “Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ” Yêu cầu giáo dục: Học sinh có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi, và những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc. Học sinh tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác Hồ. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Tình cảm tha thiết của Bác dành cho các cháu thiếu nhi. Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Hình thức hoạt động: Thảo luận. Văn nghệ. Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện hoạt động: Các tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện về Bác Hồ kính yêu. Các bài hát về Bác kính yêu. Ảnh Bác Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu chủ đề của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch chuẩn bị, các em có thể lập thành từng nhóm nhỏ tham gia cuộc thi. Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng để học sinh chuẩn bị phát biểu trước lớp. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Nhiệm vụ của học sinh: Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề cuộc thảo luận. Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm. Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Tiến hành hoạt động: Khởi động: Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô An, cô Hương. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Hoa thơm dâng Bác” nhạc sĩ: Hải Hà. Thảo luận: Bạn Quỳnh Anh lần lượt đưa ra các câu hỏi để các bạn cùng tham gia thảo luận: + Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi như thế nào? + Bạn có suy nghĩ gì về Bác? Học sinh xung phong trả lời hoặc chỉ định trình bày quan điểm và nhận thức của mình về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. Các bạn khác bổ xung ý kiến của riêng mình. Bạn Quỳnh Anh tóm tắt ý chính của mỗi bản báo cáo và cuối cùng tổng kết lại thành một báo cáo chung của lớp. Bạn Quỳnh Anh hướng dẫn các bạn cùng tham gia phần thi “Ai trả lời hay nhất” Một bạn lên bốc thăm câu hỏi. Bạn Quỳnh Anh đọc to câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ và tham gia trả lời. Ai có câu trả lời hay nhất sẽ có phần thưởng. Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi. Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập sao cho xứng đáng với tình yêu Bác dành cho lớp măng non. Hoạt động 3 “Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 19 – 5” Yêu cầu giáo dục: Học sinh nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi. Học sinh tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ. Học sinh tích cực rèn luyện các kỹ năng hoạt động tập thể. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc, đối với thiếu nhi. Tình cảm của Bác đối với dân tộc, đối với thiếu nhi và tình cảm yêu thương, kính trọng của mỗi người dân Việt Nam đối với Bác. Hình thức hoạt động: Nghe kể chuyện về Bác Hồ. Văn nghệ Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện hoạt động: Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi Bác. Tặng phẩm. Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Phát động cả lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho buổi hoạt động “Chúnh em hát về Bác Hồ”. Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức. Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp (Trang, Linh, Thuý). Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Nhiệm vụ của học sinh: Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm. Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Tiến hành hoạt động: Khởi động: Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” của nhạc sĩ: Hoàng Long – Hoàng Lân. Biểu diễn văn nghệ: Bạn Quỳnh Anh lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình. Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình. Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa. Kết thúc phần văn nghệ bạn Trang bắt nhịp bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.

File đính kèm:

  • docGiao an HDNG LOP 7.doc