Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường

A. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS:

- Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp

- Thảo luận thống nhất phương hướng hoạt động của trường, lớp đề ra

- Bầu cán sự lớp: Năng động sáng tạo để phát huy truyền thống của trường – của lớp.

- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.

B. Nội dung và hình thức hoạt động:

 1. Nội dung:

- Dự lễ khai giảng năm học mới

- Tổng kết hoạt động của lớp trong năm học qua

- Bầu cán bộ lớp mới

 

doc22 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm 3 học sinh. Các đội tự đặt tên ( ví dụ: đội Sao Mai ). Chuẩn bị các câu hỏi, câu đố. Chuẩn bị đáp án, thang điểm. Phân công người điều khiển chương ttrình, ban giám khảo, nhóm trang trí chuẩn bị phần thưởng (nếu có). Mời đại biểu. D. Tiến hành hoạt động: Khởi động: Cả lớp hát bài “Lên đàng”. Cuộc chơi: Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu đố, câu hỏi. (VD: hãy nêu tên những bài hát có chữ “Đoàn” mà bạn biết? Tác giả bài hát đó là ai?) Đội có tín hiệu trước sẽ vào cuộc. Hoặc các đội sẽ ra câu hỏi, câu đó cho các đội khác (ví dụ: đội sao Hôm hát một đoạn bài hát, các đội khác nói tên bài hát, tên tác giả; hoặc yêu cầu các đội khác hát tiếp ). Nên dành một số câu hỏi, câu đố cho khán giả (VD:Hát một câu hoặc một đoạn bài hát có từ “Thanh Niên” Nói tên bài hát và tác giả bài hát) Ban giám khảo chấm điểm cho các đội. Công bố kết quả cuộc thi. E. Kết thúc hoạt động: Người điều khiển nói lời cám ơn và kết thúc hoạt động. Phát phần thưởng cho đội đạt kết quả cao nhất. *************** Z *************** * Ngày soạn : 3.4.2010 { Chủ điểm tháng 4 : HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ «Tiết 15 : DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VỀ CHỦ ĐỀ “HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ” A. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh: Nhận thức được ý nghĩa to lớn của Hoà Bình và Hữu nghị trên thế giới Biết thân thiện, cởi mở với tất cả các bạn cùng lứa tuổi trên mọi miền tổ quốc không phân biệt dân tộc hay tôn giáo. Không chia bè, chia phái trong lớp. B. Nội dung và hình thức và hoạt động: Nội dung: Một số nội dung cơ bản trong Công Ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em áp dụng vào nhà trường. Hình thức: Hình thức trình bày nội dung diễn đàn. C. Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện: Nội dung cơ bản trong Công Ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Tổ chức: GVCN định hướng HS chuẩn bị nội dung và các hình thức trình bày nội dung diễn đàn. Cán bộ lớp xây dựng chương trình trên gợi ý của GVCN. Mỗi tổ chuẩn bị ít nhất 02 ý kiến chuẩn bị cho diễn đàn. Phân công người điều khiển chương trình + văn nghệ. D. Tiến trình hoạt động: Hoạt động mở đầu: Người điều khiển nêu lý do của hoạt động một cách ngắn gọn, giới thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu. Hoạt động 1: Đại diện từng tổ trình bày phần chuẩn bị của mình: Tổ 1 + 2 nêu vấn đề về hoà bình và hữu nghị: Trên thế giới cần hoà bình để trẻ em được cắp sách đến trường, được học hành .Tình hữu nghị Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cuba . Tổ 3: Nêu một số nội dung chủ yếu trong công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Tổ 4: Trình bày vài nét về bảo vệ môi trường. Người dẫn chương trình tóm tắt những nét cơ bản rút ra từ ý kiến các tổ. Hoạt động 2: Phát biểu tự do Người dẫn chương trình khéo léo gợi ý và động viên để các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến cá nhân của mình. E. Kết thúc hoạt động: Nhận xét ý thức tham gia của lớp. Nhắc nhở chuẩn bị hoạt động tiếp theo. *************** Z *************** «Tiết 16 : HỘI VUI HỌC TẬP CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC A. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh: Bao quát kiến thức nhiều môn học, biết vận dụng tri thức để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người. Tìm hiểu về chiến công lẫy lừng của cha anh trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, qua đó cố gắng học tập để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Kích thích sự sáng tạo, trí thông minh của học sinh. Có ý thức học tập và rèn luyện, tất cả các môn học để chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm . B. Nội dung và hình thức và hoạt động: Nội dung: Hệ thống câu hỏi theo chủ đề và các môn học. Hình thức: Hội vui học tập. C. Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện: Một số câu hỏi phục vụ cho hoạt động Một vài tình huống nói về ôn thi cuối năm như tình huống học tủ, học lệch . Xây dựng một vài bài tập mang tính chất đố vui để đưa vào nội dung hoạt động. Tổ chức: GVCN định hướng cho cán bộ lớp chuẩn bị nội dung cụ thể của hội vui học tập. Phổ biến yêu cầu của hội vui học tập để HS có phương hướng chuẩn bị. Tập hợp HS khá giỏi của lớp để xây dựng hệ thống câu hỏi cho hội vui học tập. Phân công người điều khiển chương trình + văn nghệ. D. Tiến trình hoạt động: Hoạt động mở đầu: Người điều khiển nêu lý do của hoạt động một cách ngắn gọn, giới thiệu chương trình, giới thiệu ban giám khảo. Hoạt động 1: Thi trả lời đúng Người dẫn chương trình mời hai đội thi vào vị trí và phát lệnh thi. Đại diện mỗi nhóm lên hái hoa đọc to câu hỏi, nhóm trao đổi trong một phút, nếu không trả lời được thì không ghi được điểm, quyền trả lời thuộc về nhóm tiếp theo. Hoạt động 2: Thi giải nhanh tình huống Tình huống được đưa ra bởi người dẫn chương trình. Nhóm nào có tín hiệu trước thì sẽ trình bày cách giải quyết của mình. Nếu nhóm không có cách giải quyết hoặc cách giải quyết chưa chính xác thì nhóm kia có quyền trả lời thay. Điểm số chỉ ghi cho cách giải quyết hay nhất. E. Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình mời ban giám khảo công bố kết quả thi của hai đội. Nhắc nhở chuẩn bị hoạt động tiếp theo. *************** Z *************** * Ngày soạn : 13.4.2010 { Chủ điểm tháng 5: BÁC HỒ KÍNH YÊU «Tiết 17 : THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ “BÁC HỒ VỚI THANH NIÊN” A. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh: Sưu tầm những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên, tìm hiểu những mẩu chuyện nói về Bác. Biết được tình cảm của Bác đối với thế hệ Thanh niên. Tự hào và học tập rèn luyện theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. B. Nội dung và hình thức và hoạt động: Nội dung: Một số lời Bác Hồ dạy Thanh niên Việt Nam. Hình thức: Thảo luận theo chủ đề. C. Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện: Một số lời Bác Hồ dạy thanh niên. Một vài câu chuyện ngắn nói lê tình cảm và sự quan tâm của Bác đối với thanh niên. Tổ chức: GVCN nêu yêu cầu về việc sưu tầm lời dạy của Bác đối với thanh niên. Yêu cầu HS đọc trước một số điều trong Công Ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Cán bộ lớp họp và giao nhiệm vụ sưu tầm cho từng tổ. Xây dựng chương trình thảo luận. D. Tiến trình hoạt động: Hoạt động mở đầu: Người điều khiển nêu ngắn gọn lý do có buổi thảo luận này, giới thiệu chương trình hoạt động. Hoạt động 1: Thảo luận chung Người dẫn chương trình giới thiệu kết quả sưu tầm của lớp, của từng tổ. Sau đó nêu tóm tắt những nội dung chính được rút ra từ những sưu tầm trên. Người dẫn chương trình đưa ra một vài vấn đề để định hướng thảo luận cho lớp. Bạn cho biết Bác Hồ đã có câu thơ nào nói về tinh thần quyết tâm của thanh niên trong mọi công việc. Bác đã có những câu hỏi nào?Lời dạy nào nói về vai trò tiên phong của thanh niên ? Hãy đọc rõ ràng những câu đó ? Hãy kể một câu chuyện ngắn ca ngợi tình cảm, sự quan tâm của Bác với Thanh niên. Hãy nêu một số điều trong Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em có liên quan đến quyền được phát triển của thanh niên? Học sinh ? Hoạt động 2: Văn nghệ Một số tiết mục văn nghệ được trình bày để không khí thảo luận thêm hào hứng và hấp dẫn hơn E. Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình tổng kết đánh giá kết quả thảo luận, biểu dương những cá nhân, nhóm tổ có nhiều ý kiến tốt. Nhắc nhở chuẩn bị hoạt động cuối năm. *************** Z *************** «Tiết 18 : SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY SINH NHẬT BÁC 19-5 A. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh: Sưu tầm những bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ. Qua các bài hát, bài thơ càng tự hào về Bác. Phấn đấu học tập và rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ. B. Nội dung và hình thức và hoạt động: Nội dung: Một số bài hát, bài thơ nói về Bác Hồ. Hình thức: Sinh hoạt văn nghệ. C. Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện: : Một số bài hát, bài thơ nói về Bác Hồ Tổ chức: GVCN giao nhiệm vụ cho cán bộ tổ chức tốt buổi sinh hoạt văn nghệ này. Yêu cầu HS đọc trước một số điều trong công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. Cán bộ lớp họp và dự kiến về tiết mục văn nghệ, các thể loại văn nghệ sẽ thực hiện trong chương trình văn nghệ này D. Tiến trình hoạt động: Hoạt động mở đầu: Người điều khiển cho lớp hát tập thể sau đó nêu ngắn gọn lý do sinh hoạt và giới thiệu chương trình cũng như các hình thức hoạt động trong buổi sinh hoạt. Hoạt động 1: Thi hát giữa các tổ Người dẫn chương trình nêu yêu cầu cách thức thi hát giữa các tổ. Đại diện từng tổ lên hái hoa, đọc tên bài hát và biểu diễn bài hát này. Kết thúc phần thi hát của các tổ, ban giám khảo công bố điểm. Hoạt động 1: Biểu diễn cá nhân Cá nhân biểu diễn tiết mục đã chuẩn bị. Cá nhân nào thuộc tổ nào cộng điểm cho tổ đó. Ban giám khảo công bố điểm. Trao phần thưởng. E. Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình tổng kết đánh giá kết quả thảo luận, biểu dương những cá nhân, nhóm tổ có tiết mục văn nghệ xuất sắc. Hát tập thể bài hát quen thuộc, vui tươi, lành mạnh. *************** Z ***************

File đính kèm:

  • docGDNGLL 9.doc