I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp . Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và ý thức.
- Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS. Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp.
- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
- GD kĩ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi; KN suy nghĩ tích cực, KN đánh giá và tự đánh giá.
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1-Nội dung:
- Tổng kết hoạt động của lớp năm học trước.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới.
- Nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS, các biện pháp thực hiện.
2-Hình thức hoạt động:
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bình bầu dưới hình thức biểu quyết.
41 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Công bố kết quả
- Trao thưởng cho các đội đạt giải
Hoạt động 2:
Thảo luận nội dung chuẩn bị hội trại
Để tạo cho lớp có kế hoạch chuẩn bị cho hội trại 26/3 sắp đến. Hôm nay lớp chúng ta tiến hành thảo luận, bàn kế họăch cụ thể cho từng thành viên.
-Lần lượt ghi các câu hỏi thảo luận.
1-Là lớp cuối cấp tham gia Hội trại, bạn có suy nghĩ gì?
+Càng phải nghiêm túc, gương mẫu để lại ấn tượng tốt đẹp cho nhà trường và làm gương cho các lớp dưới phát huy Hội trại truyền thống 26-3 hàng năm.
2-Chúng ta có thuận lợi, khó khăn gì khi tham gia Hội trại của nhà trường năm nay?
+Thuận lợi vì đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn. Khó khăn vì là lớp cuối cấp phải lo chuẩn bị cho thi tốt nghiệp, nếu không quyết tâm, có tư tưởng rã đám sẽ ảnh hưởng đến truyền thống nhà trường và uy tín của lớp đàn anh.
3-Tham gia Hội trại năm nay,lớp ta cần chuẩn bị như thế nào?
+Sáng tạo, độc đáo xứng đáng là lớp đàn anh của nhà trường.
4-Hình thức lều trại của lớp ta như thế nào?
5-Cụ thể, chúng ta phải chuẩn bị những gì?
+Dụng cụ, phương tiện để dựng trại; dụng cụ, đồ dùng cá nhân; chọn loại trại, cách trang trí đẹp, độc đáo...
6-Lớp ta sẽ tham gia các loại hình hoạt động nào trong ngày Hội trại của trường?
- Thảo luận
Phân công chuẩn bị và kế hoạch thực hiện
-Từ kết quả thảo luận trên từng tổ phân công công việc cụ thể, tuỳ theo khả năng và điều kiện để nhận các phần việc phù hợp.
- Chốt lại kết quả thảo luận, phân công và nêu kế hoạch thực hiện.
Kết thúc hoạt động:
- Thông qua biên bản thảo luận.
- Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh.
- Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo:tổ chức hội vui học tập - Nhắc nhở và nêu yêu cầu của hoạt động sau:Mỗi cán sự bộ môn soạn ra 5 câu hỏi có đáp án kèm theo,dựa trên nội dung kiến thức đã học từ đầu học kỳ II cho đến nay.
- Các tổ trưởng xếp loại từng thành viên của tổ mình sau tiết hoạt động.
- Hát tập thể.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM THÁNG 3
STT
Họ và tên
Xếp loại
Cá nhân
T1 T2
Tổ
T1 T2
GVCN
T1 T2
1
Bùi Thạch Bách
2
Dương Công Bá
3
Ngô Nhật Chiêu
4
Bùi Văn Công
5
Trần Thị Diễm
6
Võ Thị Duyên
7
Trần Đình Hậu
8
Trần Quốc Hùng
9
Phan Thị Kim Hương
10
Trần Thị Hương
11
Hồ Thị Ánh Lài
12
Ngô Văn Lâm
13
Ngô Văn Long
14
Võ Văn Minh
15
Đào Thị Ni Na
16
Trần Thị Ngưu
17
Lê Thị Nhi
18
Nguyễn Tài
19
Lê Thị Thanh Tâm
20
Nguyễn Phước Tâm
21
Lương Minh Thành
22
Phan Văn Thảo
23
Nguyễn Thị Thi
24
Phan Văn Thông
25
Tràn Thị Thu
26
Phan Thị Thủy
27
Võ Thị Thủy
28
Lê Thị Tài Thương
29
Ngô Thị Thương
30
Hồ Đình Tin
31
Võ Duy Tĩnh
32
Trịnh Thị Xuân Trinh
33
Nguyễn Đăng Hữu Trường
34
Nguyễn Thị Nhật Tuyên
35
Nguyễn Khánh Vũ
36
Dương Việt Ý
Ngày soạn: 10/4/2013 Chủ điểm tháng 4
HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Tiết 15: TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VỀ CHỦ ĐỀ “HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ”
TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP
I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:
- Nâng cao hiểu biết về vấn đề hoà bình, ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như: môi trường, đói nghèo, chiến tranh...
- Có kĩ năng phân tích các sự kiện, các tình huống có liên quan đến hoà bình; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó.
- Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị của dân tộc mình và các dân tộc khác.
- Thi đua học tập trong tháng cuối năm để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi học kì và thi vào trường PTTH.
- Biết thêm được những cách thức mới trong học tập, trong ôn thi học kì.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập.
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1-Nội dung:
- Một số nội dung cơ bản trong Công ước liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
- Hoà bình và sự cần thiết phải bảo vệ và giữ gìn hoà bình trong bối cảnh hiện nay. Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần giữ gìn hoà bình.
- Những biện pháp để thực hiện hoà bình trong một quốc gia và giữa các dân tộc.
- Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện hoà bình bằng hành động cụ thể, thiết thực.
- Kiến thức của một số môn học mà kết quả đạt được chưa cao; hoặc kiến thức của những môn học do lớp quyết định chọn để đưa vào hoạt động ôn tập.
2-Hình thức hoạt động:
- Diễn đàn: trình bày những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân, của nhóm.
- Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ.
- Thi giải câu đố, thi giải nhanh bài tập, tình huống ứng xử, sự kiện lịch sử của dân tộc.
- Hoạt động theo tổ, nhóm.
III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1-Phương tiện hoạt động:
- Bản trình bày ý kiến của cá nhân, của nhóm về chủ đề hoà bình và hữu nghị, Công ước Liên hợp quốc vè Quyền trẻ em.
- Một số điều trong 4 nhóm Quyền trẻ em.
- Pa-nô, khẩu hiệu, tranh vẽ, tranh ảnh minh hoạ cho chủ đề hoạt động.
- Giấy vẽ, bút màu, tiểu phẩm, trò chơi, một số tiết mục văn nghệ...
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống...phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng.
- Phần thưởng.
2-Về tổ chức:
- Phân công mỗi cá nhân chuẩn bị ý kiến của mình.
- Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ.
- Định hướng cả lớp vào việc chuẩn bị nội dung hoạt động Hội vui học tập.
- Tập hợp số học sinh khá giỏi để xây dựng hệ thống câu hỏi , bài tập, tình huống...
- Xin ý kiến thêm ở GV bộ môn để hoàn thiện các câu hỏi, bài tập, tình huống...
- Hình thành nhóm dự thi, cử BGK, người điều khiển chương trình, thư kí, trang trí lớp, chuẩn bị phần thưởng.
IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
Nội dung
Cả lớp
Người điều khiển
Học sinh đại diện tổ
Người điều khiển
Người điều khiển
Người điều khiển
Các đội
BGK
Người điều khiển
Các đội
BGK
Người điều khiển GVCN
Hoạt động khởi động:
- Hát tập thể
- Tuyên bố lí do:Các bạn thân mến nhằm nâng cao sự hiểu biết về vấn đề hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc,giữa các quốc gia trên thế giới.Hôm nay chúng ta sẽ tổ chức diễn đàn về chủ đề hoà bình-hữu nghị.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
Hoạt động1:
Trình bày ý kiến
- Trình bày phần ý kiến của tổ mình về:
+ Vấn đề "Hoà bình và hữu nghị"
+ Giới thiệu Công ước về Quyền trẻ em
+ Vấn đề bảo vệ môi trường
- Tóm tắt những nét cơ bản của các ý kiến trên.
Phát biểu tự do
- Gợi ý cho các thành viên trong lớp trình bày ý kiến của mình.
- Xen kẽ một vài tiết mục văn nghệ
Hoạt động 2: Hội vui học tập
Tuyên bố lí do:Để giúp chúng ta nắm vững những kiến thức và kỹ năng làm bài tốt trong học kỳ II.Hôm nay lớp chúng ta tiến hành hoạt động hội vui học tập.
Thi trả lời đúng
- Mời các nhóm vào vị trí và phát lệnh thi.
- Đọc câu hỏi, nhóm nào giơ tay trước thì trả lời trước, nếu trả lời không được thì nhóm khác sẽ trả lời. Phần điểm phụ thuộc vào việc trả lời được bao nhiêu phần câu hỏi.
- Công bố điểm vòng 1
Thi giải nhanh tình huống
- Tình huống được đưa ra bởi người dẫn chương trình. Nhóm nào có tín hiệu trước thì sẽ trình bày cách giải quyết của mình. Nếu nhóm không giải quyết được, hoặc có cách giải quyết chưa chính xác thì nhóm khác có quyền trả lời. Điểm số ghi cho nhóm có cách giải quyết hay nhất.
- Công bố điểm vòng 2
- Văn nghệ
Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét ý thức tham gia hoạt động của lớp.
- Công bố kết quả thi của các nhóm. Phát thưởng.
- Động viên học sinh học tập, nhắc nhở cho việc chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
- Các tổ trưởng xếp loại từng thành viên của tổ mình sau tiết hoạt động.
- Hát tập thể.
Ngày soạn: 10/4/2013 Chủ điểm tháng 4
HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Tiết 16: SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN
MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30-4
I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
-Tự hào về ngày lịch sử của dân tộc, từ đó xác định rõ trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng quê hương đất nước bằng việc học tập tốt.
-Rèn luyện kĩ năng tham gia và tổ chức hoạt động văn nghệ của lớp.
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1-Nội dung:
-Ca ngợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ca ngỡi những tấm gương hy sinh quên mình của những cá nhân và tập thể, của các binh chủng quân đội...
2-Hình thức hoạt động:
-Biểu diễn văn nghệ.
-Trình bày tiểu phẩm.
III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1-Phương tiện hoạt động:
-Bài hát, bài thơ, tiểu phẩm...
-Nhạc cụ, khẩu hiệu, trang phục các nhân...
2-Về tổ chức:
-Mỗi tổ chuẩn bị 3-4 tiết mục văn nghệ theo các thể loại khác nhau như :hát , đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm...Báo cáo cho cán bộ lớp về số tiết mục của tổ mình để tập hợp xây dựng chương trình.
-Cán bộ lớp sắp xếp các tiết mục đăng kí của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn.
-Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí lớp, mời đại biểu.
IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
Nội dung
TL
Cả lớp
Người điều khiển
Người điều khiển
Học sinh
Người điều khiển
GVCN
Cả lớp
Hoạt động 1
Mở đầu
-Hát tập thể.
-Tuyên bố lí do:Các bạn thân mến, như vậy là từ khi giải phóng hoàn toàn miền Nam cho đến nay đã được 33 năm.Để nhớ lại những kỳ tích mà các chiến sĩ đấu tranh gìanh lại độc lập.Hôm nay chúng ta cùng sinh hoạt văn nghệ với chủ đề trên.
- Giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu đại biểu.
Hoạt động 2
Biểu diễn văn nghệ
-Lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ lên biểu diễn.
-Các tiết mục biểu diễn.
-Xen kẽ những câu đố vui để thay đổi không khí.
Hoạt động 3
Kết thúc
-Cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các bạn, đại biểu, thầy cô.
-Mời GVCN nhận xét,dặn dò.
-Hát một bài tập thể.
5ph
35ph
5ph
Ngày 2006
Hoạt động :
I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1-Nội dung:
-
2-Hình thức hoạt động:
-
III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1-Phương tiện hoạt động:
-
2-Về tổ chức:
-
IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
Nội dung
TL
Người điều khiển
Người điều khiển
Học sinh
Người điều khiển
Người điều khiển
GVCN
Người điều khiển
Hoạt động 1
Mở đầu
-Nêu lí do và giới thiệu chương trình hoạt động
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Kết thúc
5’
File đính kèm:
- GIAO AN NGLL 9.doc