Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lên Lớp 7 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Lai

I- Yêu cầu giáo dục:

- Giúp hs nắm được các truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của các truyền thống đó.

- Xác định trách nhiệm của học sinh lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trường.

- Xây dựng kế hoach học tập và hoạt động cá nhân và lớp.

II- Nội dung và hình thức hoạt động:

1. Nội dung:

- Giới thiệu truyền thống nhà trường.

2. Hình thức hoạt động:

- Thi thi đua giữa các tổ.

- Văn nghệ góp vui.

III- Chuẩn bị hoạt động:

1. Phương tiện:

Một số câu hỏi về truyền thống nhà trường. Phần thưởng.

2. Tổ chức:

GVCN nêu chủ đề, nội dung, lớp chuẩn bị. Phân công trang trí lớp.

IV- Tiến hành hoạt động:

 

doc31 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lên Lớp 7 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần của Mẹ GVCN phát biểu ý kiến, đánh giá buổi sinh hoạt. Dặên dò cho buổi sinh hoạt tuần sau. Kết thúc hát tập thể. Bài thơ: MẸ ỐM - Trần Đăng Khoa- Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay. Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Nắng mưa từ những ngày xưa Lăn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Khắp người đau buốt nóng ran Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm. Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào. Sáng nay trời đỗ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương. Cả đời đi gió về sương Bây giờ mẹ lại lần giường tiếp đi. Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca. Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con đóng cả ba vai chèo Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. Con mong mẹ khoẻ dần dần Ngày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ say. Rồi ra đọc sách cấy cày Mẹ là đất nước tháng ngày của con. Chủ Điểm Tháng 4: HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ Tiết 1 DI SẢN, DI TÍCH LỊCH SỬ VỚI THIẾU NHI I- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh có hiểu biêt về di sản văn hoá, lịch sử của địa phương, biết xác định trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ các di sản, di tích văn hoá, lịch sử đó. Biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử địa phương, của đất nước. Tích cực góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ cá di tích, di sản văn hoá. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Thế nào là di sản, di tích văn hoá. Tại sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích văn hoá. Biết làm thế nào để thiết thực góp phần bảo vệ các di tích, di sản văn hoá đó. 2. Hình thức hoạt động: Thi tìm hiểu về các di sản văn hóa của tỉnh Khánh Hoà. Xen kẽ các tiết mục văn nghệ. III- Chuẩn bị hoạt động: Tranh ảnh về các di sản văn hoá của tỉnh Khánh Hoà, bài hát ca ngợi địa phương. Câu hỏi phục vụ cho cuộc thi. 2. Tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp hội ý. IV- Tiến hành hoạt động: Các hoạt động thảo luận Tgian Hoạt động của HS Hoạt động1: Hát tập thể: “Lớp chúng mình” Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt. Hoạt động 2: Đoán tranh Đây là di sản văn hoá của tỉnh ta? Hướng dẫn: Mỗi đội chọn một câu hỏi để trả lời theo thứ tự bốc thăm. Nếu trả lời đúng thì mới được lật một phần tranh. Sau một vòng chơi ( 3 câu hỏi ) mới được đoán hình. Mỗi câu trả lời đúng: 10 đ Nếu trả lời thiếu đội bổ sung sẽ được cộng điểm. Đoán đúng tranh: 20 đ Đại diện cá nhân các tổ lên trình bày. Câu hỏi: Câu 1: Thành cổ Diên Khánh có từ khi nào? Được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào khi nào? Câu 2: Ở Khánh Hoà, có một di tích lịch sử văn hoá thể hiện nghệ thuật kiến trúc rất độc đáo của dân tộc Chăm. Khu di tích đó nằm ở đâu? Có tên gọi là gì? Câu 3: Đàn đá Khánh Sơn được công bố lần đầu từ khi nào? Đàn gồm bao nhiêu thanh? Câu 4: Pho tượng Kim Thân Phật Tổ được đặt ở đâu? Nằm trong khuôn viên chùa nào? Câu 5: Bạn biết gì về khu di tích lịch sử Yersin? Hoạt động 2: Thi ráp tranh và cho biết tên di tích Mỗi đội sẽ nhận tranh đã bị cắt đem ráp lại cho đúng và ghi tên của di tích trong tranh. Thời gian: 5 phút Đội nhanh nhất và đúng: 20 đ Đội nhì: : 15 đ Chưa hoàn thành : – 5 đ Hoạt động 3: Đoán ô chữ Đây là một từ gồm 5 chữ cái, thể hiện ý thức hoạt động của mỗi người dân đối với di sản vănhoá địa phương cũng như quốc gia. Câu hỏi phụ: khi di sản bị xâm hại, chúng ta phải thể hiện ý thức đó. Hướng dẫn: Mỗi đội đoán 1 chữ cái theo thứ tự bốc thăm. Đúng: 5đ Trong 30 giây, đoán được: 20 đ Đoán sau khi đọc câu hỏi phụ: 15 đ Đoán sau khi gợi ý: 10 đ Mỗi đội trình bày văn nghệ đúng chủ đề: +5đ Năm 1793; 16/10/1998 Khu di tích Tháp Bà Ponaga, trên khu vực núi Cù Lao, nằm sát tả ngạn sông Cái, Nha Trang, kề bên Quốc lộ 1A, thuộc địa phận phường Vĩnh Phước. 1979 – gồm 12 thanh được đẽo gọt với độ lớn nhỏ khác nhau, tạo nên những âm thanh khác nhau. Trên Hòn Trại Thuỷ, trong khuôn viên chùa Long Sơn, Nha Trang. Khu Di tích lịch sử lưu niệm Yersin bao gồm: Phòng lưu niệm tại Viện Pasteur – Nha Trang, chùa Linh Sơn, xã Suối Cát và mộ Yersin tại Suối Dầu, Diên Khánh Các đội tiến hành ráp tranh và cho biết tên di tích. Các đội bốc thăm V- Kết thúc hoạt động: Công bố kết quả, phát thưởng. Mời GVCN phát biểu ý kiến và dặn dò cho tuần sau. Hát bài hát tập thể: “Nối vòng tay lớn”. Tiết 2 TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ I- Yêu cầu giáo dục: Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, tạo nên sức mạnh. Tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tình cảm và ý thức sẵn sàng hợp tác. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân thiện. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Hiểu được đoàn kết là gì? Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển như thế nào? 2. Hình thức hoạt động: Hái hoa, thảo luận, văn nghệ. III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu hỏi. 2. Tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp hội ý. IV- Tiến hành hoạt động: Các hoạt động thảo luận Tgian Hoạt động của HS Hoạt động1: Hát tập thể: “Tiến lên đoàn viên”. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ Câu 1: Thế nào là tình đoàn kết hữu nghị? Câu 2: Mỗi người chúng ta đều có ý thức đoàn kết hữu nghị và hợp tác thì sẽ có tác dụng như thế nào cho gia đình, cho cộng đồng, cho dân tộc? Câu 3: Cần phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị? Câu 4: Thử phát thảo một kế hoạch của tổ trong việc xây dựng tình đoàn kết hữu nghị? Hoạt động 3: Bài thơ, câu chuyện về tình đoàn kết hữu nghị Hoạt động 4: Văn nghệ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai Em như chim bồ câu trắng. Đại diện cá nhân các tổ lên trình bày. V- Kết thúc hoạt động: Công bố kết quả, phát thưởng. Mời GVCN phát biểu ý kiến và dặn dò cho tuần sau. Chủ Điểm Tháng 5: BÁC HỒ KÍNH YÊU Tiết 1 TÌM HIỂU 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NHI I- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh hiểu rõ hơn 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Có thái độ tích cực thực hiện 5 điều Bác dạy để thực hiện trong học tập và rèn luyện hằng ngày ở trường, gia dình và ngoài xã hội. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Những ví dụ thực tế về gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. 2. Hình thức hoạt động: Thi đua giữa các tổ học sinh. Biểu diễn văn nghệ. III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Tư liệu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Một vài gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. Một số tiết mục văn nghệ. 2. Tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp hội ý. IV- Tiến hành hoạt động: Nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu và ban giám khảo. Từng tổ lên trình bày ý kiến của tổ mình về 5 điều Bác Hồ dạy. Đồng thời giới thiệu những thành tích của tổ đạt được trong năm học qua. Ban giám khảo chấm theo thang điểm 5 bậc với những tiêu chuẩn như sau: Nhanh nhẹ, mạnh dạn 1đ Trình bày to rõ ràng lưu loát 2đ Đạt được nhiều kết quả tốt trong quá trình phấn đấu làm theo 5 điều Bác dạy 2đ Văn nghệ: xen kẽ cuộc thi là một vài tiết mục văn nghệ về Bác Hồ kính yêu Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố kết quả của từng tổ. V- Kết thúc hoạt động: Mời GVCN phát biểu ý kiến và dặn dò cho tuần sau. Hát bài hát tập thể: “Ai yêu nhi đồng”. Tiết 2 BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI – THIẾU NHI VỚI BÁC HỒ I- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi, về những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi. Tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác. Rèn luyện một số kỹ năng tham gia hoạt động như: trình bày ý kiến, nghe ý kiến của bạn II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Những tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho thiếu nhi. Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. 2. Hình thức hoạt động: Trao đổi thảo luận. Biểu diễn văn nghệ. III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Những câu chuyện có nội dung cảm động, những bài thơ, bài hát về Bác có tình cảm thiếu nhi. Aûnh Bác. 2. Tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp hội ý. IV- Tiến hành hoạt động: Nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu và ban giám khảo. Chơi giải ô chữ: NHI ĐỒNG. Thi hát liên khúc về Bác Hồ: Như có Bác Hồ Ai yêu nhi đồng Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ Hành khúc đội Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh Chi đội trưởng mời BGK nhận xét Thi kể chuyện về Bác Hồ: Bạn rút ra được bài học gì từ câu chuyện này? Cảm xúc của bạn khi nghe xong câu chuyện này? Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố kết quả của từng tổ. V- Kết thúc hoạt động: Mời GVCN phát biểu ý kiến và dặn dò cho tuần sau. Hát bài hát tập thể: “Bác Hồ Người cho em tất cả”.

File đính kèm:

  • docgiao an HD ngoai gio len lop 7.doc
Giáo án liên quan