I/ Mục tiêu giáo dục :
Sau các hoạt động giúp cho học sinh có khả năng :
1. Nhận biết sự đóng góp và công lao của phụ nữ đối với xã hội và gia đình; HS thấy được trách nhiệm của mình: trân trọng phụ nữ, đền đáp công ơn của mẹ, cô
2. Giáo dục HS : niềm tự hào về hình ảnh người phụ nữ VN, tình cảm yêu quí mẹ và cô giáo
3. Rèn luyện kĩ năng : Sáng tác thơ, bình thơ, văn nghệ, vận dụng kiến thức thực tế.
II/ Nội dung và hình thức cuộc thi:
1. Nội dung:
- Tìm hiểu công lao, hình ảnh người phụ nữ VN qua các thời kỳ bảo vệ, xây dựng đất nướcvà trong văn học.
- Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ VN.
14 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Chủ đề tự chọn: Sinh hoạt câu lạc bộ văn học tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nghệ của đội Xung kích. Và bây giờ, xin mời phần trình bày của lớp đầu tiên.
(Các đội giới thiệu về tờ báo của mình: Tên báo, Ban biên tập, sơ lược nội dung về các thể loại...)
- Đội văn nghệ Xung kích khối 8 đồng ca bài "Thanh niên làm theo lời Bác", "Lên đàng".
- DCT: Chúng tôi vừa nhận được kết quả chính thức từ phía BGK phần thi trưng bày và giới thiệu báo tường. Xin được phép công bố như sau:
+ Tờ báo có hình thức đẹp nhất: Báo của lớp...
+ Tên báo hay nhất : Báo của lớp ...
+ Tờ báo có ý tưởng độc đáo nhất : Báo của lớp ...
+ Tờ báo phong phú nhất về thể loại, chất lượng nhất về nội dung:
Tờ báo của lớp ......
(Tất cả vỗ tay chào mừng)
HOẠT ĐỘNG 4: BÌNH BÁO
- DCT: Các bạn thân mến, kết quả mà chúng ta vừa nghe thật phấn khởi. Tất cả đều xứng đáng nhưng dẫu muốn vẫn không thể trao giải cho tất cả. Nhưng, vẫn còn một phần thi ở phía trước. Các lớp chưa có giải, các bạn hãy cố gắng lên nhé, cơ hội cho các bạn vẫn còn đấy.
Bây giờ, ta bắt đầu phần thi bình báo. Các lớp đã chuẩn bị sẵn, tôi chỉ lưu ý thêm: Nội dung bình chọn, đánh giá phải súc tích, ngắn gọn, có ý nghĩa... Mời các lớp bốc thăm thứ tự dự thi.
- Các lớp bốc thăm
- Các lớp lần lượt trình bày theo thứ tự đã bốc thăm.
- Xen kẽ sau phần bình báo, các lớp trình bày một tiết mục : ngâm thơ (1 bài thơ của tờ báo lớp) hoặc hát một bài thơ của lớp vừa mới được phổ nhạc.
40 phút
- BGK trao quà ngay cho cá nhân phổ nhạc hay, ngâm thơ hay.
- DCT: Xin cám ơn các bạn đã mang đến cho phần thi này những bài bình đặc sắc. Sau đây, xin kính mời cô giáo....... Nhóm trưởng nhóm Ngữ Văn 8 thay mặt Ban Giám khảo công bố kết quả:
- Giải ba : Lớp ......
- Giải nhì : Lớp ......
- Giải nhất : Lớp ......
- DCT: Bây giờ là phần trao thưởng
Kính mời thầy ...... Hiệu trưởng nhà trường trao phần thưởng cho các lớp đạt giải phần thi trưng bày và giới thiệu tờ báo dự thi.
Kính mời cô giáo ........ Bí thư Đoàn trường trao phần thưởng cho các lớp đạt giải phần thi bình báo.
HOẠT ĐỘNG 5: KẾT THÚC CUỘC THI
- DCT: Kính thưa các thầy cô giáo cùng với các bạn khối 8 thân mến,
Cuộc thi viết, vẽ chào mừng Ngày thành lập Đoàn 26/3 của HS khối lớp 8 đã thành công tốt đẹp. Xin cám ơn sự có mặt của các thầy cô giáo, cám ơn tất cả các bạn học sinh.
Hy vọng rằng các bạn sẽ biến ước mơ "Tiến lên Đoàn viên" của mình thành hiện thực.
- Cả khối 8 hát bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng".
5 phút
CHỦ ĐIỂM : TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Hoạt động: Hội thi giáo dục truyền thống
“Tiến lên Đoàn viên”
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC
Giúp học sinh:
- Hiểu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn (26/3/1931) và những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn.
- Có lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, tôn trọng tổ chức Đoàn, đồng thời cảm phục, yêu mến các gương sáng Đoàn viên.
- Rèn luyện phong cách đội viên thiếu niên học tập theo truyền thống vẻ vang của Đoàn, tính tiên phong trong mọi hoạt động.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
Nội dung hoạt động :
- Lịch sử ngày thành lập Đoàn .
- Các truyền thống vẻ vang của Đoàn, các gương Đoàn viên tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất, trong học tập.
- Những bài hát múa về Đoàn.
Hình thức hoạt động:
- Nghe nói chuyện về Đoàn.
- Hỏi, đáp.
- Văn nghệ.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
Phương tiện
- Các tư liệu về truyền thống của Đoàn ( mời đại diện BCH Đoàn trường )
- Các câu hỏi, đáp án.
- Khăn, bàn, hoa, cờ (trang trí).
- Các tiết mục văn nghệ về Đoàn .
Tổ chức:
- Cho học sinh sưu tầm tài liệu về Đoàn trước.
- GVCN nêu mục đích yêu cầu của buổi nghe nói chuyện và đề nghị học sinh viết lại nội dung được nghe.
- Cử chi đội trưởng điều khiển.
- Chuẩn bị 2,3 tiết mục văn nghệ.
- Mời đại diện BCH Đoàn trường nói chuyện về Đoàn
- Chuẩn bị câu hỏi và đáp án ( GVCN + đại diện BCH Đoàn trường)
- Học sinh được nhận câu hỏi ngay khi đại diện BCH nói chuyện xong.( Xen kẻ tiết mục văn nghệ vào chương trình).
- Chia 4 đội dự thi.
- Ban giám khảo (thành viên BCH Đoàn trường + GVCN + Thư ký của lớp).
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG (40’)
- 4 tổ 4 dãy bàn.
- Bàn Ban giám khảo.
- Cây thông gắn câu hỏi.
- 4 phần thưởng tập thể, 2 phần thưởng cá nhân.
1. Khởi động:
Người điều khiển :
Hát 1 bài hát tập thể .
Tuyên bố lý do hoạt động.
Giới thiệu đại diện BCH Đoàn trường báo cáo có minh họa tranh ảnh liên hệ đến truyền thống Đoàn ở địa phương và học sinh có thể hỏi những vấn đề, sự kiện chưa rõ hoặc yêu cầu đại diện BCH Đoàn trường trình bày thêm thông tin cần hiểu.
Giới thiệu nội dung, hình thức, thể lệ cuộc thi .
2Diễn biến cuộc thi
+ Hoạt động 1:
-Ngườ điều khiển lần lượt gọi các tổ lên bốc câu hỏi và trả lời. Tổ nào lên bốc trước, được quyền trả lời trước. Nếu 10 giây qua, các tổ không trả lời được báo hiệu hết giờ (Ban giám khảo trả lời).
-Trả lời đúng câu hỏi: 10 điểm, sai không có điểm).
-Thư ký tổng kết điểm của các tổ và thông báo .
-1 tiết mục văn nghệ
Gợi ý các câu hỏi:
1.Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của những ai?
a) Tất cả thanh thiếu niên Việt nam. b) Thanh niên Việt Nam
2. Đoàn TNCS Hồ chí Minh được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?
a) 26/3/1931 b) 23/6/1945 c) 3/2/1930 d)2/9/1945
3. Từ ngày thành lập đến nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có bao nhiêu lần đổi tên?
a) 2lần b) 5 lần c) 7 lần d) 8) lần
4. Ai là người Đoàn viên đầu tiên?
a) Nguyễn Văn Trỗi b) Lý Tự Trọng
c) Võ Thị Sáu d) Nguyễn Thị Minh Khai.
5. Đến năm nào thì Đoàn đổi tên thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh?
a) 1969 b)1970 c)1975 d)1976
6.Bí thư Đoàn trường hiện nay là ai?
a) Cô A b) Cô B c) Thầy C
7. Bí thư chi bộ trường THCS. hiện nay là ai ? (Câu hỏi dự bị)
a)Thầy A b) Thầy B c) Cô C
+ Hoạt động 2 :
-Hát theo từng tổ với chủ đề “Gương sáng Đoàn viên”.
-Kể chuyện về gương anh hùng Đoàn viên ( Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Lý tự Trọng, .)
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Thư ký công bố điểm .
- Phát thưởng ( 2 cá nhân , 4 tập thể)
- GVCN nhận xét về kết quả hoạt động, tinh thần tham gia của cá nhân , của tổ.
-Chuẩn bị nội dung cho hoạt động tuần sau ( chuẩn bị tham gia hội trại do trường tổ chức)
-Cảm ơn khách mời, chúc sức khỏe.
-Hát tập thể ( Tiến lên Đoàn viên)
Tên chủ điểm: VUI KHOẺ VỚI ĐOÀN.
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS:
- Nhận thức và cảm nhận được những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức Đoàn, về những Đoàn viên ưu tú đã phát huy vai trò tiên phong của Đoàn trong học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tự hào và trân trọng những hình ảnh, những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức Đoàn, về phong cách tốt đẹp của người Đoàn viên.
- Có kĩ năng sáng tác thơ, viết văn, vẽ ...
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
- Những kiến thức, hiểu biết về Đoàn, về ngày thành lập Đoàn
- Những bài thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, bài viết, những tranh ảnh về tổ chức Đoàn, về ngày thành lập Đoàn.
- Những lời bình và lời đánh giá.
b) Hình thức hoạt động:
- Thi tìm hiểu về tổ chức Đoàn
- Thi viết, vẽ của các đội tham gia.
III. Chuẩn bị hoạt động:
a) Phương tiện hoạt động:
- Giấy, bút, giấy màu, mực vẽ ...
- Phần thưởng cho các đội tham gia.
- Tranh vẽ (thiết kế một cổng trại - anh hùng chi đội mang tên)
b) Tổ chức:
- GVCN nêu mục đích, yêu cầu và nội dung cuộc thi “Thi sáng tác về Đoàn” nhân ngày thành lập Đoàn 26 - 3.
+ Lớp chia làm hai đội, mỗi tổ cử ra một bạn là người đã học lớp cảm tình Đoàn và dự kiến sẽ được kết nạp vào ngày 26 -3 tham gia cuộc thi.
+ Các bạn còn lại trong tổ sẽ chuẩn bị những bài hát, nội dung tìm hiểu, giấy bút cho các bạn tham gia dự thi.
- Thành lập Ban giám khảo gồm: cô tổng phụ trách Đội, GVCN, GV Mĩ thuật, GV Ngữ văn.
- Thống nhất kế hoạch, thời gian tiến hành hoạt động.
- Cử bạn lớp trưởng dẫn chương trình
- Phân công tổ trực chuẩn bị trang trí, phần thưởng
- Mời đại biểu: BCH Đoàn trường, BCH Đoàn phường, BGH nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn ...
IV. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
+ HSĐK tổ chức một trò chơi tập thể.
+ HSĐK tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo cùng các đội tham gia cuộc thi
+ Cả lớp bắt bài hát tập thể.
Hoạt động 2: Cuộc thi (35 phút)
a) Phần thi “Chào hỏi” (5 phút)
Chấm theo thang điểm 10: Hai đội sẽ giới thiệu tên, ước mơ ... của thành viên trong đội mình.
b) Phần thi “Kiến thức” (15 phút)
- HSĐK đọc các câu hỏi, đội nào nhanh tay phất cờ trước thì sẽ được quyền ưu tiên trả lời (mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm), BGK sẽ đánh giá ngay câu trả lời của từng đội. Câu hỏi:
1) ĐTNCSHCM được ra đời vào ngày tháng năm nào ?
2) Bài hát “Tiến lên Đoàn viên” do nhạc sĩ nào sáng tác ?
3) Bài hát nào được chọn là bài Đoàn ca ?
4) Biểu tượng lá cờ Đoàn là gì ?
5) Muốn thành Đoàn viên phải có những phẩm chất nào ?
Phần thi dành cho khán giả:
”Người Đoàn viênTNCS đầu tiên là ai ? Hãy hát một bài liên quan đến người Đoàn viên đó”
6) Kể một số hoạt động thường xuyên của phong trào Đoàn.
7) Người ta thường nói Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng. Theo em, vì sao ?
8) Bí thư Quận Đoàn Thanh Khê hiện nay là ai ?
9) Bí thư Đoàn Phường Vĩnh Trung hiện nay là ai ?
10) Bí thư Chi Đoàn Chu Văn An hiện nay là ai ?
- Chơi một trò chơi tập thể.
- Nếu HS trong hai đội không trả lời được thì các bạn làm cổ động viên tham gia trả lời và được phần thưởng.
c) Phần thi “Kĩ năng” (5 phút)
- Mỗi đội tự treo bức tranh của đội mình đã chuẩn bị, thuyết minh về bức tranh đó.
- BGK đánh giá bức tranh theo thang điểm 10 (5 điểm cho bức tranh, 5 điểm cho lời bình)
d) Phần thi (5 phút)“Phát biểu cảm tưởng về tổ chức Đoàn”: Mỗi đội sẽ viết một đoạn văn nói lên cảm tưởng của mình về tố chức Đoàn (nêu cảm nhận về tổ chức Đoàn sau khi tham gia học lớp cảm tình Đoàn, hướng phấn đấu của người Đoàn viên ...). BGK đánh giá theo thang đểm 10.
Hoạt động 3: Kết thúc (5 phút)
- BGK công bố kết quả cuối cùng của hai đội
- HSĐK mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng cho hai đội.
V. Kết thúc hoạt động: (5 phút)
- GVCN nhận xét về tinh thần tham gia của lớp.
- Chuẩn bị cho nội dung “Vui văn nghệ mừng ngày thành lập Đoàn”.
File đính kèm:
- Mot_so_giao_an_tham_khao_ve_HDNGLL_8_thang_3.doc