1.Yêu cầu học sinh
Giúp học sinh:
- Hiểu thêm nhiều bàI hát, bàI thơ, câu chuyện về Đoàn ; củng cố thêm nhận thức về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3 và lí tưởng của Đoàn viên, thanh niên hiện nay.
- Có kĩ năng phân loại bàI hat theo chủ đIểm về Đoàn.
- Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và người đoàn viên; sống lạc quan, gắn bó, đoàn kết trong tập thể lớp, trường
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
- Những bàI hát, đIệu múa, bàI thơ, câu chuyện kể, tiểu phẩm về Đoàn và những Đoàn viên ưu tú
- Những sáng tác tự biên tự diễn về Đoàn.
b)Hình thức hoạt động
Chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp mừng ngày thành lập Đoàn 26-3.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
- Sưu tầm, tập hợp các bàI thơ, bàI hát, câu chuyện, tiểu phẩm về Đoàn.
- Những sáng tác thơ, ca hát về Đoàn.
- Một số nhạc cụ thông thường.
b)Về tổ chức
- Ciáo viên chủ nhiệm nêu nội dung hoạt động biểu diễn văn nghệ của lớp và hướng dẫn các tổ và các nhân chuẩn bị luyện tập
- Thống nhất thời gian, kế hoạch, kế hoạch tiến hành hoạt động cũng như thời gian các tổ và cá nhân, nhóm đăng kí các tiết mục tham gia.
- Cử người dẫn chương trình.
- Phân công trang trí.
- Mời đại biểu.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - chủ điểm tháng 3, 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bạt, dây cọc, hoa trang trí
+ Các nội dung hoạt động để tham gia Hội trại như văn nghệ, thể thao, trò chơi
+ Các công việc khác do nhà trường phân công
Cán bộ lớp, cán bộ chi đội và các tổ trưởng hội ý để phân công chuẩn bị nội dung thảo luận kế hoạch tham gia Hội trại.
4.Tiến hành hoạt động
a)Khởi động
b)Thảo luận nội dung tham gia Hội trại
Người điêù khiển lần lượt nêu các nội dung tham gia Hội trại của lớp như thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ, tham gia các trò chơiđể lớp bàn bạc, thảo luận.
Học sinh thảo luận về khả năng tham gia của lớp, phát hiện những cá nhân có khả năng tham gia các nội dung cụ thể
Tổ chức đăng kí tham gia theo nhu cầu, hứng thú của học sinh.
Thành lập các nhóm, đội(ví dụ:đội thi đấu thể thao, nhoms văn nghệ).
Xây dựng và thống nhất kế hoạch tập luyện
c)Thảo luận về hình thức dựng trại
Người điều khiển nêu yêu cầu chung, đề nghị cả lớp thảo luận, bàn bạc, thiết kế hình thức dựng trại của lớp.
Cả lớp thảo luận về việc xây dựng mô hình lều trại của lớp.
-Cuối cùng người điều khiển tổng kết lựa chọn một mô hình chung và lấy biểu quýêt của cả lớp.
Phân công mỗi tổ chuẩn bị một phần việc cụ thể để dựng trại.
5.Kết thúc hoạt động
III -Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ đIểm
1.Học sinh tự đánh giá, xếp loại
câu1: Qua các hoạt động của chủ điểm “tiến bước lên Đoàn”, em nhận thức được những gì về Đoàn?(viết ngắn gọn).
Câu 2:Tham gia các hoạt động chủ điểm trong tháng, em tự xếp loại mình ở mức độ nào?
Tốt Khá Trung bình Yếu
2.Tổ đánh giá, xếp loại
Tốt Khá Trung bình Yếu
3.Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại
Tốt Khá Trung bình Yếu
Chủ điểm tháng 4
Hoà bình và hữu nghị
I.Một vàI hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: học sinh với các vấn đề toàn cầu
1.Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
Hiểu được một vài vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại đang quan tâm như:tệ nạn ma tuý, bảo vệ môi trường, dân số và đói nghèo
Có kĩ năng thu nhận những thông tin về vấn đề đó.
Biết tỏ thái độ không đồng tình với những sự việc, hiện tượng gây ra hậu quả xấu và tích cực ủng hộ những việc làm đúng, phù hợp với mong muốn của mọi người.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
Một vài vấn đề chủ yếu mà nhân lọai đang quan tâm.
Xác định trách nhiệm của người học sinh trong việc góp phần giải quyết các vấn đề đó.
b)Hình thức hoạt động
Thi tìm hiểu về một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm.
Minh hoạ bằng một vài tiết mục văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
Các tư liệu, sách báo, tranh ảnh, câu chuyện, số liệu hoặc bảng biểu phản ánh nội dung của một vài vấn đề chủ yếu hiện nay.
Giấy vẽ, bút màu.
Một vài bài hát, tiểu phẩm
b)Về tổ chức
Giáo viên nêu yêu câù của cuộc thi để mỗi học sinh tự có kế hoạch chuẩn bị các phương tiện hoạt động nêu trên. Các em có thể thành lập từng nhóm nhỏ để để thực hiện công việc chuẩn bị. Những sưu tầm của học sinh có thể được tập hợp thành mọtt quyển sưu tập tư liệu về một số vấn dề chủ yếu hiện nay, trong đó ghi rõ lời bình của mình.
Mỗi tổ thành lập một bộ tư liệu để trưng bày, giới thiệu cho cả lớp xem và cử 1 đại diện để báo cáo trước lớp về kết quả tìm hiểu của tổ mình.
Thành lập ban giám khảo gồm: đại diện học sinh, đại diện giáo viên bộ môn.
Chuẩn bị một vào tiết mục văn nghệ như: bàI hát, tiểu phẩmvề vấn đề ma tuý hay một vấn đề nào khác.
4.Tiến hành hoạt động
a)Thi tìm hiểu
Sau khi người điều khiển nêu lí do hoạt động, GVCN nêu một vài vấn đề có tính chất gợi mởi để học sinhbắt đầu cuộc thi.
Lần lượt từng tổ trình bày hiểu biết của mình về một vài vấn đề nào đó, đồng thời đưa ra cho cả lớp xem những kết quả sưu tầm dược của tổ mình.
Sau mỗi lần trình bày của mỗi tổ, ban giám khảo có thể đánh giá kết quả theo 2 cách: nhận xét đánh giá trực tiếp kết quả của tổ đó ; cho cả lớp bổ sung, bình luận và sau đó đánh giá kết quả.
Kết thúc phần trình bày của các tổ, ban giám khảo công bố đIểm đạt được của từng tổ.
Trao phần thưởng cho tổ có số điểm cao nhất.
b)Sinh hoạt văn nghệ
Học sinh trình bày các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị theo chương trình cụ thể.
5.Kết thúc hoạt động.
Hoạt động 2.bạn biết gì về UNESCO
1.yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu tổ chức của UNESCO – tổ chức Quốc tế về giáo dục, khoa học và văn hoá.
Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO.
ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động vì sự phát triển của mỗi quốc gia, của cộng đồng quốc tế.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
Mục đích hopạt động của UNESCO.
Chức năng của UNESCO.
Cơ cấu tổ chức của UNESCO.
b)Hình thức hoạt động
Thi tìm hiểu về tổ chức UNESCO dưới hình thức hái hoa dân chủ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt đông
Tài liệu, sách báo nói về tổ chức UNESCO.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức UNESCO
Phiếu câu hỏi.
Cây hoa để gài câu hỏi.
Khăn bàn, lọ hoa.
b)Về tổ chức
Giáo viên phát động toàn lớp sưu tầm các tư liệu, sách báo, tranh ảnh nói về tổ chức UNESCO để chuẩn bị nội dung cho cuộc thi tìm hiểu.
Phối hợp với giáo viên dạy môn GDCD hoặc lịch sử để xây dựng sơ đồ cơ cấu của tổ chức UNESCO.
Xây dựng câu hỏi cho cuộc thi tìm hiểu.
Phân công chuẩn bị hoa và phiếu để ghi câu hỏi.
Cử người điều khiển chương trình, cử ban giám khảo.
4.Tiến hành hoạt động
Lớp kê theo hình chữ U, ở giữa có cây hoa trang trí đẹp mắt với những bông hoa câu hỏi.
Người điều khiển chương trình nêu rõ yêu cầu của cuộc thi, cách thức thi và giới thiệu ban giám khảo.
Người điều khiển mời lần lượt đại diện từng tổ lên hái hoa.Người lên hái hoa phải đọc to câu hỏi và trả lời. Ban giám khảo theo dõi, nhận xét, đánh giá và cho điểm. Nêú không trả lời được, có thể mời bạn khác cùng tổ trả lời thay nhưng sẽ bị trừ đIểm theo quy định của ban giám khảo.
Khi đại diện của các tổ đã trả lời xong, ban giám khảo công bố điểm của của từng tổ, động viên những tổ có điểm số thấp để trả lời tốt hơn.Người điều khiển tiếp tục mời các tổ lên hái hoa.
Xen kẽ hái hoa dân chủ là những baì hát, câu chuyện, bài thơ ca ngợi hoà bình, phản đối chiến tranh.
Sau cùng, ban giám khảo tổng kết cuộc thi tìm hiểu, công bố điểm số của từng tổ.
Người điều khiển có thể mời giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn trong ban giám khảo nêu tóm tắt những nội dung chínhvề tổ chức UNESCO để toàn thể học sinh được nắm chắc hơn.
5.Kết thúc hoạt động
Hoạt động 3. 30-4 ngày lịch sử đáng nhớ.
1.Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh
Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế cảu ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Rèn luyện các kĩ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể.
Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam , thống nhất đất nước 30-4.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
Giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày 30-4.
Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30-4-1975.
b)Hình thức hoạt động
Phát biêu cảm tưởng, nêu lên những nhận thức của bản thân về ngày 30-4.
Biểu diễn chương trình văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnhnói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30-4.
Cảm nghĩ của mình về ngày 30-4.
Các tiết mục văn nghệ để xây dựng thành một chương trình văn nghệ.
b)Về tổ chức
GVCN phát động toàn thể lớp viết cảm nghĩ của mình về ngày 30-4 trên cơ sở các tài liệu mà các em thu thập được.
Mỗi tổ chuẩn bị từ 4-5 tiết mục văn nghệ với các thể loại khác nhau,sau đó đăng kí để cán bộ lớp,sắp xếp thành chương trình biểu diễn.
Cử người điều khiển, phân công trang trí lớp.
4.Tiến hành hoạt động
a)Phát biêu cảm tưởng
Người điều khiển mời GVCN nêu vắn tắt ý nghĩa của ngày 30-4.Một đại diện học sinh nêu cảm nghĩ của mình về ngày 30-4.
b)Biểu diễn văn nghệ
Theo thứ tự, người điều khiển lần lượt mời các bạn có tiết mục văn nghệ lên biểu diễn. Sau mỗi tiết mục là sự cổ vũ của khán giả.
Nếu có cựu chiến binh tham gia thì có thể mời họ phát biểu, tâm sự hoặc vui chung với lớp.
5. Kết thúc hoạt động.
Hoạt động 4. hội vui hoc tập
1.Yêu cầu giáo dục
Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập; củng cố kiến thức các môn đã học để giành kết quả cao nhất cho kì thi cuối năm.
Có phương pháp học tập thích hợp, có kĩ năng huy động các kiến thức đã học cho các hoạt động cụ thể.
Có động cơ học tập đúng đắn, có thái độ chăm chỉ, tích cực học tập và rèn luyện.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
Kiến thức các môn học, đặc biệt là phần nội dung chuẩn bị cho kì thi cuối năm học.
Những kiến thức liên hệ thực tế, phục vụ cho việc củng cố vài học vững chắc hơn.
b)Hình thức hoạt động
Thi tiếp sức đồng đội.
Vui văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
Hệ thống các câu hỏi ôn tập một vài môn học do lớp lựa chọn.
Khăn bàn, lọ hoa.
Phần thưởng.
b)Về tổ chức
Cán bộ lớp bàn bạc và quyết định lựa chọn một vài môn học mà lớp mình còn yếu để tập trung ôn tập; xin ý kiến GVCN và đề nghị có sự phối hợp với giáo viên các bộ môn đó.
Phổ biến nội dung ôn tập cho học sinh để các em chuẩn bị tốt cho cuộc thi.
Cán sự của những môn học này giải đáp thắc mắc của các bạn.
Thành lập ban giám khảo, thư kí và ban cố vấn.
Chuẩn bị phần thưởng.
Phân công trang trí lớp, kê bàn ghế.
4.Tiến hành hoạt động
a)Khởi động
b)Tổ chức hội thi
Ban giám khảo điều hành cuộc thi tiếp sức với trình tự như sau:
+ Phổ biến cách thi và những quy định của cuộc thi
+ Ban giám khảo điều khiển cuộc thi theo đúng trình tự cách thi.
+ Công bố kết quả và trao giảI thưởng.
Sau phần thi của các đội là chương trình văn nghệ với một vài tiết mục đã chuẩn bị.
5. Kết thúc hoạt động
II-đánh giá kết quả hoạt động theo chủ đIểm
1.Học sinh tự đánh giá
Câu 1: Qua các hoạt động trên, em thu hoạch được những gì?
Câu 2:Tham gia các hoạt động của chủ đIểm trong tháng, em tự xếp loại mình ở mức độ nào?
Tốt Khá Trung bình Yếu
2.Tổ đánh giá, xếp loại
Tốt Khá Trung bình Yếu
3.Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại
Tốt Khá Trung bình Yếu
File đính kèm:
- thang 3,4.doc