I- YÊU CẦU GIÁO DỤC.
Qua hoạt động GV giúp cho hs hiểu:
- Vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
Có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
II- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1) Nội dung
- Báo cáo tổng kết hoạt động của động ngũ cán bộ lớp sau 1 năm học.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, các lớp phó, các tổ trưởng, tổ phó, các cán sự môn học, cán sự chức năng).
2) Hình thức hoạt động
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bỏ phiếu bầu hoặc lấy biểu quyết.
32 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Nguyễn Đình Thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỂM THÁNG 4
HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Tuần
Hoạt động 1
DI SẢN, DI TÍCH LỊCH SỬ VỚI THIẾU NHI
I- YÊU CẦU GIÁO DỤC
Qua hoạt động giúp HS:
- Hiểu được một vài vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại đang quan tâm như: bảo vệ môi trường, dân số và đói nghèo,hieur về các di sản và di tích lịch sử của địa phương, đất nước.
- Biết tỏ thái độ không đồng tình với những sự việc, hiện tượng gây ra hậu quả xấu tới việc bảo tồn, tôn tạo di sản, di tích lịch sử và tích cực ủng hộ những việc làm đúng, phù hợp với mong muốn của mọi người.
II- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1) Nội dung
- Hiểu một vài vấn đề chủ yếu về di sản, di tích lịch sử.
- Xác định trách nhiệm của người học sinh nói chung và học sinh lớp 7 nói riêng trong việc góp phần giìn giữ các tài nguyên đó.
2) Hình thức hoạt động
- Thi tìm hiểu một vài vấn đề chủ yếu về di sản và di tích.
- Minh hoạ bằng một vài tiết văn nghệ.
III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
NGƯỜI
THỰC HIỆN
PHƯƠNG TIỆN
GHI CHÚ
1
Phân công nhóm chuẩn bị các tư liệu, sách báo, tranh ảnh, câu chuyện về di sản ở địa phương, đất nước.
Các nhóm trong lớp thực hiện
Tranh ảnh, sách, báo.
2
Dẫn chương trình
Cầm.
Bản dẫn chương trình.
3
Thư kí
Yến.
Biên bản.
4
Ban giám khảo
Thanh, Thắng.
Biểu điểm bản .
5
Trang trí
Tổ 1
Lọ hoa, phấn màu.
III- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1) Khởi động:
- Chúng ta cùng chung sống trên trái đất tròn cũng có nơi thì được sống trong bầu trời xanh của sự hoà bình, song không ít nơi còn chịu ảnh hưởng chiến tranh, các tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra như: ma tuý, môi trường sống, vấn đề gia tăng dân số... đây là những vấn đề có tính cấp bách cần quan tâm có ảnh hưởng không nhỏ tới một thứ tài sản vô giá của loài người- những di sản, di tích lịch sử.
2) Thi tìm hiểu:
- Sau khi người điều khiển nêu lí do hoạt động, giáo viên chủ nhiệm nêu một vài vấn đề có tính chất gợi mở để học sinh bắt đầu cuộc thi.
- Lần lượt từng tổ trình bày hiểu biết của mình về một di sản, di tích mà em biết, đồng thời đưa ra cho cả lớp xem những kết quả sưu tầm được của tổ mình.( Có thể là những bức tranh,câu chuyện...)
- Sau mỗi lần trình bày của 1 tổ, ban giám khảo có thể đánh giá kết quả theo 2 cách: một là nhận xét đánh giá trực tiếp kết quả của tổ đó; hai là cho cả lớp bổ sung, bình luận và sau đó đánh giá kết quả.
- Kết thúc phần trình bày của cả tổ, ban giám khảo công bố điểm số đạt được của từng tổ.
Thang điểm như sau:
+ Nêu được từ 2 - 3 di sản hoặc di tích toàn cầu hiện nay mà nhân loại quan tâm(5 điểm)
+ Trình bày rõ ràng, khúc chiết, dễ hiểu( 3 điểm)
+ Có bộ sưu tập đẹp mắt( 2 điểm.)
Trao phần thưởng cho tổ có số điểm cao nhất.
3) Sinh hoạt văn nghệ:
Tập thể hát múa: Cánh chim hoà bình.
V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Giới thiệu đại biểu phát biểu ý kiến.
- GVCN nhận xét, đánh giá.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
..
..
Tuần
Hoạt động 2
HÁT MỪNG NGÀY CHIẾN THẮNG 30/4
I- YÊU CẦU GIÁO DỤC
Qua hoạt động giúp HS:
- Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể.
- Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
II- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1) Nội dung:
- Giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế ngày 30/4.
- Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4/1975.
2) Hình thức hoạt động:
- Phát biểu cảm tưởng nêu lên những nhận thức của bản thân về ngày 30/4.
- Biểu diễn chương trình văn nghệ.
III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
Nội dung hoạt động
Người
thực hiện
Phương tiện
Ghi chỳ
1
Tìm hiểu ý nghĩa giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4.
Các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh.
Học sinh cả lớp
2
Chương trình văn nghệ
Mỗi tổ 1 tiết mục
Hát, múa,kể chuyện ...
3
Dẫn chương trình.
H. Vân
Bản dẫn chương trình
4
Thư kí
Yến
Biên bản
5
Trang trí
Tổ 3
Giấy màu, phấn bút.
6
Mời đại biểu
Lớp trưởng
Giấy mời.
IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1)Khởi động:
- Hát tập thể.
- Phát biểu cảm tưởng nêu vắn tắt ý nghĩa của ngày 30/4.
- Năm1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Từ đó nước ta là thuộc địa của thực dân Pháp .Gần 100 năm sau -năm 1954, trận Điên Biên Phủ lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu buộc thực dân Pháp phải rút khỏi Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhưng miền Nam lại chịu ách đô hộ của đế quốc Mĩ. Từ đó đất nước ta chia cắt 2 miền Nam - Bắc. Ngày 30/4/1975 sau bao năm đấu tranh gian khổ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh đuổi đế quốc Mĩ, đất nước độc lập, non sông thu về một mối. Ngày lịch sử vẻ vang ấy đã đi vào tiềm thức của người dân đất Việt và có lẽ muôn đời sau này cũng không quên được.
2) Biểu diễn văn nghệ:
- Theo thứ tự, người điều khiển lần lượt mời các bạn có tiết mục văn nghệ lên biểu diễn văn nghệ.
Kết thúc: cả lớp hát bài: “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- GVCN nhận xét về kết quả đạt được sau buổi sinh hoạt:
- Nhận thức, thái độ và ý thức tham gia của lớp.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
..
..
..
..
CHỦ ĐIỂM THÁNG 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU.
Tuần
Hoạt động 1
THỰC HIỆN 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY.
I- YÊU CẦU GIÁO DỤC
Qua hoạt động GV giúp cho HS:
- Nhận thức rõ trách nhiệm của người HS trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
- Biết thực hiện tốt 5 điều Bác dạy ở mọi lúc, mọi nơi.
- Tích cực chủ động và vận động các bạn cùng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
II- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1) Nội dung
- Tác dụng của 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng trong quá tình học tập và rèn luyện của HS.
- Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện tốt 5 diều Bác Hồ dạy.
2) Hình thức hoạt động.
- Thảo luận nhóm theo các vấn đề cụ thể do người điều khiển nêu ra.
- Vui văn nghệ xen kẽ.
III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Tìm hiểu tác dụng của 5 điều Bác Hồ dạy đối với thiếu niên nhi đồng
HS cả lớp
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng
2
Người điều khiển chương trình
CẦM
Bản dẫn chương trình.
3
Trang trí
Tổ 4
Tranh ảnh có nội dung 5 điều Bác dạy
Giấy khổ to, bút dạ, bảng dính
4
Thư kí
Yến
Biên bản
5
Mời đại biểu dự.
Như
Giấy mời.
IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1) Khởi động
- Bác Hồ - Vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời dành trọn tình thương yêu cho mọi người. Bác dù bận trăm công ngàn việc nhưng vẫn luôn dành tình thương yêu cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Hôm nay chúng ta cùng thực hiện hoạt động “Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”
2) Tổ chức thực hiện:
- Thành lập các nhóm và phát cho từng nhóm các dụng cụ cần thiết để hoạt động như: Giấy khổ to, bút dạ, băng dính, kéo.
- Các nhóm thảo luận theo nội dung mà người điều khiển đã nêu trong khoảng thời gian 15 phút.
- Kết thúc thảo luận nhóm, người điều khiển mời các nhóm dán tờ giấy của nhóm mình lên bảng để cả lớp cùng quan sát và bổ sung ý kiến.
- Lần lượt từng nhóm cử đại diện trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. Người điều khiển đề nghị các nhóm bổ sung cho nhau để đi tới sự thống nhất các ý kiến của toàn lớp.
- Khi không còn ý kiến nào bổ sung, người điều khiển tóm tắt nội dung hạơc mời GV CN tóm tắt và hệ thống lại những nội dung trình bày của các nhóm.
- Xây dựng hệ thống biện pháp để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Người điều khiển kết thúc chương trình hoạt động.
- Mời GVCN lên phát biểu đánh giá, nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
..
..
..
..
Tuần
Hoạt động 2
CHÚNG EM HÁT VỀ BÁC HỒ KÍNH YÊU.
I- YÊU CẦU GIÁO DỤC
Qua hoạt động GV giúp cho HS:
- Nâng cao hiểu biết về tình cảm và công lao của Bác Hồ đối với dân tộc, với thiếu nhi.
- Tự hào, kính trọng, biết ơn Bác Hồ, nguyện học tập và làm theo lời Bác dạy
- Tích cực tự giác rèn luyện để xứng đáng là con cháu của Bác Hồ.
II- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1) Nội dung
- Ca ngợi công lao của Bác Hồ đối với dân tộc, đối với thiếu nhi.
- Tình cảm của Bác Hồ với dân tộc, với thiếu nhi và ngược lại tình cảm của người dân đối với Bác.
2) Hình thức hoạt động.
- Biểu diễn văn nghệ theo các thể loại: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, múa, đọc thơ...
III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ về Bác Hồ
HS cả lớp
Bài hát, múa, diễn thơ, kể chuyện
2
Người điều khiển chương trình
H. Vân
Bản dẫn chương trình.
3
Trang trí
Tổ 4.
Phấn màu, giấy, bút, thước kẻ
4
Thư kí .
Yến
Biên bản
5
Mời đại biểu dự.
Q. Như
Giấy mời.
IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1)Khởi động:
- HS hát tập thể.
- Giới thiệu: Bác Hồ - Vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Ngày 19/5 Tại Làng Sen - Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An đã sinh ra người con anh hùng của dân tộc và chính Người đã làm rạng rỡ quê hương ta.
2) Biểu diễn:
- Người điều khiển lần lượt mời các bạn có tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị lên trình bày trước lớp.
- Lưu ý phong cách biểu diễn sao cho tự nhiên, hấp dẫn người xem.
Lần lượt:
Múa - Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (tổ 1).
Kể chuyện: Ông Ké (tổ 2).
Múa: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ (tổ 3).
Hát đồng ca - Lời Bác dặn trước lúc đi xa (tổ 4).
V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Người điều khiển kết thúc nhận xét, đánh giá chung .
- Mời GVCN lên phát biểu đánh giá, nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
..
..
..
..
File đính kèm:
- Giao an HDNGLL 7(5).doc