Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Nguyễn Thị Yến

A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

1. NHẬN THỨC:

- Học sinh hiểu rõ hơn về truyền thống của trường, của lớp.

2. THÁI ĐỘ TÌNH CẢM:

- Tự hào và trân trọng các truyền thống tốt đẹp đó.

3. KỸ NĂNG, HÀNH VI:

- Biết đoàn kết, giúp nhau phát huy truyền của trường, lớp.

B. CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG:

- Trao đổi về vị trí nhiệm vụ của người HS lớp 8; hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Thi hát những bài hát truyền thống.

C. CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Nguyễn Thị Yến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùo. + Tặng hoa cho thầy cô giáo + Phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo + Phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh. Hoạt động 3. Văn nghệ chào mừng 20-11 + Biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. + Góp vui văn nghệ. + Xen kẽ văn nghệ là trình bày tâm tư tình cảm của giáo và đại biểu. 5p 15p 20’ 5/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (Thời gian 5 phút) - Người dẫn chương trình (DCT). + Mời một bạn trong lớp nhận xét kết quả về tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. + Mời Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phát biểu ý kiến, góp ý bổ sung. + Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn sự nhận xét của bạn và lời góp ý chân thành của Giáo viên chủ nhiệm (GVCN). 6/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM Loại Tốt...,Loại Khá.,Loại TB.., Loại Yếu A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC: 1. NHẬN THỨC: - Học sinh nhận thức được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội ta. 2. THÁI ĐỘ TÌNH CẢM: - Tự hào, kính trọng biết ơn anh bộ đội. 3. KỸ NĂNG, HÀNH VI: - Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy các truyền thống đó. B. CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG: Tuần Một, Truyền thống cách mạng của quê hương em. Tuần Hai, Hát về quê hương – đất nước. C. CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: Ngày thiết kế: . Ngày thực hiện:. 1/ YÊU CẦU GIÁO DỤC: a. Nhận thức: - Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự nghiệp phát triển của quê hương, gia đình và bản thân. b. Thái độ, tình cảm: - Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương. c. Kỹ năng, hành vi: - Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương. 2/ NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: a. Nội dung: - Các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nước. Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương. b. Hình thức: - Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi, thảo luận. Văn nghệ. 3/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: a. Về phương tiện hoạt động: - Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của quê hương. - Các bài hát, bài thơ, truyện kể ca ngợi về quê hương. - Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương. b.Về tổ chức: - Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm (GVCN). + Nêu yêu cầu và nội dung họat động trước lớp: + Phân công cho từng tổ tìm hiểu truyền thống của quê hương thuộc một giai đoạn lịch sử cụ thể: Trong Cách mạng tháng Tám (Tổ 1); Trong kháng chiến chống Pháp (Tổ 2); Trong kháng chhiến chống Mĩ (Tổ 3); Trong hòa bình xây dựng hiện nay (Tổ 4). - Nhiệm vụ của HS: + Thực hiện các yêu cầu được giao. + Phân công người DCT (bạn Duy). Phân công người trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình. + Phân công chuẩn bị chương trình văn nghệ (Mỗi tổ chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ có chất lượng). + Phân công trang trí; (Tổ Ba). Phân công mời đại biểu; (Tổ Bốn) 4/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời lượng DCT Bạn Duy a. Khởi động - Người dẫn chương trình (DCT): + Bắt một bài hát tập thể cho lớp.(Bài Khúc nhạc tuổi thơ của Trương Xuân Mẫn) + Tuyên bố lý do. Để giúp cho các bạn hiểu rõ về truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự nghiệp phát triển của quê hương, gia đình và bản thân. Đồng thời tạo nền tin, niềm tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương. Mặt khác để rèn luyện cho các bạn có ý thức tự giác học tập tốt và tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương. Đây chính là lý do của tiết học hôm nay lớp chúng ta. b. Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống cách mạng của quê hương. - Người DCT mời đại diện từng tổ lên báo cáo kết quả của tổ mình. - Các tổ nghe và góp ý kiến bổ sung, trao đổi, thảo luận. - DCT tổng kết. c. Văn nghệ ca ngợi truyền thống quê hương. - Người DCT giới thiệu các tiết mục văn nghệ và mời các tổ đã chuẩn bị sẵn các tiết mục văn nghệ, lần lượt lên trình bày tiết mục văn nghệ của tổ mình. - Có thể mời đại diện tổ, cá nhân lên trình diễn tiết mục văn nghhệ của tổ mình. Sau khi biểu diễn xong bạn được quyền mời một người khác bất kì lên trình diễn tiếp. - Cả lớp chọn tiết mục văn nghệ hay nhất để biểu dương. 5P 15P 20P 5/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (Thời gian 5 phút) - Người dẫn chương trình (DCT). + Mời một bạn trong lớp nhận xét kết quả về tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. + Mời giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phát biểu ý kiến, góp ý bổ sung. + Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn sự nhận xét của bạn và lời góp ý chân thành của quý thầy cô. 6/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM Loại Tốt...,Loại Khá.,Loại TB.., Loại Yếu Ngày thiết kế: . Ngày thực hiện:. 1/ YÊU CẦU GIÁO DỤC: a. Nhận thức: - Nắm vững các kiến thức cơ bản của các môn học. b. Thái độ, tình cảm: - Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao. c. Kỹ năng, hành vi: - Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội. 2/ NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: a. Nội dung: - Kiến thức cơ bản của một số môn học. - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Giải thích một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội. b. Hình thức: - Thi hỏi – đáp. 3/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: a. Về phương tiện: - Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui của các môn học và đàp án. - Giấy bút, bảng, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời. Một số tiết mục văn nghệ. Phần thưởng. b. Về tổ chức: - Lớp thảo luận, thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui (Toán, Văn, Sử, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, ). - Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với giáo viên bộ môn đã chọn để nhờ họ giúp xây dựng câu hỏi và đáp án. - Mỗi tổ cử một người dự thi một môn. - Những học sinh khác cũng ôn tập tốtđể dự thi phần của cổ động viên và tham gia cùng thí sinh khi có cơ hội. - Phân công người điều khiển chương trình; Bạn Luyện, ban giám khảo (Mỗi tổ 1 giám khảo), thư kí (Bạn Hùng), mời đại biểu(Tổ 1), trang trí lớp (Tổ 2), chuẩn bị phần thưởng (Tổ 3) 4/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời lượng DCT Bạn Luyện a. Khởi động - Người dẫn chương trình (DCT): + Bắt một bài hát tập thể cho lớp, (Bài Mù mực tím – Nhạc và lời của Trương Quang Lục) + Tuyên bố lý do. Nhằm để giúp cho các bạn nắm vững các kiến thức cơ bản của các môn học. Đồng thời tạo cho các bạn hứng thú chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao trong học tập và giúp cho các bạn biết vận dụng các kiến thức cơ bản vào cuộc sống, biết giải thích các hiện tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội. Đây chính là lý do của tiết học hôm nay lớp chúng ta. b. Thi hỏi – đáp giữa đại diện các tổ - Giới thiệu thí sinh dự thi của mỗi tổ. - Đại diện dự thi mỗi tổ bắt thăm hoặc số thứ tự câu hỏi của từng môn. - Người điều khiển chương trình đọc nội dung câu hỏi để nhóm bắt được câu hỏi đó trả lời. Nhóm khác và cổ động viên có quyền xin trả lời nếu nhóm đó không trả lời được. Trong trường hợp không ai trả lời đúng thì người điều khiển (hoặc cố vấn) nêu đáp án. - Ban giám khảo cho điểm công khai. c. Thi trả lời nhanh - Người DCT lần lượt nêu các câu hổi, câu đố, - Cổ động viên xung phong trả lời. Không ai trả lời đúng thì người điều khiển chương trình (hoặc cố vấn) đưa ra đáp án. * Lưu ý: + Phần thi cho thí sinh có thể theo thứ tự hết môn này đến môn khác hoặc tiến hành đồng thời. Trong trường hợp tiến hành đồng thời thì có thể kẻ ô số câu hỏi lên bảng và dùng màu sắc để phân biệt các môn. Mỗi nhóm thí sinh chỉ được chọn một trong các ô cùng màu (xem mẫu). 1 2 3 4 8 7 6 5 9 10 11 12 16 15 14 13 1 đến 4 là màu đỏ; 9 đến 12 là màu tím. 5 đến 8 là màu xanh; 13 đến 16 là màu vàng. + Phần thi cho cổ động viên có thể xen kẽ vào khoảng thời gian thi của thí sinh. - Ban giám khảo công bố kết quả thi. Phần thưởng. d Văn nghệ - Người DCT giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các tổ, mời các tổ lần lượt lên biểu diễn. 5P 15P 10P 10P 5/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (Thời gian 5 phút) - Người dẫn chương trình (DCT). + Mời một bạn trong lớp nhận xét kết quả về tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. + Mời Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phát biểu ý kiến, góp ý bổ sung. + Thay mặt lớp, người dẫn chương trình (DCT) xin cảm ơn sự nhận xét của bạn và lời góp ý chân thành của Giáo viên chủ nhiệm (GVCN). 6/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM Loại Tốt...,Loại Khá.,Loại TB.., Loại Yếu.

File đính kèm:

  • docNGLL LOP 8 thang 9, 10, 11, 12 (13-14)x.doc