I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
- Hiểu được công lao to lớn của thầy cô giáo.
2. Kỹ năng: Trình bày suy nghĩ, biểu diễn văn nghệ trước tập thể.
3. Thái độ: Kính trọng, biết ơn, có thái độ ứng xử đúng mực với thầy cô giáo.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG VÀ NỘI DUNG TÍCH HỢP:
1. Các kỹ năng sống có liên quan:
- Lắng nghe – phản hồi.
- Tích cực trình bày suy nghĩ.
- Ứng xử tự tin.
- Kiểm soát cảm xúc, ứng xử.
2. Nội dung tích hợp:
Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. Phải biết chào hỏi khi gặp thầy cô.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
Thảo luận, kể chuyện, hỏi đáp.
IV. PHƯƠNG TIỆN:
- Các câu hỏi thảo luận:
§ Bạn có biết thầy cô giáo làm việc vất vả như thế nào trong việc giảng dạy học sinh?
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 6 - Nhớ công ơn thầy cô giáo. chúc mừng thầy cô giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần CM: 14 Ngày dạy: 27.11.2010
Tiết CT: 6
Chủ điểm tháng 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
NHỚ CÔNG ƠN THẦY CÔ GIÁO.
CHÚC MỪNG THẦY CÔ GIÁO
Hoạt động 2:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
- Hiểu được công lao to lớn của thầy cô giáo.
2. Kỹ năng: Trình bày suy nghĩ, biểu diễn văn nghệ trước tập thể.
3. Thái độ: Kính trọng, biết ơn, có thái độ ứng xử đúng mực với thầy cô giáo.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG VÀ NỘI DUNG TÍCH HỢP:
1. Các kỹ năng sống có liên quan:
- Lắng nghe – phản hồi.
- Tích cực trình bày suy nghĩ.
- Ứng xử tự tin.
- Kiểm soát cảm xúc, ứng xử.
2. Nội dung tích hợp:
Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. Phải biết chào hỏi khi gặp thầy cô.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
Thảo luận, kể chuyện, hỏi đáp.
IV. PHƯƠNG TIỆN:
- Các câu hỏi thảo luận:
Bạn có biết thầy cô giáo làm việc vất vả như thế nào trong việc giảng dạy học sinh?
Thầy cô hi vọng, mong đợi gì ở chúng ta ?
Bạn có thể làm gì để giúp thầy cô dạy tốt?
Để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô, mỗi HS cần làm gì?
Đối với HS phạm lỗi, thầy cô xử phạt. Bạn có đồng tình không? Vì sao? Hình thức phạt nào bạn cho là hợp lý nhất?
Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về công ơn thầy cô giáo?
- Vài tiết mục văn nghệ: hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, hoạt cảnh với nội dung về thầy cô và mái trường (có hóa trang).
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khám phá:
- Cả lớp hát bài: bàn tay cô giáo
- MC tuyên bố lý do, tiến trình của hoạt động.
2. Kết nối:
- Các tổ trình bày kết quả thảo luận mà giáo viên đã hướng dẫn.
3. Thực hành – luyện tập:
a. Nhớ công ơn thầy cô giáo:
- Cả lớp thảo luận, thống nhất một vài nội dung chính như: làm gì để đền đáp công ơn thầy cô, làm gì để giúp thầy cô dạy tốt
- MC bổ sung, tổng kết.
b. Văn nghệ:
- MC lần lượt mời các tổ trình bày tiết mục của mình theo chủ đề về thầy cô.
4. Vận dụng:
- MC nhắc nhở cả lớp phải học tập, rèn luyện tốt để phần nào đền đáp công ơn thầy cô.
- GVCN nhận xét sự chuẩn bị và hoạt động của các nhóm
- Hoạt động sau: Hội vui học tập
Cán sự bộ môn mỗi môn chuẩn bị các câu hỏi để thi hái hoa dân chủ. Ưu tiên các câu hỏi ngắn gọn nhưng không quá dễ cũng không quá khó.
Lớp trưởng phân công người chuẩn bị cây, cắt hoa dán câu hỏi và tổ trang trí.
Phó văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ.
Thủ quỹ chuẩn bị vài phần quà nhỏ.
VI. TƯ LIỆU:
Một số câu ca dao tục ngữ:
* Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
* Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
* Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Đánh giá kết quả hoạt động:
- Hình thức: phiếu trả lời kết hợp đánh giá trực tiếp.
- Nội dung: Nêu số điểm mười của tổ em và của lớp vừa đăng kí?
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
Ưu điểm:
Hạn chế:
File đính kèm:
- tiet 6(1).doc