Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chủ điểm tháng 11 đến 5

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:

- Hiểu truyền cách mạng vẽ vang của dân tộc.

- Tự hào và xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó.

II. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.

 - Những tư liệu, số liệu về truyền thống cách mạng của quê hương, của quân và dân ta như:

+ Những chiến công tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến, theo một số giai đoạn như: Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến chống Mĩ, công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

+ Sự đóng góp sức người, sức của cho quê hương trong các cuộc kháng chiến.

+ Hoạt động của các tổ chức đoàn, của thanh niên trong các cuộc kháng chiến.

+ Những trận đánh xảy ra ở địa phương, những chiến công của quê hương.

+ Những thành tựu về xây dựng kinh tế ở địa phương sau chiến tranh.

+ Công cuộc bảo vệ Tổ Quốc trong thời bình hiện nay.

- Các tư liệu, tranh, ảnh về các anh hùng, liệt sĩ, những bà mẹ việt nam anh hùng ở địa phương đất nước.

- Một số bài thơ, bài hát,bài viết về quê hương đất nước

- Những tấm gương thương binh, cựu chiến binh ở địa phương

- Phần thưởng (nếu có)

- Lọ hoa, khăn trải bàn.

2. Chuẩn bị về tổ chức.

a. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.

 Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động:

- Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức hoạt động: học sinh tìm hiểu về truyền thống cách mạng, qua các giai đoạn, thời kỳ lịch sử, thông qua hình thức báo cáo thảo luận.

- Yêu cầu phân công các tổ tìm hiểu theo những nội dung đã được gợi ý.

- Hướng dẫn, gợi ý học sinh tìm nguồn tư liệu, gặp gỡ những cán bộ địa phương, nhân viên bảo tàng để tìm hiểu những vấn đề liên quan.

- Gợi ý về cách tổ chức: phổ biến yêu cầu về nội dung và gợi ý cho các bạn nghiên cứu, tìm hiểu, sau đó tổ chức báo cáo, thảo luận trao đổi ý kién với nhau.

- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình, chi tiết của hoạt động, cử người điều khiển.

- Yêu cầu cán bộ lớp.

+ Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết (có sự phối hợp với một số thành viên khác), trang trí lớp học.

+ Phân công một số học sinh chuẩn bị tiết mục văn nghệ( tốt nhất, là những bài hát về quê hương, đất nước )

+ Phối hợp với giáo viên chủn nhiệm mời một số đại biểu( ví dụ cán bộ địa phương, giáo viên lịch sử .) tham dự hoạt động.

b. Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp:

 

doc26 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chủ điểm tháng 11 đến 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên, trong vui chơi cũng có giáo dục, nên cần có những thứ vui chơi văn hoá, thể dục có tính tập thể và quần chúng” Sđđ. “Thanh niên cần phải có chí tự động, tự cường, tự lập”. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. “Thời đại này là thời đại vẻ vang của thanh niên. Mà thanh niên là đội xung phong trên các mặt trận chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật”. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. b.Một vài câu chuyện ngắn nói lên tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên. Ngăn nắp và trận tự Hồi ở Pác Bó, dù sống trong hang đá, hay một lánn nhỏ, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống ngăn nắp và trật tự. Đồ đạc, tài liệu Bác sắp xếp theo thứ tự riêng, cái nào ra cái đó, không bao giờ lẫn lộn. Sách báo, tài liệu Bác sắp xếp để trên các bậc. ấm chén, bút mực Cũng đều có chổ hẳn hoi. Ai động đến là Bác biết Bác có một chiếc máy chữ mang từ nước ngoài về, thường vẫn dùng để đánh tài liệu. Cứ sau mỗi lần làm việc Bác xếp máy chữ vào một túi riêng, còn tài liệu thì bỏ vào thùng sắt đậy cẩn thẩn, chả thế mà có hôm báo động, chỉ mấy phút sau Bác đã xếp xong các thứ gọn gàng. Còn các đồng chí khác thì chạy tới, chạy lui, vấp ngả vào nhau, có đồng chí thứ cần thiết thì không đem đi, thứ không cần thì lại lấy. Thấy thế Bác nhẹ nhàng bảo: Gọn gàng ngăn nắp cũng là một cách bảo mật, khi hoạt động bí mật cũng như trong nếp sống hằng ngày của người cán bộ, các chú phảI thường xuyên chú ý rèn luyện. Sau này, khi về sống ở Hà Nội, Bác vẫn giữ nếp sống gọn gàng, ngăn nắp ấy . Trên bàn làm việc của Bác dưới nhà sàn, ngày nào cũng vậy, sau giờ buổi sáng trước lúc ăn cơm Bác đều xếp tài liệu, sách vở ngay ngắn. Buổi chiều hết giờ làm việc, Bác mang tài liệu lên nhà mỗi thứ để một nơi đúng nơi quy định. Một lần đang lúc giữa trưa thì còi thành phố báo động có máy bay Mĩ đến, Bác bình tĩnh từ trên nhà đi xuống cầu thang. Nhìn thấy một số đồng chí bảo vệ chạy tất tưởi ra hầm, quần, áo, súng, đạn ba lô không gọn gàng, Bác bảo: Các chú là bộ đội phải bình tĩnh và luôn sẵn sàng chiến đấu. Lúc có giặc cũng như khi không có giặc. Muốn vậy trong cuộc sống hằng ngày, các chú phải sống ngăn nắp, trật tự và gọn gàng. Cái áo trấn thủ Mùa đông năm 1948, cơ quan chúng tôi đóng ở bản X, thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn. Năm ấy là năm rét nhiều, sương muối sa liên tục, hết đợt này, đến đợt khác. Sáng ra sương đóng trắng quanh nhà, có hôm đến tám, chín giờ sương vẫn chưa tan hết. Hai bàn tay, hai bàn chân buốt tê cống lại. Trước khi về nhận công tác ở gần Bác, có nhiều lần anh em phải nằm trong hang núi đá ở Võ Nhai (Thái Nguyên) để tránh xa quân Pháp nhảy dù. Quần, áo ít, không có chăn chiếu, lại gặp cái lạnh của núi đá nên anh T bị ho. Hôm về phục vụ Bác anh vẫn ho sù sụ suốt ngày, nhiều lúc ho nhiều quá tức ngực tưởng long cả phổi. Bác phải làm việc nhiều, cần yên tỉnh, nên chúng tôi làm riêng một cái lán nhỏ để Bác ngủ và làm việc ngay tại đó, tất cả anh em đều ở lán ngoài, chỉ khi nào cần mới vào lán Bác. Chính vì thế mà anh T đã giấu được không để Bác biết anh bị ho. Trước mắt Bác anh cố làm ra vẻ khoẻ mạnh, khi nào muốn ho anh lại lẫn ra chổ khác, nhưng hôm đưa thư vào lại đúng lúc tức ngực, ngứa cổ muốn ho. Anh cố nín nhưng tài nào nín được, đành bật ra mấy tiếng. Đưa thư xong anh vội chào Bác quay ra, thì Bác ra hiệu cho anh đứng lại. Bác đi lại đầu giường lấy đưa cho anh một cái áo trấn thủ mà Bác vẫn thường mặc, Bác nói: Lấy cái này mặc vào cho đỡ rét. Anh lưỡng lự không giám nhận. Mùa rét, Bác cũng chỉ có cái áo trấn thủ với chiếc áo bông mỏng mặc ngoài. Anh còn ít tuổi, khoẻ mạnh, rét một tí cũng không sao,còn Bác thì già rồi, lại phải làm việc nhiều. Nghĩ vậy anh từ chối: Thưa Bác, cháu mặc thế này được rồi ạ. Như hiểu được ý của anh, Bác nói: Cứ lấy mà mặc, Bác đã có áo rồi. Mặc như chú thế này tài nào mà chẳng ho. Thôi mặc vào! Nhìn đôi mắt hiền từ đầy tình yêu thương trìu mến của Bác, anh không giám từ chối nữa. Nhời cái áo của Bác giữ ngực được ấm nên vài hôm sau anh đã đỡ ho dần. Mỗi lần mặc cái áo, anh lại thấy rạo rực, ấm áp lạ lùng. Sự ấm áp ấy là tự cái áo và cả từ lòng thương yêu, chăm lo từng li, từng tí đến đời sống anh em cán bộ của Bác. Câu chuyện về một bài thơ Sáng hôm đó, Bác Hồ làm việc sớm hơn mọi ngày. Đồng chí giúp việc được Bác gọi mang giấy bút ra viết. Chắc có việc gì gấp, đồng chí âý nghĩ. Chú viết theo Bác đọc nhé. Bác đọc không to nhưng chậm và rõ ràng: Đã lâu không làm bài thơ thơ nào. Chấm xuống dòng. Dạ, thưa Bác thơ ạ? Chú viết tiếp nhé: Nay lại thử làm xem ra sao. Phẩy xuống dòng. “Chắc là thơ rồi, nhưng lại chẳng “Thơ” chút nào, như là văn “xuôi”, đồng chí giúp việc nghĩ. Chú viết tiếp: Lục khắp giấy tờ vần chưa thấy Bỗng nghe vần “Thắng” vút lên cao. Thắng trong nháy nháy. Chấm hết. ồ, hoá ra bài thơ thật. Đêm qua Bác Hồ nghĩ nhiều về cuộc tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968. Và sáng hôm nay Bác đã đọc cho viết. Bài thơ “Thắng” ra đời như vậy đấy. Bác chỉ đồng ý 3/4 ý kiến của chú Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ở miền Nam và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đang giành được những thắng lợi to lớn thì Bác Hồ kính yêu lại tuổi cao, sức yếu. Bước vào những ngày tháng 5 - 1969 và nhất là từ sau ngày 12 tháng 8 năm 1969, sức khoẻ của Bác giảm sút nghiêm trọng. Vào thời gian ấy, Bộ chính trị của Đảng có cuộc họp bàn về việc chuẩn bị tổ chức 4 ngày lễ lớn năm 1970. Cuộc họp vắng Bác, vì lúc đó Bác đang mệt nặng. Một hôm có đồng chí Uỷ viên Bộ chính trị vào thăm Bác và báo cáo lại với Bác quyết định của Bộ chính trị trong cuộc họp vừa rồi. Thư kí ghi chép toàn bộ những ý kiến của lớp, trên cơ sở đó tổng hợp lại nhữnhđiểm chính nói về sự quan tâm của Bác đối với thanh niên. *Hoạt động 2: Văn nghệ. Một vài tiết mục văn nghệ được trình bày làm cho không khí của thảo luận thêm hào hứng và phần hấp dẫn hơn. *Kết thúc hoạt động Người điều khiển tổng kết, đánh giá kết quả thảo luận, biểu dương những cá nhân, nhóm, tổ có nhiều ý kiến tốt. Nhắc nhở lớp chuẩn bị cho hoạt động cuối năm. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ chào mững ngày sinh nhật Bác 19 - 5 I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Biết thêm nhiều bài hát, bài thơ, về Bác để bổ sung do vốn hiểu biết của mình. - Rèn kỹ năng tham gia hoạt động văn nghệ với yêu cầu cao hơn, có tính nghệ thuật cao hơn. - Tạo không kí vui tươi, phấn khởi cho những ngày tháng cuối cùng của cấp THCS II. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động Chuẩn bị về phương tiện hoạt động Một số bài hát ca ngợi Hồ Chủ Tịch Em được nghe chuyện Bác Hồ (Phạm Tuyên) Nhớ giọng hát Bác Hồ (Thanh Phúc) Tiếng chim trong vườn Bác (Hàm Ngọc Bích) Hát bên lăng Bác (Cao Minh Khanh) Nhớ ơn Hồ Chí Minh (Tô Vũ) Dâng người tiếng hát mùa xuân (Nguyễn Văn Thương) Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng) Viếng lăng Bác (Hoàng Hiệp - Viễn Phương) Bác Hồ người cho em tất cả (Nhạc: Hoàng Long - Hoàng Lân: Thơ: Phong Thu) Vầng trang Ba Đình (Thuận Yến - Phạm Ngọc Cánh) Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên) Bác Hồ một tình yêu bao la (Thuận Yến) Hát về người (Đoàn Bổng - Đoàn Chàn - Phạm Hổ) Một số bài thơ Em và tôi Em mùa xuân đang tới Rực rỡ muôn sắc hoa Tối mùa hè đã qua Cây xác xơ bảo tố. Em vừng trăng sáng tỏ ánh vàng rải đường thôn Tôimặt trời hoàng hôn Nhạt nhoà trong sương bụi Em dạt dào sóng vỗ Biễn biếc xanh vô bờ Tôi sa mạc hoang sơ Trập trùng muôn dặm cát. Em ngọt ngào tiếng hát Rạo rực bao con tim Tôi cấu thơ lặng im Những nỗi đời trăn trở. Dẫu biết rồi dang dở Sao mình vẫn yêu nhau. PNTĐ số 8 (743) 3/2005 Theo Phan Huyền Lời mùa xuân Mùa xuân đất nói với người Hạt mầm tách vỏ sinh sôi ngọt ngào. Mùa xuân cây nói lao xao Chồi non khẽ nhú rì rào gió reo. Mùa xuân suối nói trong veo Rì rầm khe đá lưng đèo nở hoa. Mùa xuân mây nói la đà Bằng cơn mưa bụi rắc hoa gọi mùa. Mùa xuân em chẳng nói ra Bằng long lanh mắt biết là đang yêu. Mùa xuân lưng mẹ còng theo Đôi vai bươn trải sớm chiều gánh xuân. PNTĐ số 10 (741) 3/2005 Theo Nguyết Kiều Linh Chuẩn bị về tổ chức Giáo viên chủ nhiệm Giao nhiệm vụ lớp tổ chức tốt buổi sinh hoạt văn nghệ mừng sinh nhật Bác 19 - 5. Gợi ý học sinh một vài hình thức sinh hoạt văn nghệ để các em lựa chọn. Học sinh - Cán bộ lớp dự kiến về tiết mục văn nghệ, các thể loại văn nghệ sẽ được thể hiện ttrong chương trình sinh hoạt này. - Phân công mỗi tổ phải chuẩn bị từ 4 -5 tíêt mục văn nghệ, tuỳ chọn thể loại. - Tổ báo cáo cho cán bộ lớp để tập hợp thành danh sách các tiết mục sẽ trình diễn. Trên cơ sở đó cán bộ lớp sắp xếp, xây dựng thành chương trình văn nghệ. - Cử người điều khiển chương trình (nên có 2 học sinh thay nhau điều khiển thì tốt nhất). - Chuẩn bị cây hoa có gắn bông hoa bài hát để thực hiện hoạt động thi hát giữa các tổ. - Cử Ban giám khảo - Phân công trang trí lớp. III. Hướng dẫn tiến hành hoạt động *Hoạt động mở đầu. Người điều khiển cho lớp hát tập thể. Sau đó nên ngắn gọn lí do lí do sinh hoạt và giới thiệu chương trình cùng như các hình thức hoạt động trong buổi sinh hoạt, mời Ban giám khảo lên vị trí của mình. *Hoạt động 1: Thi hát giữa các tổ. Người điều khiển nêu yêu cầu và cách thức thi hát giữa các tổ. Đại diện từng tổ lên hái hoa, đọc tên bài hát và mỗi tổ lên biều diễn bài hát này. Ban giám khảo cho điểm từng tổ. *Kết thúc phần thi hát giữa các tổ, Ban giám khảo công bố cho từng tổ. *Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ Phần biểu diễn văn nghệ do cá nhân trình bày dưới sự điều khiển của người điều khiển chương trình. Ban giám khảo đánh giá điểm cho từng cá nhân. Điểm chung của tổ là tổng điểm của các cá nhân của tổ và điểm thi hát tập thể. Trao phần thưởng (nếu có). Hoạt động cuối cùng Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến đánh giá về kết quả đạt được, tinh thần thái độ tham gia của học sinh. Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho các hoạt động kết thúc năm học, chuẩn bị cho mùa thi tốt nghiệp THCS đạt kết quả cao.

File đính kèm:

  • docHoat dong ngoai gio len lop 9 Cuc hay.doc
Giáo án liên quan