Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Bài dạy: Bảo vệ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 2 )

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Về kiến thức:

 Giúp HS hiểu khái niệm về môi trường, vai trò, ý nghía đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội

2/ Về thái độ:

 Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên

3/ Về kĩ năng:

 Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

-Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn, các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Trực quan, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, lập kế hoạch

III/TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 7

-Bảng phụ, tranh ảnh, giấy khổ lớn, bút dạ

-Nhứng bài báo, số liệu, sự kiện về bảo vệ môi trường

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1/ On định tổ chức:

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3036 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Bài dạy: Bảo vệ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23; tiết 23 Ngày soạn: 14/ 02/ 2009 Bài dạy: Bảo vệ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 2 ) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Về kiến thức: Giúp HS hiểu khái niệm về môi trường, vai trò, ý nghía đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội 2/ Về thái độ: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên 3/ Về kĩ năng: Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên -Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn, các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường II/ PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, lập kế hoạch III/TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 7 -Bảng phụ, tranh ảnh, giấy khổ lớn, bút dạ -Nhứng bài báo, số liệu, sự kiện về bảo vệ môi trường IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Oån định tổ chức: -Điểm danh, kiểm tra tình hình lớp trước giờ học 2/ Kiểm tra bài cũ: -GV đặt câu hỏi - Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống con người - Em hiểu thế nào là môi trường? Gồm những môi trường nào? -Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có quan hệ như thế nào? -Gọi 05 HS lên bảng trình bày tranh các em đã sưu tầm. Giáo viên nhận xét, đánh giá 3/ Bài mới: GV nhấn mạnh Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người.Tiết 22 các em đã nắm được thế nào là môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Tiết 23 chúng ta sẽ tìm hiểu ích lợi của nó như thế nào, mọi người phải làm gì để bảo vệ môi trường? Chúng ta học phần còn lại của bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: -GV đặt câu hỏi -Câu 1: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của con người? -Câu 2: Nêu những nguyên nhân chính dẫn đến môi trường bị ô nhiễm -Ô nhiễm đất (nhóm 1) -Ô nhiễm nước (nhóm 2) -Ô nhiễm không khí (nhóm 3 -Ô nhiễm tiếng ồn (nhóm 4) -Câu 3: Nêu hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm -HS tổ chức thảo luận nhóm -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận Đáp án câu 2: Nguyên nhân chính là do ý thức bảo vệ môi trường của con người còn kém -Ô nhiễm đất: do khai thác (bóc lột đất quá mức), sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, rác thải -Ô nhiễm nước: nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, dầu loang, khu dân cư, đìa, lồng nuôi thủy hải sản trên sông, biển chưa qua xử lí hoặc xử lí chưa đạt tiêu chuẩn -Ô nhiễm Không khí : Do khói bụi thải từ các nhà máy, xe cộ, rừng bị tàn phá (gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính) -Ô nhiễm âm thanh: chủ yếu do máy móc, xe cộ, hoạt động của con ngườiquá mức độ cho phép +Hậu quả: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên bị ô nhiễm sẽ dẫn đến thiên tai lũ lụt, trái đất nóng lênAûnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người -GV kể cho HS nghe chuyện “ Làng ung thư “ ở Vĩnh Phúc -Ô nhiễm môi trường làm cho tôm cá, vẹm chết hàng loạt ở Vân phong, đầm Nha Phu -GV kết luận: Môi trường thiên nhiên càng bị xâm hại, thì con người phải nhận lấy những hậu quả khôn lường. Vì vậy mỗi người cần có ý thức bảo vệ. Chúng ta bước sang hoạt động 2 Hoạt động 2: -GV đặt câu hỏi -Câu 4: Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? -Câu 5: Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? -HS tư duy, ghi ra giấy, phát biểu ý kiến cá nhân -GV chốt nội dung, HS ghi bài vào vở Hoạt động 3: -GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 -Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập -HS tiến hành tư duy, làm miệng ngay tại lớp -HS trình bày kết quả bài tập +Đáp án bài tập 3: -Chọn phương án 2: Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp hành giá thành cao hơn -Bài tập về nhà: Nêu hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương em? Nêu biện pháp khắc phục -GV gợi ý: phải dựa vào tình hình thực tế để giải quyết vấn đề, không được nặng về lí thuyết Nội dung bài học 3/ Ích lợi: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triền kinh tế xã hội phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần 4/ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Là gìn giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn các hậu quả xấu do do con người và thiên nhiên gây ra +Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: là khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tu bổ và tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được 5/ Trách nhiệm: -Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường -Tuyên truyền và vận động mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên -Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên -Lên án, tố cáo, ngăn chặn các hành vi, việc làm gây ô nhiễm môi trường 4/ Củng cố: -GV cho HS chơi ô chữ -Đây là một đất nước nổi tiếng thế giới về bảo vệ môi trường -Ô chữ gồm 7 chữ cái S I N G A P O -Câu hỏi: Ơ Vạn Ninh có khu bảo tồn thiên nhiên nào? +Đáp án: Rạn Trào, xã Vạn Hưng 5/ Hướng dẫn về nhà: -Về nhà học bài, làm bài tập đã cho (viết trên giấy) -Đọc và soạn trước bài Di sản văn hóa -Nhận xét giờ học

File đính kèm:

  • docGA 7 TUAN 23.doc