I/ Mục tiêu hoạt động:
- Giúp học sinh:
+ Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
+ Tự giác rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ, nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới.
+ Hiểu vai trò và ý nghĩa quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.
+ Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình trong công tác, tôn trọng ủng hộ cán bộ lớp hoạt động, nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
35 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2712 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng học kỳ II.
- Lớp trưởng nêu biện pháp, kế hoạch thực hiện:
+ Các cá nhân phải luôn ý thức việc học tập, cố gắng để đạt kết quả cao.
+ Các tổ trưởng thường xuyên tiến hành kiểm tra vở bài tập đầu giờ, nhắc nhở, động viên các thành viên thường có sai phạm, thi đua giữa các tổ để đưa phong trào của lớp đi lên.
- Sau khi lớp thảo luận xong, lớp trưởng cho các tổ trưởng và cả lớp biểu quyết với chỉ tiêu đã đề ra.
V/ Kết thúc hoạt động:
- Người điều khiển công bố tổng số điểm của các tổ đạt được và mời GVCN lên phát phần thưởng cho các tổ.
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến dặn dò cả lớp thực hiện tốt kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những cá nhân, tổ có ý thức trong hoạt động.
VI/ Gợi ý đánh giá kết quả hoạt động: Qua các hoạt động của chủ điểm”Mừng Đảng, mừng Xuân”, em thu hoạch được gì?
Tiết 13:
Chủ điểm tháng 3:
“Tiến bước lên Đoàn”
Ngµy 01 th¸ng 03 n¨m 2010
Tên hoạt động: CHÚNG EM CA HÁT MỪNG MẸ, MỪNG CÔ
NGHE NÓI CHUYỆN VỀ NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
Thời lượng: 90 phút.
I/ Mục tiêu hoạt động:
Giúp học sinh :
- Hiểu được ý nghĩa ngày QTPN 8/ 3.
- Ca hát mừng Mẹ, Cô là những lời gởi gắm tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng với các Cô, với Mẹ đồng thời tôn vinh sự bình đằng nam nữ trong đời sống xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn (26/ 03/ 1931) và những nét lớn về những chặng đường vẻ vang của Đoàn.
- Tự hào và tin tưởng vào tổ chức Đoàn.
II/ Nội dung và phương pháp hoạt động:
1) Nội dung:
- Ý nghĩa ngày 8/ 3 và lịch sử ngày thành lập Đoàn 26/ 3.
- Chúc mừng, tặng hoa các cô giáo và các bạn nữ.
- Những bài hát, bài thơ, về hình ảnh người Mẹ và Cô.
- Các truyền thống vẻ vang của Đoàn, gương các Đoàn viên tiêu biểu.
2) Phương pháp hoạt động:
- Tặng hoa, chúc mừng ngày 8/ 3.
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
- Nghe nói chuyện, hỏi đáp, thảo luận.
III/ Công tác chuẩn bị:
1) Giáo viên:
- Bản tóm tắt ý nghĩa ngày 8/ 3 và các tư liệu về lịch sử ngày thành lập Đoàn 26/ 3.
- Nêu nội dung, yêu cầu hoạt động.
- Phân công HS nam dẫn chương trình, trang trí lớp,
2) Học sinh:
- Dẫn chương trình: My
- Trang trí: Học sinh nam tổ 3.
- Chuẩn bị tặng phẩm, trang trí lớp,
- Văn nghệ: mỗi tổ 1-2 tiết mục.
IV/ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
- Hát tập thể bài “Mồng tám tháng ba”.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu ban giám khảo và mời ban giám khảo lên làm việc.
Hoạt động 2: Chúc mừng
- NDCT nói lớp chúc mừng các cô giáo, đại biểu và các bạn nữ, đồng thời mời 1 số bạn nam lên tặng hoa cho các cô giáo, đại biểu và các bạn nữ.
- Mời một vài cô giáo và HS nữ đáp lời và nói lời cám ơn.
- Cả lớp hát bài: ‘Lớp chúng mình”.
- Văn nghệ xen kẽ.
Hoạt động 3: Nghe nói chuyện và hỏi đáp
- NDCT mời báo cáo viên nói chuyện: BCV có liên hệ đến truyền thống Đoàn của địa phương và của trường.
- Trong quá trình nói chuyện. HS có thể đặt câu hỏi để biết thêm về tố chức Đoàn đồng thời để giao luu với BCV.
* Văn nghệ xen kẽ.
V/ Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến dặn dò cả lớp thực hiện tốt kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những cá nhân, tổ có ý thức trong hoạt động.
VI/ Gợi ý đánh giá kết quả hoạt động: Qua hoạt động của chủ điểm “Tiến bước lên Đoàn”, em thu hoạch được gì?
Tiết 14:
Chủ điểm tháng 3:
“Tiến bước lên Đoàn”
Ngµy 10 th¸ng 03 n¨m 2010
Tên hoạt động: GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN
CHUẨN BỊ THAM GIA SINH HOẠT 26/3
Thời lượng: 90 phút.
I/ Mục tiêu hoạt động:
Giúp học sinh :
- Hiểu được những nết tiêu biểu về lịch sử truyền thống vẻ vang của Đoàn.
- Tự hào và tin yêu Đoàn, học tập và rèn luyện theo gương sáng các Đoàn viên
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của hội trại 26/03 do trường tổ chức.
- Sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, trường với tinh thần chuẩn bị cao.
II/ Nội dung và phương pháp hoạt động:
1) Nội dung:
- Gương sáng những Đoàn viên ưu tú gắn với các trang sử đấu tranh của dân tộc, gương sáng Đoàn viên trong nhà trường.
- Kế hoạch chuẩn bị các hoạt động như: dựng trại, VHVN -TDTT để tham gia buổi sinh hoạt chủ điểm.
2) Phương pháp hoạt động:
- Thi kể chuyện gương sáng Đoàn viên (bằng cách bốc thăm).
- Kế hoạch tham gia trò chơi dân gian, tham gia sinh hoạt 26/3.
III/ Công tác chuẩn bị:
1) Giáo viên:
- GVCN thông báo về nội dung, chủ đề hoạt động và hình thức tiến hành.
- Hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu cho hoạt động.
- Phổ biến chương trình cắm trại của trường.
- Phân công HS đem các vật dụng để cắm trại.
Phân công BGK, cử người phụ trách văn nghệ, phân công trang trí, chuẩn bị phần thưởng, mời đại biểu.
- Đội thi: 3 người/ mỗi đội.
2) Học sinh:
- Sưu tầm, tập hợp các bài hát, bài thơ ... về gương sáng các Đoàn viên.
- Những câu hỏi và đáp án.
- Đội thi: 3 người/ mỗi đội.
- Dẫn chương trình: My
- Trang trí: tổ trực
IV. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
- Hát bài “ Cùng nhau ta đi lên”.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu BGK.
- Nêu hình thức, thể lệ cuộc thi.
Hoạt động 2: Cuộc thi
- NDCT mời các tổ xung phong lên bốc thăm để trả lời các câu hỏi: trình bày 1 bài hát, bài thơ, kể 1 câu chuyện,
Nếu HS trả lời sai, các tổ khác có quyền trả lời thay.
BGK cho điểm từng phần thi của các tổ.
- Xen kẽ là các tiết mục văn nghệ.
Hoạt động 3: Thảo luận nội dung tham gia các trò chơi dân gian, sinh hoạt 26-03.
- NDCT nêu nội dung của từng trò chơi.
- Cả lớp bàn bạc, thảo luận để lựa chọn các vận động viên tham gia các trò chơi và phân công các bạn mang theo vật dụng chuẩn bị tham gia trò chơi.
- Đăng ký tham gia với trường.
- NDCT tổng kết chương trình, nêu tên các VĐV tham gia các trò chơi và nhắc lại công việc được phân công của từng người.
V/ Kết thúc hoạt động:
- Người điều khiển công bố tổng số điểm của các tổ đạt được và mời GVCN lên phát phần thưởng cho các tổ.
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến dặn dò cả lớp thực hiện tốt việc tham gia trò chơi dân gian.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những cá nhân, tổ có ý thức trong hoạt động.
VI/ Gợi ý đánh giá kết quả hoạt động: Qua các hoạt động của chủ điểm “Tiến Bước Lên Đoàn”, , em nhận thức được gì về Đoàn, thu hoạch được gì?
Tiết 15
Chủ điểm tháng 4
“Hòa bình và hữu nghị
Ngµy 01 th¸ng 04 n¨m 2010
Tên hoạt động: HỌC SINH VỚI CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
BẠN BIẾT GÌ VỀ UNESCO?
Thời lượng: 90 phút.
I/ Mục tiêu hoạt động:
Giúp học sinh:
- Hiểu 1 vài vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại đang quan tâm: tệ nạn ma túy, mối trường, dân số và đói nghèo.
- Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu tổ chức của UNESCO.
- Có kĩ năng thu nhận những thông tin về những vấn đề đó.
- Ủng hộ và quan tâm đối với những việc, hoạt động vì sự phát triển của mổi quốc gia và cộng đồng quốc tế.
II/ Nội dung và phương pháp hoạt động:
1) Nội dung:
- Vài vấn đề chủ yếu mà mà nhân loại đang quan tâm.
- Xác định trách nhiệm của người HS, đại biểu là HS lớp 8.
- Mục đích hoạt động của UNESCO, chức năng vá cơ cấu tổ chức của UNESCO.
2) Phương pháp hoạt động:
- Thi tìm hiểu về một vài vấn đề về môi trường, ma tuý, dân số.
- Thi tìm hiểu về UNESCO (hái hoa dân chủ )
- Văn nghệ.
III/ Công tác chuẩn bị:
1) Giáo viên:
- Nêu yêu cầu cuộc thi.
- HS biên tập thành bộ sưu tập.
- Phối hợp GV dạy GDCD và lịch sử để xây dựng cơ cấu của tổ chức UNESCO.
- Câu hỏi:
+ UNESCO thành lập vào ngày tháng năm nào
+ Vì sao có sự ra đời của tổ chức này?
+ Mục đích của UNESCO? Chức năng của nó ?
+ Cơ cấu tổ chức của UNESCO?
+ VN kết nạp vào UNESCO vào năm nào?
2) Học sinh:
- Tư liệu, sách báo, tranh ảnh...phản ánh vấn đề này.
- Tài liệu về UNESCO.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức UNESCO.
- Giấy vẽ, bút màu, cây để gài câu hỏi.
- Vài tiết mục văn nghệ.
- Dẫn chương trình.
- Trang trí.
IV. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
- Hát bài “ Cùng nhau ta đi lên”.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu BGK.
- Nêu hình thức, thể lệ cuộc thi.
Hoạt động 2: Thi tìm hiểu
- GVCN nêu vài vấn đề gợi mở.
- NDCT nêu câu hỏi.
- Các đội giành quyền trả lời.
- BGK cho điểm, TK tổng kết sau 9 câu hỏi.
- Xen kẽ văn nghệ.
Hoạt động 3: Thi hái hoa dân chủ
- Mỗi đội cử một người tham gia hái hoa dân chủ, đọc to câu hỏi rồi trả lời. BGK nhận xét, cho điểm.
- TK công bố kết quả cuộc thi.
- Xen kẽ văn nghệ.
- Tổng kết 2 phần thi, công bố đội thắng cuộc.
V/ Kết thúc hoạt động:
- Người điều khiển công bố tổng số điểm của các tổ đạt được và mời GVCN lên phát phần thưởng cho các tổ.
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến dặn dò cả lớp thực hiện tốt việc tham gia trò chơi dân gian.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những cá nhân, tổ có ý thức trong hoạt động.
File đính kèm:
- Giao an HDLL lop 6phuong phap moi.doc