Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Bài dạy: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)

I/ MUC TIÊU BÀI HOC:

1/ Về kiến thức:

-Gúp cho HS hiểu

- Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của ai ? Ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo?

-Cơ cấu tổ chức tổ chức của nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào?

-Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước

2/ Về thái độ:

-Hình thành ở HS ý thức tự giác chấp hành pháp luật và có tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước

3/ Về kĩ năng:

Giúp HS biết chấp hành tốt pháp luật, những quy định của địa phương, nội qui trường học, giúp đỡ cán bộ nhà nước hoàn thành nhiệm vụ

II/ Về PHƯƠNG PHÁP:

-Trực quan, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề

III/ TÀI LIệU VÀ PHƯƠNG TIệN:

-Sách giáo khoa, sách GV GDCD 7

-Tranh ảnh sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước

-Tình huống GDCD

-Hiến Pháp năm 1992, điều 2

IV/ HOAT ĐÔNG DAY HOC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Bài dạy: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30; tiết 30 Ngày soạn: 05 / 06 / 2009 Bài dạy: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2) I/ MUC TIÊU BÀI HOC: 1/ Về kiến thức: -Gúp cho HS hiểu - Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của ai ? Ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo? -Cơ cấu tổ chức tổ chức của nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào? -Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước 2/ Về thái độ: -Hình thành ở HS ý thức tự giác chấp hành pháp luật và có tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước 3/ Về kĩ năng: Giúp HS biết chấp hành tốt pháp luật, những quy định của địa phương, nội qui trường học, giúp đỡ cán bộ nhà nước hoàn thành nhiệm vụ II/ Về PHƯƠNG PHÁP: -Trực quan, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề III/ TÀI LIệU VÀ PHƯƠNG TIệN: -Sách giáo khoa, sách GV GDCD 7 -Tranh ảnh sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước -Tình huống GDCD -Hiến Pháp năm 1992, điều 2 IV/ HOAT ĐÔNG DAY HOC: 1/ Ổn định tổ chức: -Điểm danh, báo cáo sĩ số 2/ Kiểm tra bài cũ: -GV nêu câu hỏi: -Hãy nêu khái niệm nhà nước là gì? Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước như thế nào? Trình bày hệ thống tổ chức của các cơ quan nhà nước ta. -Kiểm tra vở soạn bài 3 -> 5 HS 3/ Bài mới: -Giới thiệu bài: -Tiết 29 các em đã học bài Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hiếu được bản chất của nhà nước ta, bước đầu nắm được hệ thống của các cơ quan nhà nước, để tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quannhà nước, chúng ta học phần còn lại của nội dung bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: -GV tổ chức cho HS khai thác nội dung phần đặt vấn đề -GV dùng bảng phụ treo sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước -Sơ đồ phân công bộ máy nhà nước -HS quan sát, tìm hiểu -GV đặt câu hỏi -Câu 1: Bộ máy nhà nước được phân chia thành mấy cấp? Tên gọi của từng cấp -Câu 2: Bộ máy nhà nước cấp TW gồm những cơ quan nào? -Câu 3: Bộ máy nhà nước cấp Tỉnh ( Thành phố trực thuộc TW ) gồm những cơ quan nào? -Câu 4: Bộ máy nhà nước cấp huyện (thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gồm những cơ quan nào)? Bộ máy nhà nước cấp xã, thị trấn gồm những cơ quan nào? -HS tổ chức thảo luận nhóm -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận +Đáp án câu 1: -Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp, TW, Tỉnh (thành phố trực thuộc TW, Huyện , thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, xã phường thị trấn +Đáp án câu 2: -Bộ máy nhà nước cấp TW gồm : Quốc Hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao +Đáp án câu 3: -: Bộ máy nhà nước cấp Tỉnh ( Thành phố trực thuộc TW )gồm những cơ quan -Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh, tòa án nhân dân tỉnh, thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố +Đáp án câu 4: -Hội đồng nhân dân , UBND huyện, thị xã, tòa án nhân dân huyện, thị xã, Viện kiểm sát nhân dân. -Xã phường gồm Hội đồng nhân dân và UBND -GV chốt ý kiến đúng -Tiếp tục cho HS đọc phần tư liệu tham khảo,SGK Hoạt động 2: -Tìm hiểu nội dung bài học -Câu 5: Cơ quan quyền lực nhà nước gồm những cơ quan nào? -Câu 6: Cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào? -Câu 7: Cơ quan xét xử gồm những cơ quan nào? -Câu 8: Cơ quan kiểm sát gồm những cơ qan nào? -Câu 9:Nêu trách nhiệm của nhà nước và công dân -HS tìm hiểu, phát biểu ý kiến cá nhân, rút ra nội dung bài học Hoạt động 3: Bài tập -GV tổ chức cho HS làm bài tập d, SGK trang 59 -Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập -Tổ chức cho HS nghiên cứu, làm ngay tại lớp +Đáp án bài tập -Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật -Chính Phủ do Quốc Hội bầu ra -UBND do hội đồng nhân dân các cấp bầu ra Nội dung bài học 3/ Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước: +Cơ quan quyền lực: Do nhân dân bầu ra gồm Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp +Cơ quan Hành chính nhà nước: Gồm Chính Phủ, UBND các cấp +Cơ quan xét xử : Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân địa phương ( tỉnh,thành phố, quạn huyện, thị xã), tòa án quân sự +Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân (tỉnh,thành phố, quạn huyện, thị xã), Viện kiểm sát quân sự 4/ Trách nhiệm của nhà nước: +Nhà nước: -Phát huy quyền làm chủ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh +Công dân: -Có quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước -Có quyền, giám sát, góp ý kiến cán bộ cơ quan nhà nước -Chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước, giúp đỡ cán bộ cơ quan nhà nước thi hành công vụ 4/ Củng cố: -GV đặt câu hỏi - Cơ quan quyền lực nhà nước gồm những cơ quan nào? -Cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào? -Cơ quan xét xử gồm những cơ quan nào? -Cơ quan kiểm sát gồm những cơ qan nào? -Nêu trách nhiệm của nhà nước và công dân -GV gọi một số HS ít hoạt động phát biểu nhắc lại kiến thức bài học 5/ Hướng dẫn về nhà: -Về nhà học bài để chuẩn bị tiết sau kiểm tra 15 phút; nội dung các bài 16, 17 -Đọc và soạn trước bài 18, trả lời câu hỏi phần gợi ý -Nhận xét, tổng kết giờ học

File đính kèm:

  • docGA 7 TUAN 30.doc